Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đạo Bằng »»
(地論宗, Jiron-shū): tên gọi của học phái lấy bộ Thập Địa Kinh Luận (十地經論) của Thế Thân hay Thiên Thân (Vasubandhu, 世親 hay 天親) làm đối tượng nghiên cứu. Bộ luận này do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci, 菩提流支) dịch vào năm 511. Đây là một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, được thành lập trên cơ sở bộ Thập Địa Kinh Luận do Lặc Na Ma Đề (Ratnamati, 勒那摩提), Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci, 菩提流支) và Phật Đà Phiến Đa (Buddhaśānta, 佛陀扇多) cọng dịch, nhưng do vì kiến giải của Bồ Đề Lưu Chi và Lặc Na Ma Đề có phần khác nhau nên tông này chia thành 2 phái. Sau khi phân thành 2 ngã, hệ thống của Đạo Sủng (道寵), đệ tử của Bồ Đề Lưu Chi, phát triển ở địa phương phía Bắc nên gọi là Bắc Đạo Phái. Còn hệ thống của Huệ Quang (慧光), đệ tử của Lặc Na Ma Đề, thì phát triển ở vùng phía Nam nên được gọi là Nam Đạo Phái. Trong Bắc Đạo Phái có môn hạ của Đạo Sủng là Tăng Hưu (僧休), Pháp Kế (法繼), v.v.; còn trong Nam Đạo Phái thì có môn hạ của Huệ Quang là Pháp Thượng (法上), Tăng Phạm (僧範), Đạo Bằng (道憑), Huệ Thuận (慧順), v.v., với rất nhiều nhân tài xuất chúng. Giáo học của Nam Đạo Phái được thành lập do PhápThượng và đệ tử ông là Huệ Viễn (慧遠). Tông này lấy thuyết Như Lai Tạng Duyên Khởi (如來藏緣起) trong Lăng Già Kinh (楞伽經) và Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論) làm tiêu chỉ. Riêng Bắc Đạo Phái thì lấy A Lại Da Thức như là Chơn Vọng Hòa Hợp Thức làm ra thuyết Thức Thứ Chín; trong lúc đó Nam Đạo Phái thì lấy A Lại Da Thức như là Tịnh Thức mà đưa ra thuyết Thức Thứ Tám. Vào đầu thời nhà Tùy, Bắc Đạo Phái đã phát triển mạnh ở phương Bắc và hợp nhất với Nhiếp Luận Tông (攝論宗) trên chủ thuyết Thức Thứ Chín nhưng sau đó tiêu diệt luôn. Trường hợp của Nam Đạo Phái cũng chịu chung số phận như Bắc Đạo Phái.
(少林寺): còn gọi là Trắc Hỗ Tự (陟岵寺), là ngôi cổ sát nổi tiếng của trung quốc, ngôi tổ đình tiếng tăm lừng lẫy của Thiền Tông, nơi phát xuất công phu Thiếu Lâm; hiện tọa lạc tại Huyện Đăng Phong (登封縣), sườn núi phía Tây Tung Sơn (嵩山), Tỉnh Hà Nam (河南省); thuộc một trong Ngũ Nhạc (五岳). Chùa được vua Hiếu Văn Đế (孝文帝, tại vị 471-499) kiến lập vào năm thứ 19 (495) niên hiệu Thái Hòa (太和) nhà Bắc Ngụy (北魏), cho vị cao tăng người Thiên Trúc là Phật Đà (佛陀). Vị này từng dịch kinh ở tại đây, rồi Đạo Phòng (道房), Đạo Bằng (道憑), hay Phật Quang (佛光), Tăng Trù (僧稠), Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727), Lặc Na Ma Đề (s: Ratnamati, 勒那摩提, ?-?), Huệ Viễn (慧遠, 523-592) của Tịnh Ảnh Tự (淨影寺), Huyền Trang (玄奘, 602-664), v.v., cũng đã từng dừng chân tại chùa này. Bồ Đề Đạt Ma (s: Bodhidharma, 菩提達磨) đã từng quay mặt vào tường chùa 9 năm, và truyền thuyết Huệ Khả (慧可, 487-593) chặt tay dâng cho Đạt Ma để cầo đạo cũng phát xuất từ Thánh địa này. Sau đó, bốn phương tăng chúng quy tụ về đây để tu tập theo Thiền phong của Đạt Ma, nên chùa đã từng một thời cực thịnh. Tuy nhiên, chùa lại gặp phải tai ách Bài Phật Phế Thích của vua Võ Đế (武帝, tại vị 560-578) nhà Bắc Chu (北周), nên ngôi già lam dã bị phá hủy tan tành. Đến thời nhà Tùy, chùa được phục hưng lại, đổi tên thành Trắc Hỗ Tự; song đến thời vua Văn Đế (文帝, tại vị 581-604) nhà Tùy, chùa được đổi tên lại như xưa. Từ thời Nam Bắc Triều (南北朝, 420-589) cho đến đầu thời nhà Đường (唐, 618~907), nơi đây đã từng là căn cứ địa của Đạo Giáo. Vào khoảng cuối niên hiệu Đại Nghiệp (大業, 605-616), chùa lại bị sơn tặc đốt cháy tan tành, may thay còn sót lại các ngôi linh tháp. Dưới thời nhà Đường, chùa được sự sùng kính của Cao Tông (高宗, tại vị 649-683) cũng như Tắc Thiên Võ Hậu (則天武后, tại vị 684-705), nên ngôi già lam được trùng hưng, chỉnh đốn lại toàn bộ. Sau đó, đến cuối thời nhà Đường, do vì loạn Ngũ Đại mà chùa lại bị suy vong; nhưng vào năm 1245, vâng mệnh vua Thế Tổ (世祖, tại vị 1260-1294) nhà Nguyên; Tuyết Đình Phước Dụ (雪庭福裕, 1203-1275) đến trú trì nơi đây và phục hưng lại chùa rất nhiều. Đệ tử ông có có các vị đã từng trú trì tại đây như Linh Ẩn Văn Thái (靈隱文泰), Cổ Nham Phổ Tựu (古巖普就), Tức Am Nghĩa Nhượng (卽菴義讓), Thuần Chuyết Văn Tài (淳拙文才), Ngưng Nhiên Liễu Cải (凝然了改), Câu Không Khế Bân (倶空契斌), Huyễn Hưu Thường Nhuận (幻休常潤), Vô Ngôn Chánh Đạo (無言正道), Tâm Duyệt Tuệ Hỷ (心悅慧喜), v.v. Sau đó vào năm 1735, vua Thế Tông (世宗, tại vị 1722-1735) nhà Thanh lại cho trùng tu chùa. Hiện tại, quần thể kiến trúc chùa có Sơn Môn, Thiên Vương Điện, Đại Hùng Điện, Bạt Đà Điện, Diêm Vương Điện, v.v. Ở bên phải phía Tây chùa có tảng đá Diện Bích của Đại Sư Đạt Ma; tại địa điểm cách chùa 3 dặm có Am Diện Bích. Trong khuôn viên chùa có rất nhiều ngôi tháp, văn bia của các vị vua của nhiều triều đại, cũng như của bao nhân vật nổi tiếng ngày xưa.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập