Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Diệu Liên Tự »»
(南條時光, Nanjō Tokimitsu, 1259-1332): vị Võ Tướng sống vào cuối thời Liêm Thương, tín đồ đắc lực của Nhật Liên, là thủ lãnh vùng Thượng Dã (上野, Ueno) thuộc tiểu quốc Tuấn Hà (駿河, Suruga); ông được gọi là Thượng Dã Điện (上野殿, Ngài Thượng Dã). Vào năm 1278, khi xảy ra vụ Pháp Nạn Nhiệt Nguyên (熱原の法難, Atsuhara-no-Hōnan), dưới sự chỉ đạo của Nhật Hưng (日興, Nikkō), ông đề kháng chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Mạc Phủ, rồi tận lực bôn tẩu để bảo vệ cho tín đồ. Đối với tâm tín thành của Thời Quang như vậy, Nhật Liên tán thán và ban cho hiệu là Thượng Dã Hiền Nhân Điện (上野賢人殿). Sau khi thầy qua đời, Nhật Hưng không hợp ý với Ba Mộc Tỉnh Thật Trường (波木井實長), nên rời khỏi Thân Diên Sơn (身延山). Lúc ấy, Thời Quang cung đón Nhật Hưng về lãnh địa của ông, rồi đến năm thứ 3 (1290) niên hiệu Chánh Ứng (正應) thì dâng cúng một phần đất đai của mình và trở thành người tín đồ khai sáng Bổn Môn Tự (本門寺). Vào năm đầu (1323) niên hiệu Chánh Trung (正中), để cúng dường hồi hướng cầu nguyện cho người vợ quá cố là Diệu Liên (妙蓮), ông biến tư thất của Hạ Điều Quật Chi Nội (下條堀之內) thành Diệu Liên Tự (妙蓮寺). Ông qua đời ở tuổi 74 và có giới danh là Đại Hành Tôn Linh (大行尊靈).
(日隆, Nichiryū, 1385-1464): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, vị Tổ khai sơn của Bổn Hưng Tự (本興寺) và Bổn Năng Tự (本能寺), vị Tổ đời thứ 7 của Diệu Liên Tự (妙蓮寺), vị Tổ của Phái Bát Phẩm (八品派, tức Dòng Bổn Môn Pháp Hoa Tông [法華宗本門流]); húy là Nhật Long (日隆), Nhật Lập (日立); tự là Thâm Viên (深圓), hiệu Tinh Tấn Viện (精進院), Quế Lâm Phòng (桂林房); xuất thân vùng Việt Trung (越中, Ecchū, thuộc Toyama-ken [富山縣]). Ông xuất gia ở Viễn Thành Tự (遠成寺) vùng Việt Trung, rồi theo hầu Nhật Tễ (日霽) ở Diệu Bổn Tự (妙本寺, tức Diệu Hiển Tự [妙顯寺]) ở kinh đô Kyoto. Sau khi Nhật Tễ qua đời, ông đối lập với Nguyệt Minh (月明), người kế thừa ngôi chùa này; rồi ông cùng với bác là Nhật Tồn (日存) rời khỏi chùa, chuyển đến sống ở Tượng Sư Đường (像師堂, tức Diệu Liên Tự). Ông đã từng kiến lập các chùa như Bổn Hưng Tự ở vùng Nhiếp Tân (攝津), Bổn Ứng Tự (本應寺, tức Bổn Năng Tự) ở kinh đô, v.v., và mở riêng một dòng phái khác. Trước tác của ông có rất nhiều như Tứ Thiếp Sao (四帖抄) 4 quyển, Bổn Môn Hoằng Kinh Sao (本門弘經抄) 113 quyển, Ngự Thư Văn Đoạn Tập (御書文段集) 5 quyển, Thập Tam Vấn Đáp Sao (十三問答抄) 2 quyển, Khai Tích Hiển Bổn Tông Yếu Tập (開迹顯本宗要集) 66 quyển, Tam Đại Bộ Lược Đại Ý (三大部略大意) 17 quyển, v.v.
(日存, Nichizon, 1369-1421): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa thời đại Thất Đinh, vị Tổ đời thứ 5 của Diệu Liên Tự (妙蓮寺); húy là Nhật Tồn (日存), Nhật Soạn (日選), hiệu là Tinh Tấn Viện (精進院), Hảo Học Viện (好學院). Ông cùng với người bác của Nhật Long (日隆), em trai ông là Nhật Thuần (日純) theo xuất gia tu học với Nhật Tể (日霽) ở Diệu Bổn Tự (妙本寺). Sau khi thầy qua đời, ông phê phán giáo nghĩa của vị trú trì đời thứ 7 của chùa là Nguyệt Minh (月明), và rời khỏi chùa này. Ông chuyên nghiên cứu về giáo nghĩa Bổn Tích Thắng Liệt, có chí muốn phục hưng giáo nghĩa của Nhật Tượng (日像), và nổ lực tái hưng Diệu Liên Tự ở kinh đô Kyoto. Trước tác của ông có Khởi Thỉnh Văn (起請文) 1 quyển.
(日忠, Nicchū, 1438-1503): ): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Nhật Trung (日忠); hiệu Thập Thừa Phòng (十乘房), Thường Trú Viện (常住院). Ông vốn là tăng sĩ của Thiên Thai Tông, sau mến mộ học phong của Nhật Long (日隆) cũng như Nhật Khánh (日慶), nên cải hóa sang Nhật Liên Tông. Vào năm 1473, khi Nhật Khánh sáng lập Đạo Luân Học Thất ở Diệu Liên Tự (妙蓮寺) vùng Kyoto, ông là người quản lý cơ sở này và làm cho giáo học Tông môn hưng thịnh. Hơn nữa, ông còn tận lực làm cho nối kết lại mối bất hòa giữa môn phái của ông với Bổn Năng Tự (本能寺) thuộc Môn Phái Nhật Long vốn đã đoạn tuyệt giao hảo từ lâu. Ông được truy tặng trú trì đời thứ 6 của Diệu Liên Tự. Trước tác của ông có Quán Tâm Bổn Tôn Sao Kiến Văn (觀心本尊抄見聞) 2 quyển, Khai Tích Hiển Bổn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Trực Đàm Sao (開迹顯本妙法蓮華經直談抄) 1 quyển, Huyền Nghĩa Lược Đại Cương (玄義略大綱) 2 quyển, v.v.
(日應, Nichiō, 1433-1508): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa thời đại Thất Đinh, vị Tổ khai sơn của Diệu Liên Tự (妙蓮寺), húy là Nhật Ứng (日應). Ông tách ra khỏi Diệu Hiển Tự (妙顯寺) ở kinh đô, rồi nhờ Nhật Khánh (日慶) mà được cung thỉnh làm sơ Tổ tái hưng lại Diệu Pháp Liên Hoa Tự (妙法蓮華寺, tức Diệu Liên Tự). Sau ông được bổ nhiệm làm Tăng Chánh và làm cho chùa mình hưng thạnh lên.
(法華宗, Hokkeshū) tức Nhật Liên Tông (日蓮宗, Nichirenshū): theo pháp chế hiện tại thì đây là đoàn thể tôn giáo lấy Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) ở vùng Thân Diên (身延, Minobu) làm Đại Bản Sơn; nhưng nếu xét về mặt lịch sử thì đây là tên gọi chung của tập đoàn tôn giáo vốn kế thừa và thực hiện giáo lý của Nhật Liên dưới thời đại Liêm Thương. Với ý nghĩa đó, Pháp Hoa Tông là tên gọi do các tông phái khác gọi về Nhật Liên Tông, hay cũng là tiếng tự xưng, và phần nhiều cách gọi này được dùng phổ biến hơn. Năm 1282, Nhật Liên (日蓮, Nichiren) chỉ danh 6 người đệ tử chân truyền của ông là Nhật Chiêu (日昭, Nisshō, 1221-1323), Nhật Lãng (日朗, Nichirō, 1245-1320), Nhật Hưng (日興, Nikkō, 1246-1333), Nhật Hướng (日向, Nikō, 1253-1314), Nhật Đảnh (日頂, Nicchō, 1252-1317 hay 1328?) và Nhật Trì (日持, Nichiji, 1250-?), với tên gọi là Lục Lão Tăng (六老僧). Sau đó, các môn phái được hình thành Dòng Phái Nhật Chiêu (日昭門流, tức Dòng Phái Banh [浜門流]), Dòng Phái Nhật Lãng (日朗門流, tức Dòng Phái Tỷ Xí Cốc [比企谷門流]), Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Phú Sĩ [富士門流]), Dòng Phái Nhật Hướng (日向門流, Dòng Phái Thân Diên [身延門流]). Sau khi Nhật Liên qua đời, xuất hiện thêm Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Trung Sơn [中山門流]). Thật thể của Nhật Liên Tông thời Trung Đại chính là những môn phái vừa nêu trên. Các môn phái mở rộng vùng giáo tuyến của mình ở vùng Đông Quốc, rồi sau đó dần dần tiến về phía kinh đô Kyoto làm cứ điểm hoạt động giáo hóa cho giáo đoàn. Những nhân vật có công trong việc này là Nhật Tượng (日像, Nichizo, 1269-1342) thuộc Dòng Phái Tứ Điều (四條門流) vốn lấy Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji) làm trung tâm; Nhật Tĩnh (日靜, Nichijō, 1298-1369) của Dòng Phái Lục Điều (六條門流), lấy Bổn Quốc Tự (本國寺 hay 本圀寺, Honkoku-ji) làm trung tâm. Kế thừa dòng phái này có Nhật Tôn (日尊, Nisson, ?-1603) của Dòng Phái Phú Sĩ; rồi Nhật Thân (日親, Nisshin, 1407-1488) và Nhật Chúc (日祝, Nisshū, 1437-1513) của Dòng Phái Trung Sơn. Họ không những tiếp cận hàng công gia khanh tướng, mà còn lấy tầng lớp thương gia, công nhân và nông dân làm môn đồ; nhờ vậy đã tạo dựng được rất nhiều tự viện khắp nơi. Bên cạnh đó, những cuộc luận tranh về lập trường Tích Môn hay Bổn Môn của Kinh Pháp Hoa, cũng như điểm hay dở trong kinh bắt đầu được triển khai. Về phía Dòng Phái Lục Điều, Nhật Trận (日陣, Nichijin, 1339-1419) sáng lập ra Bổn Thiền Tự (本禪寺, Honzen-ji), rồi hình thành nên Dòng Phái Nhật Trận (日陣門流, tức Dòng Phái Bổn Thành Tự [本成寺, Honjō-ji]). Còn về phía Dòng Phái Tứ Điều, hai chùa Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji) và Diệu Liên Tự (妙蓮寺, Myōren-ji) chia rẽ nhau; Nhật Long (日隆, Nichiryū, 1385-1464) thì chủ trương tính hay dở của kinh, lấy Bổn Hưng Tự (本興寺) ở vùng Ni Khi (尼崎, Amazaki) và Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji) ở kinh đô Kyoto làm cứ điểm hoạt động truyền đạo, rồi hình thành nên Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Bát Phẩm [八品門流]). Trường hợp Nhật Thập (日什, Nichijū, 1314-1392) thì khai cơ Diệu Mãn Tự (妙滿寺, Myōman-ji) và sáng lập ra Dòng Phái Nhật Thập (日什門流, tức Dòng Phái Diệu Mãn Tự [妙滿寺門流]). Nhật Thân sáng lập Bổn Pháp Tự (本法寺, Hompō-ji), còn Nhật Chúc thì có Đảnh Diệu Tự (頂妙寺, Chōmyō-ji), và hình thành Dòng Phái Quan Tây Trung Sơn (關西中山門流). Những ngôi già lam này mở rộng phạm vi hoạt dộng ở vùng Tây Quốc, còn ở kinh đô Kyoto thì có được 21 ngôi chùa. Dưới thời đại Chiến Quốc, Nhật Liên Tông đã cùng với với dân chúng trong thôn xóm hình thành đội tự vệ. Trước uy lực mạnh mẽ như thế này, các giáo đoàn của những tông phái khác tập trung lại với nhau tại Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji), hợp với các nhà Đại Danh có thế lực, dòng võ lực đàn áp Nhật Liên Tông. Từ đó, xảy ra vụ Loạn Thiên Văn Pháp Hoa (天文法華の亂) vào năm thứ 5 (1536) niên hiệu Thiên Văn (天文). Khi ấy, các chùa ở kinh đô đều phải lánh nạn đi nơi khác, và sau mới được phép cho trở về. Đến thời Trung Đại, chủ trương gọi là “Bất Thọ Bất Thí (不授不施, Không Nhận Không Cho)” của Nhật Liên Tông bị những nhà lãnh đạo chính quyền đương thời như Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga), Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) chống đối kịch liệt. Cho nên xảy ra các vụ pháp nạn lớn, nhiều tăng lữ cũng như tín đồ phải hy sinh trong mấy lần pháp nạn này. Đến thời Cận Đại, tổ chức giáo dục chư tăng được thiết lập. Về mặt xuất bản cũng rất thịnh hành, các bức di văn của Nhật Liên từ đó được lưu hành rộng rãi. Truyện Nhật Liên cũng được lưu bố khắp nơi, cho nên xuất hiện các tác phẩm như Nhật Liên Thánh Nhân Chú Họa Tán (日蓮上人註畫讚), Nhật Liên Đại Thánh Nhân Ngự Truyền Ký (日蓮大上人御傳記), v.v. Đặc sắc lớn của Nhật Liên Tông thời Cận Đại là triển khai cuộc vận động Phật Giáo tại gia, trong đó cuộc vận động Quốc Trụ Hội (國柱會) của Điền Trung Trí Học (田中智學) là đối ứng với sự hưng thịnh của quốc gia Minh Trị (明治, Meiji); rồi Bổn Đa Nhật Sanh (本多日生) tổ chức thành Thiên Tình Hội (天晴會), thâu nạp toàn tầng lớp trí thức và quân nhân. Trong khi đó, nhóm Sơn Điền Tam Lương (山田三良) thì thành lập Pháp Hoa Hội (法華會). Vào thời kỳ Đại Chánh (大正, Taishō), Chiêu Hòa (昭和, Shōwa), tôn giáo tân hưng thuộc hệ Nhật Liên Tông bắt đầu triển khai. Sau thời chiến, một số hội khác ra đời như Linh Hữu Hội (靈友會, Reiyūkai), Lập Chánh Giao Thành Hội (立正佼成會, Risshōkōseikai), Sáng Giá Học Hội (創価學会, Sōkagakkai), v.v., và Nhật Liên Tông trở thành tôn giáo đại chúng. Căn cứ vào tài liệu Nhật Bản Sử Từ Điển (日本史辭典, Nihonshijiten) của Triêu Vĩ Trực Hoằng (朝尾直弘, Asao Naohiro), Vũ Dã Tuấn Nhất (宇野俊一, Uno Shunichi), Điền Trung Trác (田中琢, Tanaka Migaku), nhà xuất bản Giác Xuyên Thư Điếm (角川書店, 1996) cho biết rằng hiện tại Nhật Liên Tông có một số dòng phái chính (theo thứ tự tên dòng phái, chùa trung tâm) như: (1) Môn Lưu Banh (浜門流), Diệu Pháp Tự (妙法寺, Myōhō-ji, Kamakura); (2) Môn Lưu Lãng (朗門流), Diệu Bổn Tự (妙本寺, Myōhon-ji, Kamakura), Bổn Môn Tự (本門寺, Honmon-ji, Musashi); (3) ; (4) Môn Lưu Tảo Nguyên (藻原門流), Diệu Quang Tự (妙光寺, Myōkō-ji, Kamifusa); (5) Môn Lưu Lục Điều (六條門流), Bổn Quốc Tự (本國寺, Honkoku-ji, Kyōto); (6) Môn Lưu Trung Sơn (中山門流), Bổn Diệu Pháp Hoa Kinh Tự (本妙法華經寺, Honmyōhokkekyō-ji, Shimofusa); (7) Môn Lưu Tứ Điều (四條門流), Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji, Kyoto); (8) Phái Bất Thọ Bất Thí (不受不施派), Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji, Bizen); (9) Môn Phái Bất Thọ Bất Thí Giảng (不受不施派講門派), Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji, Bizen); (10) Môn Lưu Phú Sĩ (富士門流), Đại Thạch Tự (大石寺, Daiseki-ji, Suruga); (11) Phái Bổn Thành Tự (本成寺派), Bổn Thành Tự (本成寺, Honjō-ji, Echigo); (12) Phái Diệu Mãn Tự (妙滿寺派), Diệu Mãn Tự (妙滿寺, Myōman-ji, Kyoto); (13) Phái Bát Phẩm (八品派), Bổn Hưng Tự (本興寺, Honkō-ji, Settsu), Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji, Kyoto); (14) Phái Bổn Long Tự (本隆寺派), Bổn Long Tự (本隆寺, Honryū-ji, Kyoto).
(長谷川等伯, Hasegawa Tōbaku, 1539-1610): nhà danh họa dưới thời đại Đào Sơn, Tổ của Phái Trường Cốc Xuyên (長谷川派), người vùng Năng Đăng (能登, Noto); cùng với Thú Dã Vĩnh Đức (狩野永德, Kanō Eitoku), Hải Bắc Hữu Tùng (海北友松, Kaihō Yūshō), Vân Cốc Đẳng Nhan (雲谷等顔, Unkoku Tōgan) được xem như là những nhà danh họa đại biểu đương thời. Đầu tiên ông tự xưng là là Tín Tình (信晴), chuyên vẽ tranh tượng Phật; sau đó, ông lên kinh đô, sáng tạo ra phong cách vẽ độc đáo riêng của mình và đối lập với Phái Thú Dã (狩野派). Ông rất sở trường về tranh Thủy Mặc; và thể hiện tài năng xuất chúng về tranh chim hoa cũng như tranh tiêu tượng. Tác phẩm của ông có một số bức tranh nổi tiếng như Tùng Lâm Đồ Bình Phong (松林圖屛風), Trí Tích Viện Chướng Bích Họa (智積院障壁畫), Hoa Điểu Đồ Bình Phong (花鳥圖屛風), Lợi Hưu Cư Sĩ Tượng (利休居士像), Trúc Lâm Viên Hầu Đồ Bình Phong (竹林猿猴圖屛風), Đại Niết Bàn Đồ (大涅槃圖), Diệu Liên Tự Chướng Bích Họa (妙蓮寺障壁畫), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập