Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đằng Nguyên Lại Thông »»
(成尋, Shōjin, 1011-1081): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sang nhà Tống cầu pháp, cha là con của Đằng Nguyên Thật Phương (藤原實方), mẹ là con của Nguyên Tuấn Hiền (源俊賢); tuy nhiên cũng có nhiều thuyết khác nhau. Năm lên 7 tuổi, ông nhập môn xuất gia với Văn Khánh (文慶, Bunkei, sau này là Trưởng Lại của Viên Thành Tự [園城寺, Onjō-ji]) ở Đại Vân Tự (大雲寺, Daiun-ji) vùng Nham Thương (岩倉, Iwakura), kinh đô Kyōto và học giáo lý Hiển Mật. Sau đó, ông thọ pháp Thai Mật của Hành Viên (行圓, Gyōen) và Minh Tôn (明尊, Myōson); đến năm 1041 (niên hiệu Trường Cửu [長久] thứ 2) thì làm Biệt Đuơng (別當, Bettō) của Đại Vân Tự. Cùng lúc đó, ông còn làm vị tăng hộ trì cho vị Quan Bạch Đằng Nguyên Lại Thông (藤原賴通, Fujiwara-no-Yorimichi). Đến năm 62 tuổi (1072), ông mang bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) cũng như Tuần Lễ Ký (巡禮記) của Viên Nhân (圓仁, Ennin) và Điều Nhiên (奝然, Chōnen) sang nhà Tống, đi tham bái khắp các nơi, rồi tham gia dịch kinh ở Biện Kinh (汴京, Khai Phong [開封]) và được ban cho hiệu là Thiện Huệ Đại Sư (善慧大師) nhờ ông cầu mưa có linh nghiệm. Vì không được phép trở về nước, ông ủy thác cho đệ tử 527 quyển kinh mang về và cuối cùng qua đời tại Khai Bảo Tự (開寳寺), Phủ Khai Phong. Ngoài tác phẩm Tham Thiên Thai Ngũ Đài Sơn Ký (參天台五台山記), ông còn để lại một số trước tác khác như Quán Tâm Luận Chú (觀心論註), Pháp Hoa Kinh Chú (法華經註), v.v.
(慈圓, Jien, 1155-1225): ca nhân và vị Tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, Thiên Thai Tọa Chủ đời thứ 62, 65, 69, 71; húy Đạo Khoái (道快), Từ Viên (慈圓), thông xưng là Cát Thủy Tăng Chánh (吉水僧正), Vô Động Tự Pháp Ấn (無動寺法印), thụy hiệu là Từ Trấn Hòa Thượng (慈鎭和尚), con của vị Quan Bạch Đằng Nguyên Lại Thông (藤原賴通, Fujiwara-no-Yorimichi), em của Cửu Điều Kiêm Thật (九條兼實, Kujō Kanezane). Năm 1182, ông thọ pháp Quán Đảnh với Toàn Huyền (全玄) ở Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) và kế thừa Dòng Thai Mật Tam Muội (台密三昧流). Từ năm 1192 trở về sau, thỉnh thoảng ông được bổ nhiệm làm Thiên Thai Tọa Chủ và sau đó làm vị tăng hộ trì cho Hậu Điểu Vũ Thượng Hoàng (後鳥羽上皇, Gotoba Jōkō). Được sự viện trợ của tướng Quân Nguyên Lại Triều (源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo), ông mở hội Khuyến Học Giảng (勸學講) tại Đại Thừa Viện (大乘院) của Vô Động Tự (無動寺, Mudō-ji) và tận lực dưỡng thành học tăng. Trước tác Ngu Quản Sao (愚管抄) của ông là một tác phẩm trình bày quan điểm lịch sử độc đáo của bản thân ông trên cơ sở đạo lý. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng với tư cách là ca nhân, hoạt động đắc lực trong ca đàn do Hậu Điểu Vũ Thượng Hoàng chủ trì. Trước tác ông để lại có Ngu Quản Sao (愚管抄) 7 quyển, Thập Ngọc Tập (拾玉集) 7 quyển, Thiên Thai Quán Học Giảng Duyên Ký (天台觀學講緣記) 1 quyển, Tỳ Lô Giá Na Biệt Hành Kinh Sao (毘盧遮那別行經鈔) 2 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập