Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn »»
(怡山皎然, Isan Kōnen, ?-?): nhân vật sống vào khoảng cuối thời nhà Đường, pháp từ của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), xuất thân Phúc Châu (福州), Tỉnh Phúc Kiến (福建省). Ông trú tại Trường Sanh Sơn (長生山), thông xưng là Trường Sanh Kiểu Nhiên (長生皎然) và được xem như là người viết ra bản Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn (怡山然禪師發願文).
(s: naraka, niraya, p: niraya, 地獄): âm dịch là Nại Lạc Ca (捺落迦), Na Lạc Ca (那落迦), Nại Lạc (奈落), Nê Lê Da (泥犁耶), Nê Lê (泥犁); ý dịch là Bất Lạc (不樂), Khả Yếm (可厭), Khổ Cụ (苦具), Khổ Khí (苦器), Vô Hữu (無有); là một trong Ngũ Thú (五趣), Lục Thú (六趣), Ngũ Đạo (五道), Lục Đạo (六道), Thất Hữu (七有), Thập Giới (十界); cho nên có tên gọi là Địa Ngục Đạo (地獄道), Địa Ngục Thú (地獄趣), Địa Ngục Hữu (地獄有), Địa Ngục Giới (地獄界). Địa Ngục hay Âm Gian (陰間) được con người xem như là địa phương nơi linh hồn người chết sẽ trở về sau khi từ giã cõi đời này. Quan niệm về Địa Ngục phân bố thế giới rộng hay hẹp tùy theo quan niệm tín ngưỡng của mỗi tôn giác khác nhau. Theo Phật Giáo, Địa Ngục được chia thành như sau: (1) Tám Địa Ngục Lớn, còn gọi là Tám Địa Ngục Nóng (八熱地獄, Bát Nhiệt Địa Ngục), gồm: Đẳng Hoạt (s: sañjīva, 等活), Hắc Thằng (s: kālasūtra, 黒繩), Chúng Hợp (s: saṅghāta, 眾合), Khiếu Hoán (s: raurava, 叫喚, hay Hiệu Khiếu [號叫]), Địa Khiếu Hoán (s: mahāraurava, 大叫喚, hay Đại Khiếu [大叫]), Tiêu Nhiệt (s: tapana, 焦熱, hay Viêm Nhiệt [炎熱]), Đại Tiêu Nhiệt (s: pratapana, 大焦熱), A Tỳ (s: avīci, 阿鼻, hay Vô Gián [無間], A Tỳ Chỉ [阿鼻旨], Bát Vạn [八萬]). (2) Tám Địa Ngục Lạnh (八寒地獄, Bát Hàn Địa Ngục), gồm: Át Bộ Đà (s: arbuda, 頞部陀), Ni Lạt Bộ Đà (s: nirarbuda, 尼剌部陀), Át Chiết Tra (s: aṭaṭa, 頞哳吒, hay A Tra Tra [阿吒吒]), Hoắc Hoắc Bà (s: hahava, 臛臛婆, hay A Ba Ba [阿波波]), Hổ Hổ Bà (s: huhuva, 虎虎婆), Miệt Bát La (s: utpala, 嗢鉢羅), Bát Đặc Ma (s: padma, 鉢特摩), Ma Ha Bát Đặc Ma (s: mahāpadma, 摩訶鉢特摩). Ngoài ra, trong Tám Địa Ngục Lớn ấy, mỗi Địa Ngục đều có 16 Địa Ngục quyến thuộc (tức 16 Địa Ngục nhỏ), hợp cả Địa Ngục lớn và nhỏ lại, tổng cọng có 136 Địa Ngục. Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 5 có nêu rõ 18 loại Địa Ngục nhỏ như 18 Địa Ngục Lạnh (十八寒地獄, Thập Bát Hàn Địa Ngục), 18 Địa Ngục Tối Tăm (十八黑闇地獄, Thập Bát Hắc Ám Địa Ngục), 18 Địa Ngục Nóng Ít (十八小熱地獄, Thập Bát Tiểu Nhiệt Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Đao (十八刀輪地獄, Thập Bát Đao Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Kiếm (十八劍輪地獄, Thập Bát Kiếm Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Xe Lửa (十八火車地獄, Thập Bát Hỏa Xa Địa Ngục), 18 Địa Ngục Phân Sôi (十八沸屎地獄, Thập Bát Phí Thỉ Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vạc Nước Sôi (十八鑊湯地獄, Thập Bát Hoạch Thang Địa Ngục), 18 Địa Ngục Sông Tro (十八灰河地獄, Thập Bát Hôi Hà Địa Ngục), 18 Địa Ngục Đá Nhọn (十八尖石地獄, Thập Bát Tiêm Thạch Địa Ngục), 18 Địa Ngục Hang Thép (十八鐵窟地獄, Thập Bát Thiết Quật Địa Ngục), 18 Địa Ngục Uống Nước Đồng (十八飲銅地獄, Thập Bát Ẩm Đồng Địa Ngục), v.v. Có 5 ý nghĩa về từ Vô Gián: (1) Thú Quả Vô Gián (趣果無間, chiêu thọ nghiệp quả không qua đời khác, tức báo ứng ngay đời này); (2) Thọ Khổ Vô Gián (受苦無間, chịu khổ không gián đoạn); (3) Thời Vô Gián (時無間, trong một kiếp, chịu khổ báo không gián đoạn); (4) Mạng Vô Gián (命無間, thọ mạng chịu khổ liên tục, không gián đoạn); (5) Hình Vô Gián (形無間, thân hình của chúng sanh và sự lớn nhỏ của Địa Ngục tương đồng mà không có kẻ hở). Do chúng sanh tạo các loại nghiệp nhân bất đồng, mỗi loại Địa Ngục chiêu cảm quả báo bất đồng. Về vị trí của Địa Ngục, có 3 thuyết khác nhau: (1) Theo Trường A Hàm Kinh (長阿含經) quyển 19, Đại Lâu Thán Kinh (大樓炭經) quyển 2, Phẩm Nê Lê (泥犁品), Địa Ngục nằm chung quanh biển lớn, trong khoảng giữa của Đại Kim Cang Sơn và Đại Kim Cang Sơn thứ hai. (2) Theo Lập Thế A Tỳ Đàm Luận (立世阿毘曇論) quyển 1, Địa Động Phẩm (地動品), Địa Ngục nằm ngoài Thiết Vi Sơn (s: Cakravāḍa-parvata, p: Cakkavāḷa-pabbata, 鐵圍山), chỗ hẹp nhất là 80.000 do tuần; chỗ rộng nhất là 160.000 do tuần. (3) Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論) quyển 172, Câu Xá Luận (具舍論) quyển 11, v.v., Vô Gián Địa Ngục nằm cách khoảng 20.000 do tuần dưới Nam Thiệm Bộ Châu (s: Jampudīpa, 南贍部洲); các Địa Ngục khác nằm chồng chất lên nhau theo thứ tự, hay nằm một bên. Hơn nữa, còn có Cô Địa Ngục (孤地獄), Biên Địa Ngục (邊地獄), không lệ thuộc vào các Địa Ngục lớn nhỏ bên trên, hoặc nằm trong Tứ Châu (s: catvāro dvīpāḥ, p: cattāro dīpā, 四洲), bên sông núi, hay dưới lòng đất, trên không, v.v. Trong Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn (怡山然禪師發願文) của Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō No. 2023) quyển 6 có đoạn rằng: “Nê Lê khổ thú, Ngạ Quỷ đạo trung; hoặc phóng đại quang minh, hoặc kiến chư thần biến, kỳ hữu kiến ngã tướng, nãi chí văn ngã danh, giai phát Bồ Đề tâm, vĩnh xuất luân hồi khổ (泥犁苦趣餓鬼道中、或放大光明、或見諸神變、其有見我相、乃至聞我名、皆發菩提心、永出輪迴苦, Địa Ngục nẻo khổ, Quỷ Đói đường trong; hoặc phóng ánh quang minh, hoặc thấy các thần biến, nếu có thấy tướng ta, cho đến nghe tên ta, đều phát Bồ Đề tâm, mãi ra luân hồi khổ).” Hay trong Thiện Huệ Đại Sĩ Lục (善慧大士錄, CBETA No. 1335) quyển 3, phần Đệ Tứ Chương Minh Tướng Hư Dung (第四章明無相虛融) lại có câu: “Như Lai Pháp Thân vô biệt xứ, phổ thông Tam Giới khổ Nê Lê, Tam Giới Nê Lê bổn phi hữu, vi diệu thùy phục đắc tri hề (如來法身無別處。普通三界苦泥犁。三界泥犁本非有。微玅誰復得知蹊, Như Lai Pháp Thân đâu chốn khác, thông cùng Ba Cõi khổ Nê Lê, Ba Cõi Nê Lê vốn không có, vi diệu ai lại biết nẻo về).” Hoặc như trong Vĩnh Bình Điển Tòa Giáo Huấn (永平典座敎訓) có đoạn: “Ngã nhược sanh Địa Ngục Ngạ Quỷ Súc Sanh Tu La đẳng chi thú, hựu sanh tự dư chi Bát Nạn thú, tuy hữu cầu tăng lực chi phú thân, thủ tự bất khả tác cúng dường Tam Bảo chi tịnh thực (我若生地獄餓鬼畜生修羅等之趣、又生自餘之八難趣、雖有求僧力之覆身、手自不可作供養三寶之淨食, ta nếu sanh vào các đường Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Tu La, hay sanh vào các đường Tám Nạn khác, tuy có cầu năng lực chư tăng che chở thân, nhưng tay không thể tự mình lấy thức ăn thanh tịnh cúng dường Tam Bảo).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập