Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đằng Nguyên Tinh Oa »»
(林羅山, Hayashi Razan, 1583-1657): Nho gia của phái Chu Tử Học, sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; Tổ của họ Lâm (林, Hayashi), Nho quan của chính quyền Mạc Phủ; tên là Tín Thắng (信勝); tăng hiệu là Đạo Xuân (道春); tự Tử Tín (子信); thông xưng là Hựu Tam Lang (又三郎); xuất thân kinh đô Kyoto. Ông từng xuất gia làm Tăng sĩ của Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji); nhưng đã sớm học Chu Tử Học và trở thành môn đồ của Đằng Nguyên Tinh Oa (藤原惺窩). Năm 1605 (Khánh Trường [慶長] 10), ông đến yết kiến Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), được vị này tín nhiệm và cho đảm trách về văn thư của Mạc Phủ. Sau đó, ông từng phục vụ cho Tú Trung (秀忠, Hidetada), Gia Quang (家光, Iemitsu), Gia Cương (家綱, Ietsuna), chuyên trách về văn thư ngoại giao cũng như thảo các văn kiện quan trọng, và cống hiến to lớn cho việc chỉnh bị chính quyền Mạc Phủ. Vào năm 1630 (Khoan Vĩnh [寛永] 7), ông mở trường Tư Thục ở Giang Hộ; và sau này trở thành trung tâm học vấn. La Sơn thông cả các điển tịch cổ kim của Nhật Bản cũng như Trung Quốc, là người bác học, kiến thức cao rộng, đã để lại những dấu ấn to lớn trong việc xuấn bản các thư tịch Hán văn và giảng thuật Kinh Thư. Về mặt tư tưởng, khác với Đằng Nguyên Tinh Oa, để làm sáng tỏ lập trường của Chu Tử Học, ông phân biệt với Dương Minh Học và tận lực bài xích Phật Giáo; chủ trương tư tưởng Thần Nho Nhất Trí Luận (神儒一致論). Trước tác của ông có Bản Triều Thông Giám (本朝通鑑) 310 quyển, Bản Triều Thần Xã Khảo (本朝神社考) 6 quyển, La Sơn Văn Tập (羅山文集) 150 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập