Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chuy lưu »»
(緇衣): hay truy y, còn gọi là hắc y (黑衣), mặc y (墨衣), tức áo nhuộm màu đen, pháp y màu đen, là y phục thường dùng của tăng lữ. Từ này còn được dùng để chỉ cho tăng lữ, đồng nghĩa với Chuy lưu (緇流), chuy môn (緇門), chuy đồ (緇徒); đối nghĩa với bạch y (白衣, áo trắng), được dùng cho cư sĩ tại gia. Chư tăng thuộc Thiền Tông thường dùng loại y màu đen này. Dưới thời nhà Tống (宋, 420-479) có vị tăng Huệ Lâm (慧琳) thường hay mặc áo đen tham nghị việc triều chính, được Khổng Khải (孔凱) gọi là Hắc Y Tể Tướng (黑衣宰相). Hay hai vị tăng Huệ Dữ (慧與) và Huyền Sướng (玄暢) ở Trúc Lâm Tự (竹林寺), Kinh Châu (荊州), sống vào đầu nhà Tề (齊, 479-502) được gọi là Hắc Y Nhị Kiệt (黑衣二傑). Cho nên, từ truy y trở thành tên gọi chuyên dùng cho vị Sa Môn (沙門). Trong Đại Tống Tăng Sử Lược (大宋僧史略) của Tán Ninh (讚寧) quyển Thượng trích dẫn phần Khảo Công Ký (考工記), có đoạn giải thích về truy y có màu sắc như thế nào: “Vấn: 'Truy y giả, sắc hà trạng mạo ?' Đáp: 'Tử nhi thiển hắc, phi chánh sắc dã' (問、緇衣者、色何狀貌、答、紫而淺黑、非正色也, Hỏi: 'Truy y, màu sắc của nó có hình dáng thế nào ?' Đáp: 'Màu tía mà đen nhạt, không phải thuần đen').” Như trong câu 5 trong 12 câu thỉnh Cô Hồn tương truyền do Thi Sĩ Tô Đông Pha (蘇東坡, 1036-1101) sáng tác, có đoạn: “Nhất tâm triệu thỉnh: Xuất trần thượng sĩ, phi tích cao tăng, tinh tu Ngũ Giới tịnh nhân, phạm hạnh Tỳ Kheo Ni chúng, hoàng hoa thúy trúc, không đàm bí mật chơn thuyên, bạch cổ lê nô, tùng diễn khổ không diệu kệ. Ô hô ! Kinh song lãnh tẩm tam canh nguyệt, Thiền thất hư minh bán dạ đăng. Như thị truy y Thích tử chi lưu, nhất loại cô hồn đẳng chúng (一心召請、出塵上士、飛錫高僧、精修五戒淨人、梵行比丘尼眾、黃花翠竹、空談秘密眞詮、白牯黧奴、徒演苦空妙偈、嗚呼、經窗冷浸三更月、禪室虛明半夜燈、如是緇衣釋子之流、一類孤魂等眾, Một lòng triệu thỉnh: ly trần thượng sĩ, chứng đạt cao tăng, chuyên tu Năm Giới tịnh nhân, các Tỳ Kheo Ni phạm hạnh, hoa vàng trúc biếc, chơn pháp bí mật luận không, trâu trắng mèo đen, nhọc thuyết khổ không diệu kệ. Than ôi ! Trăng canh ba qua cửa lạnh thấm, đèn nửa khuya Thiền thất ảo mờ. Như vậy dòng tu sĩ mặc áo thâm đen, một loại cô hồn các chúng).” Hoặc trong bài thơ Vô Đề (無題) của vua Trần Thái Tông (陳太宗, tại vị 1225-1258) Việt Nam có câu: “Nhất úng tao khang khúc nhưỡng thành, kỷ đa trí giả một thông minh, phi duy độc phá truy lưu giới, bại quốc vong gia tự thử sinh (一甕糟糠麴釀成、幾多智者沒聰明、非惟獨破緇流戒、敗國亡家自此生, một vò bã rượu ủ men thành, bao người trí tuệ chẳng thông minh, chẳng riêng phá giới tu hành kẻ, bại nước mất nhà tự đây sinh).” Tuy nhiên, trong Thủy Kinh Chú (水經注) quyển 6 của Li Đạo Nguyên (酈道元, ?-527) nhà Bắc Ngụy (北魏, 386-534), gọi các đạo sĩ hái thuốc là “Truy phục tư huyền chi sĩ (緇服思玄之士, hạng người mặc áo đen và tư duy những điều huyền nhiệm).” Như vậy, chúng ta có thể biết được rằng màu đen là phục sắc của tôn giáo từ ngày xưa, không phải chỉ riêng Phật Giáo. Cả Thích Giáo lẫn Đạo Giáo phần lớn đều giống nhau, chỉ khác nhau ở mũ đội trên đầu. Cuối cùng, mũ vàng là loại chuyên dụng của đạo sĩ, áo đen là biệt hiệu của tăng sĩ; và dần dần y phục màu đen trở thành phục sắc chính của tu sĩ Phật Giáo. Trong Bắc Sử (北史) quyển 2, Thượng Đảng Cang Túc Vương Hoán Truyện (上黨剛肅王煥傳) có chi tiết cho hay rằng: “Sơ Thuật thị ngôn: 'Vong cao giả, hắc y, do thị tự Thần Võ Hậu mỗi xuất môn bất dục kiến tang môn, vi hắc y cố dã' (初術氏言、亡高者黑衣、由是自神武后每出門不欲見桑門、為黑衣故也, ban đầu họ Thuật bảo rằng: 'Người mất tuổi cao thì mặc áo đen, do vậy từ khi Thần Võ Hậu mỗi lần ra cổng thành thì chẳng muốn thấy tăng sĩ, vì họ mặc áo đen').” Qua đó, chúng ta biết rằng nhà vua kỵ gặp Sa Môn Phật Giáo, chứ không phải đạo sĩ. Sau này Chu Võ Đế (周武帝, 560-578) nhân lời sấm ngữ này mà cấm tu tăng sĩ mặc sắc phục màu đen, và ra lịnh đổi thành màu vàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao ngày nay tu sĩ Việt Nam mặc y phục màu vàng. Sắc phục hiện tại của tu sĩ Phật Giáo các nước tập trung chủ yếu ở 4 màu: vàng đậm, vàng, đen, xám. Trong Lương Hoàng Sám (梁皇懺) quyển 3 có câu: “Nguyện Phật nhật dĩ đương không, chiếu u đồ chi khổ thú, cưu Tam Học chi truy lưu, lễ tam thiên chi Đại Giác, ngã tâm khẩn khẩn, Phật đức nguy nguy, ngưỡng khấu hồng từ, minh huân gia bị (願佛日以當空、照幽途之苦趣、鳩三學之緇流、禮三千之大覺、我心懇懇、佛德巍巍、仰叩洪慈、冥熏加被, nguyện trời Phật thường trên không, chiếu tối tăm chốn nẻo khổ, chuyên Tam Học bậc tu hành, lạy ba ngàn đấng Đại Giác, tâm con khẩn thiết, đức Phật vời vợi, ngưỡng lạy ơn từ, thầm thương gia hộ).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập