Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đầu Tử Nghĩa Thanh »»
(碧巖錄, Hekiganroku): 10 quyển, trước tác do Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) biên tập lại bản Tụng Cổ Bách Tắc (頌古百則) mà Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯) đã từng thuyết giảng khắp nơi, được san hành vào năm thứ 4 (1300) niên hiệu Đại Đức (大德), gọi đủ là Phật Quả Viên Ngộ Thiền Sư Bích Nham Lục (佛果圜悟禪師碧巖錄, Bukkaengozenjihekiganroku) hay còn gọi là Bích Nham Tập (碧巖集, Hekiganshū). Tên bộ này phát xuất từ bức ngạch nơi Giáp Sơn Linh Tuyền Thiền Viện (夾山靈泉禪院) mà Khắc Cần đã từng trú trì. Mỗi tắc công án được hình thành bởi các phần như Thùy Thị (垂示, lời tựa), Bổn Tắc (本則, công án); Bình Xướng (評唱) đối với Bổn Tắc, Tụng Cổ (頌古) và Bình Xướng đối với Tụng Cổ. Bổn Tắc và Tụng Cổ thì thuộc về phần của Tuyết Đậu Trùng Hiển, vốn là người được xem như là vị tổ thứ 3 của Vân Môn Tông, các Tụng Cổ của ông rất phong phú về tính chất văn học có truyền thống, cho nên được rất nhiều người ưa chuộng. Việc Khắc Cần tiến hành giảng nghĩa bộ này cũng là nhằm đáp ứng trào lưu đương thời. Bản Tụng Cổ Bách Tắc của Tuyết Đậu Trùng Hiển vừa hàm chứa sự châm biếm, mà cũng thể hiện tràn đầy niềm yêu thương đối với các bậc Thiền sư ngày xưa. Viên Ngộ đã thêm vào đó những lời giáo giới cho hàng đệ tử mình cũng như những giai thoại trong lịch sử Thiền Tông mà người tu hành cần phải khắc cốt ghi tâm bằng các câu Thùy Thị và Bình Xướng. Đối ứng với Bổn Tắc và Tụng Cổ, Viên Ngộ đã thêm vào lời phê bình cay chua dưới hình thức gọi là Trước Ngữ, cho nên ba nhân vật là Thiền giả xuất hiện trong công án, cùng Tuyết Đậu và Viên Ngộ, vốn có các tánh khác nhau, đã được nối kết lại với nhau, và đây là tác phẩm rất hy hữu mang âm hưởng về mối quan hệ căng thẳng chồng chất lên nhau. Chính vì lẽ đó, khi tác phẩm này xuất hiện, đã được người đời tuyên truyền ngay lập tức, nhưng tương truyền đệ tử của Viên Ngộ là Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) lại cho rằng nó có hại cho người tu hành nên ông cho tập trung tất cả ấn bản rồi đem đốt hết. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tác phẩm này quá to lớn, một số tập công án khác có hình thức tương tợ như vậy lại thay nhau ra đời như Tùng Dung Lục (從容錄, năm 1224, Tụng Cổ của Hoằng Trí Chánh Giác [宏智正覺], bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú [萬松行秀]), Không Cốc Tập (空谷集, năm 1285, Tụng Cổ của Đầu Tử Nghĩa Thanh [投子義清], trước ngữ của Đơn Hà Tử Thuần [丹霞子淳], và bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân [林泉從倫]), Hư Đường Tập (虛堂集, Tụng Cổ của Đơn Hà Tử Thuần, bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân), v.v. Thiền của Nhật Bản là sự di nhập của Thiền nhà Tống, cho nên Bích Nham Lục cũng được xem như là "thư tịch số một của tông môn", được đem ra nghiên cứu, giảng nghĩa, và từ thời Nam Bắc Triều trở đi thỉnh thoảng có khai bản ấn hành. Ngoài ra, Viên Ngộ Khắc Cần còn có trước tác Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục (佛果圜悟擊節錄, Niêm Cổ của Tuyết Đậu Trùng Hiển, trước ngữ và bình xướng của Viên Ngộ Khắc Cần) và nó cũng được lưu hành rộng rãi. Còn Thỉnh Ích Lục (請益錄, năm 1230, Niêm Cổ của Hoàng Trí Chánh Giác, trước ngữ và bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú) là bản mô phỏng theo tác phẩm Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục này. Bản Bích Nham Lục hiện tồn là bản do Trương Minh Viễn (張明遠) nhà Thục san hành vào năm thứ 4 niên hiệu Đại Đức (大德), có khác với Tụng Cổ Bách Tắc về thứ tự của các tắc công án. Tại Nhật Bản, Bản Ngũ Sơn cũng là bản khắc lại nguyên hình bản của Trương Minh Viễn. Tuy nhiên, trong bản này có lời hậu tựa của Quan Vô Đảng (關無黨) ghi năm thứ 7 (1125) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), và lời tựa của Phổ Chiếu (普照) ghi năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), chúng ta biết được rằng trước đó đã có san hành rồi. Như trong lời hậu tựa của Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) có đoạn: “Ngu trung Trương Minh Viễn, ngẫu hoạch tả bản hậu sách, hựu hoạch Tuyết Đường san bản cập Thục bản, hiệu đính ngoa suyễn, san thành thử thư (嵎中張明遠、偶獲寫本後册、又獲雪堂刊本及蜀本、校訂訛舛、刊成此書, Trương Minh Viễn tình cờ có được quyển sau của tả bản trong hẽm núi, lại có thêm san bản của Tuyết Đường và bản nhà Thục, bèn hiệu đính những chỗ sai lầm, in thành sách này)” và san bản của Tuyết Đường Đạo Hạnh (雪堂道行) cũng nói lên vấn đề trên.
(空谷集, Kūkokushū): 6 quyển, san hành vào năm thứ 22 (1285) niên hiệu Chí Nguyên (至元), nguyên văn là Lâm Tuyền Lão Nhân Bình Xướng Đầu Tử Thanh Hòa Thượng Tụng Cổ Không Cốc Tập (林泉老人評唱投子清和尚頌古空谷集, Rinsenrōjinhyōshōtōsuseioshōjukokūkokushū). Đầu Tử Nghĩa Thanh (投子義清) thâu lục 100 tắc cơ duyên của cổ nhân, thêm vào lời tụng cổ cho mỗi tắc, sau đó Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳) còn thêm vào lời dạy chúng và trước ngữ, kế đến Lâm Tuyền Tùng Luân (林泉從倫) ghi lời bình xướng; cho nên đây là tác phẩm có sự kết hợp của 3 Thiền tượng nổi tiếng, cũng tương tợ như Bích Nham Lục (碧巖錄) và Tùng Dung Lục (從容錄). San bản của Nhật có bản do Nhất Trinh (一貞) ở Hạo Đài Tự (皓臺寺), Trường Khi (長崎, Nagasaki) san hành vào năm thứ 3 (1654) niên hiệu Thừa Ứng (承應) và bản do Liên Sơn Giao Dịch (連山交易) ghi lời chú và san hành trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Hòa (天和, 1681-1684). Như Bích Nham Lục (碧巖錄) và Tùng Dung Lục (從容錄), nó là tập công án không được lưu hành ngoài đời, mà chỉ phổ biến trong phạm vi Thiền môn thôi. Ngoài ra, Tổ Đình Cảnh Long (祖庭景隆) có cho rằng có bộ Không Cốc Tập 30 quyển, nhưng độ tin cậy không có.
(林泉從倫, Rinsen Jūrin, ?-?): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Lâm Tuyền (林泉). Ông đến tham vấn Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) ở Báo Ân Tự (報恩寺), Yến Kinh (燕京), có chỗ khế ngộ và kế thừa dòng pháp của vị này. Sau đó, ông khai đường giáo hóa ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺), rồi kế thừa thầy mình trú trì Báo Ân Tự. Vào năm thứ 9 (1268) đời Thế Tổ nhà Nguyên, ông phụng chiếu vào cung nội cùng luận đạo với Đế Sư, phát huy áo nghĩa của Thiền học và giải thích tường tận lên triều đình bản Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập (禪源諸詮集) của Tông Mật (宗密). Đến năm thứ 18 đời vua Thế Tổ, khi Mẫn Trung Tự (憫忠寺) ở Đại Đô (大都) tiến hành thiêu hủy những ngụy kinh, chính ông là người được hạ lệnh châm ngòi lửa. Ông có viết trước ngữ cũng như lời bình xướng cho 100 tắc tụng cổ của Đầu Tử Nghĩa Thanh (投子義青) cùng 100 tắc tụng cổ của Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳) và tạo thành Không Cốc Tập (空谷集), Hư Đường Tập (虛堂集).
(浮山法遠, Fusan Hōon, 991-1067): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người vùng Trịnh Châu (鄭州, Tỉnh Hà Nam). Ông theo xuất gia với Tam Giao Trí Tung (三交智嵩), sau đó kế thừa dòng pháp của Quy Tỉnh (歸省) ở Diệp Huyện Quảng Giáo Viện (葉縣廣敎院) vùng Nhữ Châu (汝州, Tỉnh Hà Nam). Chính Âu Dương Tu (歐陽修) đã từng đến làm môn đệ và tham học với ông. Sau ông đến trú tại Phù Sơn (浮山), Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy), cử xướng tông phong của mình. Ngoài ra, ông còn được Đại Dương Cảnh Huyền (大陽警玄) bí mật phó chúc cho và giao y hậu giày dép cho Đầu Tử Nghĩa Thanh (投子義青).Vào ngày mồng 6 tháng 2 năm thứ 4 niên hiệu Trị Bình (治平), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi, và được ban cho thụy hiệu là Viên Giám Thiền Sư (圓鑑禪師).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập