Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đàn Việt »»
(s, p: dāna, 檀那): còn gọi là Đà Na (柁那), Đán Na (旦那), Đà Nẵng (馱曩), Đàn (檀); ý dịch là thí (施, cho, ban phát), bố thí (布施), tức lấy tâm từ bi mà ban phát phước lợi cho tha nhân; cả Phạn Hán cùng gọi là Đàn Thí (檀施), Đàn Tín (檀信). Những tín đồ cúng dường y thực cho tăng chúng, hay xuất tiền tài để tiến hành pháp hội, tu hạnh bố thí được gọi là Thí Chủ (s: dānapati, 施主); âm dịch là Đàn Việt (檀越), Đà Na Bát Để (陀那鉢底), Đàn Na Ba Để (檀那波底), Đà Na Bà (陀那婆); cả Phạn Hán đều gọi chung là Đàn Việt Thí Chủ (檀越施主), Đàn Na Chủ (檀那主), Đàn Chủ (檀主). Trong Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập (翻譯名義集) quyển 1 có giải thích rằng: “Đàn Na hựu xưng Đàn Việt; Đàn tức thí; thử nhân hành thí, việt bần cùng hải, cố xưng Đàn Việt; tâm sanh xả pháp, năng phá xan tham, thị vi Đàn Na (檀那又稱檀越、檀卽施、此人行施,越貧窮海、故稱檀越、心生捨法、能破慳貪、是爲檀那, Đàn Na còn gọi là Đàn Việt; Đàn tức là bố thí; người này hành bố thí, vượt qua biển bần cùng; nên gọi là Đàn Việt; tâm sanh khởi pháp xả bỏ, có thể phá tan sự tham lam, keo kiệt, đó là Đàn Na).” Theo Thiện Sanh Kinh (善生經) của Trường A Hàm (長阿含經) quyển 11 có đoạn rằng: “Đàn Việt đương dĩ ngũ sự cung phụng Sa Môn, Bà La Môn. Vân hà vi ngũ ? Nhất giả thân hành từ, nhị giả khẩu hành từ, tam giả ý hành từ, tứ giả dĩ thời thí, ngũ giả môn bất chế chỉ. Thiện Sanh, nhược Đàn Việt dĩ thử ngũ sự cung phụng Sa Môn, Bà La Môn; Sa Môn, Bà La Môn đương phục dĩ lục sự nhi giáo thọ chi. Vân hà vi lục ? Nhất giả phòng hộ bất linh vi ác, nhị giả chỉ thọ thiện xứ, tam giả giáo hoài thiện tâm, tứ giả sử vị văn giả văn, ngũ giả dĩ văn năng sử thiện giải, lục giải khai thị thiên lộ (檀越當以五事供奉沙門、婆羅門、云何爲五、一者身行慈、二者口行慈、三者意行慈、四者以時施、五者門不制止、善生、若檀越以此五事供奉沙門、婆羅門、沙門、婆羅門當復以六事而敎授之、云何爲六、一者防護不令爲惡、二者指授善處、三者敎懷善心、四者使未聞者聞、五者已聞能使善解、六者開示天路, Thí chủ nên lấy năm việc để cung phụng Sa Môn, Bà La Môn. Thế nào là năm ? Một là thân hành từ bi, hai là miệng hành từ bi, ba là ý hành từ bi, bốn là cúng dường đúng thời, năm là cổng không đóng dừng. Này Thiện Sanh ! Nếu Thí chủ lấy năm việc trên để cung phụng Sa Môn, Bà La Môn; Sa Môn, Bà La Môn phải lấy sáu việc để giáo hóa lại cho họ. Thế nào là sáu ? Một là phòng ngừa, bảo hộ không khiến cho làm điều ác; hai là chỉ bày, truyền trao nơi tốt lành; ba là dạy họ luôn nhớ tâm lành; bốn là khiến cho người chưa nghe được nghe; năm là người được nghe có thể khiến cho khéo hiểu rõ; sáu là khai thị rõ đường lên trời).” Lại theo Tăng Nhất A Hàm Kinh (增壹阿含經, Taishō No. 125) quyển 24 cho biết rằng vị Thí Chủ Đàn Việt tùy thời mà bố thí, cúng dường thì sẽ có 5 công đức:
(1) Tiếng tăm vang khắp bốn phương và mọi người đều hoan hỷ, vui mừng;
(2) Nếu sanh làm thân chúng sanh, không mang tâm xấu hổ và cũng không có sự sợ hãi;
(3) Được mọi người kính ngưỡng, người thấy cũng sanh tâm hoan hỷ;
(4) Sau khi mạng hết, hoặc sanh lên cõi Trời, được chư Thiên cung kính; nếu sanh trong cõi người, cũng được người tôn quý;
(5) Trí tuệ xuất chúng, thân hiện đời hết lậu hoặc, chẳng trãi qua đời sau.
Món cháo do Thí Chủ cúng dường cho đại chúng được gọi là Đàn Na Chúc (檀那粥). Như trong Oánh Sơn Thanh Quy (瑩山清規) quyển Thượng, phần Nguyệt Trung Hành Sự (月中行事) của Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾, Keizan Jōkin, 1268-1325), Tổ khai sơn Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji) ở vùng Năng Đăng (能登, Noto), có câu: “Đàn Na Chúc, thán kệ như tiền, kim thần tịnh chúc nhất đường, phụng vị bổn tự Đàn Na thập phương Thí Chủ phước thọ trang nghiêm, ngưỡng bằng tôn chúng niệm (檀那粥、歎偈如前、金晨淨粥一堂、奉爲本寺檀那十方施主福壽莊嚴、仰憑尊眾念, Cháo Đàn Na, kệ tán thán như trước, hôm nay cháo chay một nhà, kính vì cầu chúc Đàn Na chùa này, Thí Chủ mười phương được phước thọ trang nghiêm, ngưỡng mong đại chúng tưởng niệm).” Đặc biệt, tại Nhật Bản, ngôi chùa sở thuộc nhà Đàn Việt được gọi là Đàn Na Tự (檀那寺, Danna-dera) hay Đán Na Tự (旦那寺, Danna-dera); hay còn có nghĩa là ngôi chùa ban pháp cho bản thân mình, hoặc là ngôi chùa do mình cúng dường và duy trì. Từ này xuất hiện trong khoảng thời gian niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永, 1624-1644), khi tiến hành đàn áp Thiên Chúa Giáo. Đàn Na Tự còn gọi với tên khác là Bồ Đề Tự (菩提寺), Hương Hoa Viện (香華院).
(護法): bảo hộ, hộ trì chánh pháp. Tương truyền đức Phật từng phái 4 vị Đại Thanh Văn, 16 vị A La Hán (阿羅漢) đến để hộ trì Phật pháp. Bên cạnh đó, lại có Phạm Thiên (梵天), Đế Thích Thiên (帝釋天), Tứ Thiên Vương (四天王, 4 Thiên Vương), Thập Nhị Thần Tướng (十二神將, 12 Thần Tướng), 28 bộ chúng, 13 phiên thần, 36 thần vương, 18 thiện thần chốn Già Lam, Long Vương, quỷ thần, v.v., nhân nghe đức Phật thuyết pháp mà thệ nguyện hộ trì Phật pháp. Những vị này được gọi là Thần Hộ Pháp, hay Hộ Pháp Thiện Thần (護法善神). Ngoài ra, các bậc đế vương, đàn việt, Phật tử đều là những người hộ pháp đắc lực. Trong số các Thần Hộ Pháp, có vị là thiện thần, nhưng cũng có vị là hung thần, ác thần. Họ có trách nhiệm bảo hộ chúng sanh, đầy đủ 4 công đức độ đời là làm cho tiêu trừ mọi tai họa, làm tăng trưởng ích lợi, tạo sự kính mến thương yêu, và hàng phục. Đặc biệt, Quan Vũ (關羽, tức Quan Thánh Đế Quân [關聖帝君]) cũng trở thành Thần Hộ Pháp, sau khi được Trí Khải Đại Sư (智顗大師, 538-397) dùng pháp Phật làm cho siêu độ và thoát khỏi thân quỷ.
(南禪寺, Nanzen-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Nam Thiền Tự (南禪寺派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Nanzenjifukuchi-chō, Sakyō-ku, Kyoto, tên núi là Thoại Long Sơn (瑞龍山), tên chính thức của chùa là Thái Bình Hưng Quốc Nam Thiền Thiền Tự (太平興國南禪禪寺). Đây là ngôi chùa do Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō, tại vị 1259-1274) cải đổi từ ngôi điện phía Đông Sơn mà thành. Sau đó nhà vua đã mời Vô Quan Phổ Môn (無關普門, Mukan Fumon, 1212-1291, tức Đại Minh Quốc Sư [大明國師]) đến làm tổ khai sơn chùa này và trải qua hơn 10 lần chỉnh bị ngôi già lam. Đây cũng được xem như là ngôi già lam đầu tiên tại Nhật mà cả Hoàng thất đều trở thành đàn việt của chùa. Ban đầu tên chùa là Nam Thiền Thiền Tự (南禪禪寺), nhưng sau được đổi thành Nam Thiền Tự và dùng cho đến ngày nay. Chùa này được xem như là ngôi già lam có phong cách cao nhất trong số các tự viện Thiền Tông thuộc Ngũ Tông. Chùa cũng đã trải qua mấy lần bị thiêu cháy và hoang phế, còn quần thể kiến trúc hiện tại là sự phục hưng vào thế kỷ thứ 17.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập