Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đạt Quán Đàm Dĩnh »»
Goke : khái niệm gọi là Ngũ Gia do Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益) khởi xướng qua tác phẩm của ông là Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論, Shūmonjukkiron) vốn đã được một số trước tác khác kế thừa như Ngũ Gia Tông Phái (五家宗派, Gokeshūha) của Đạt Quán Đàm Dĩnh (達觀曇頴), Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目, Nindenganmoku, năm 1188) của Hối Nham Trí Chiêu (晦巖智昭, hậu bán thế kỷ 12), Ngũ Gia Chánh Tông Tán (五家正宗賛, Gokeshōshūsan, năm 1254) của Hy Tẩu Thiệu Đàm (希叟紹曇), cho nên vào thời nhà Tống thì khái niệm này đã trở thành cố định. Sự hiện hữu của bộ Ngũ Gia Ngữ Lục (五家語錄, Gokegoroku, năm 1630) do Ngữ Phong Viên Tín (五風圓信, 1571-1647) và Quách Ngưng Chi (郭凝之, ?-?) biên tập, có thể nói là sự quy kết của khái niệm này. Sự cố định của Ngũ Gia đã dẫn đến sự cố định hóa tông phong của mỗi tông phái. Trong các tác phẩm như Nhân Thiên Nhãn Mục, v.v., ta có thể tìm thấy những quy định rất chi tiết về tông phong; nhưng người mà thể hiện quan niệm thông thường đơn giản và dễ hiểu về Ngũ Gia có thể được xem như khởi đầu từ Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙, 1238-1295) nhà Nguyên. Đó là những giải thích như Lâm Tế Tông thì đau nhức khoái lạc, Quy Ngưỡng Tông thì cẩn trọng nghiêm khắc, Vân Môn Tông thì cao siêu cổ xưa, Tào Động Tông thì chi tiết chặt chẽ, Pháp Nhãn Tông thì rõ ràng sáng sủa. Hơn nữa, về tính cách của Ngũ Gia thì ở tại Nhật Bản cũng có đề cập đến qua tác phẩm Ngũ Gia Tham Tường Yếu Lộ Môn (五家參詳要路門, Gokesanshōyōromon, năm 1788) của Đông Lãnh Viên Từ (東嶺圓慈, 1721-1791). Ngoài ra, từ lập trường nhìn tuyệt đối Phật đạo toàn nhất, Đạo Nguyên (道元, Dōgen, 1200-1253) của Nhật Bản đã phê phán kịch liệt bộ Nhân Thiên Nhãn Mục khi giải thích riêng về Ngũ Gia.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập