Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đại Thừa Huyền Luận »»
(吉藏, Kichizō, 549-623): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, người vùng Kim Lăng (金陵), họ An (安), tên Thế (貰), tổ tiên ông người An Tức (安息, dân tộc Hồ), sau dời đến Kim Lăng, cho nên ông được gọi là An Cát Tạng (安吉藏), Hồ Cát Tạng (胡吉藏). Năm lên 3, 4 tuổi, ông theo cha đến yết kiến Chơn Đế (眞諦), nhân đó Chơn Đế đặt cho ông tên là Cát Tạng. Sau cha ông xuất gia, có pháp danh Đạo Lượng (道諒). Ông thường theo cha đến Hưng Hoàng Tự (興皇寺) nghe Pháp Lãng (法朗) giảng thuyết về Tam Luận (三論), và năm lên 7 tuổi (có thuyết cho là 13 tuổi) ông theo vị này xuống tóc xuất gia. Pháp Lãng là người truyền thừa giáo học Tam Luận của hệ thống Cưu Ma La Thập (鳩摩羅什), cho nên ông thường học tập Trung Luận (中論), Bách Luận (百論) và Thập Nhị Môn Luận (十二門論). Năm 19 tuổi, lần đầu tiên ông đăng đàn thuyết pháp, rồi năm 21 tuổi thọ Cụ Túc giới, danh tiếng ngày càng cao. Vào năm đầu (581) niên hiệu Khai Hoàng (開皇) nhà Tùy, lúc ông 32 tuổi, Pháp Lãng qua đời, ông bèn vân du về phía Đông đến Gia Tường Tự (嘉祥寺) thuộc vùng Cối Kê (會稽), Triết Giang (浙江), lưu lại nơi đây chuyên tâm thuyết giảng và trước tác, người đến học đạo lên đến hơn ngàn người. Bên cạnh đó, ông còn viết chú sớ cho các thư tịch Tam Luận, phần nhiều đều được hoàn thành ở chùa này, cho nên hậu thế gọi ông là Gia Tường Đại Sư (嘉祥大師). Ngoài việc hình thành hệ thống Tam Luận Tông, ông còn tinh thông cả các kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, v.v. Vào tháng 8 năm thứ 17 niên hiệu Khai Hoàng (開皇), ông gởi thư mời Thiên Thai Trí Khải Đại Sư (天台智顗大師) đến tuyên giảng giáo nghĩa Pháp Hoa. Vào năm thứ 2 (606, có thuyết cho là năm thứ 2 [602] niên hiệu Nhân Thọ [仁壽], hay năm cuối [616] niên hiệu Đại Nghiệp [大業]) niên hiệu Đại Nghiệp (大業), vua Dương Đế (煬帝) hạ chiếu mở 4 đạo tràng, ông phụng sắc chỉ đến trú tại Huệ Nhật Đạo Tràng (慧日道塲) ở Dương Châu (揚州) vùng Giang Tô (江蘇). Chính bộ Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義) tương truyền do ông trước tác được hoàn thành trong khoảng thời gian này. Sau đó, ông chuyển đến Nhật Nghiêm Tự (日嚴寺) ở Trường An (長安), hoằng đạo vùng Trung Nguyên. Ngoài ra, ông còn đi khắp các nơi diễn giảng kinh để hoằng dương Tam Luận Tông, cho nên ông được xem như là vị tổ tái hưng của tông phái này. Ông đã từng biện luận với Tăng Sán (僧粲), vị luận sư nổi tiếng đương thời, ứng đáp trôi chảy, cả hai bên trãi qua hơn 40 lần đối đáp như vậy, cuối cùng ông thắng cuộc. Từ năm đầu (605) niên hiệu Đại Nghiệp (大業) cho đến cuối đời nhà Tùy (617), ông sao chép 2.000 bộ Kinh Pháp Hoa, tạo 25 tôn tượng, chí thành lễ sám. Vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, tại Trường An vua Cao Tổ tuyển chọn ra 10 vị cao tăng đức độ để thống lãnh tăng chúng, ông được chọn vào trong số đó. Thêm vào đó, đáp ứng lời thỉnh cầu của 2 chùa Ứng Thật (應實) và Định Thủy (定水), ông đến làm trú trì, nhưng sau dời về Diên Hưng Tự (延興寺). Đến tháng 5 năm thứ 6 niên hiệu Võ Đức (武德), trước khi mạng chung, ông tắm rửa sạch sẽ, đốt hương niệm Phật, viết cuốn Tử Bất Bố Luận (死不怖論, Luận Không Sợ Chết) xong mới an nhiên thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi. Bình sanh ông giảng thuyết Tam Luận (三論) hơn 100 lần, Pháp Hoa Kinh (法華經) hơn 300 lần, Đại Phẩm Kinh (大品經), Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Duy Ma Kinh (維摩經), Đại Trí Độ Luận (大智度論), v.v., mỗi loại khoảng 10 lần. Môn hạ của ông có những nhân vật kiệt xuất như Huệ Lãng (慧朗), Huệ Quán (慧灌), Trí Khải (智凱), v.v. Trước tác của ông cũng rất phong phú như Trung Quán Luận Sớ (中觀論疏), Thập Nhị Môn Luận Sớ (十二門論疏), Bách Luận Sớ (百論疏), Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義), Đại Thừa Huyền Luận (大乘玄義), Pháp Hoa Huyền Luận (法華玄論), Pháp Hoa Nghĩa Sớ (法華義疏), v.v. Ngoài ra, ông còn có một số sách chú thích cũng như lược luận của các kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, Thắng Man, Đại Phẩm, Kim Quang Minh, Duy Ma, Nhân Vương, Vô Lượng Thọ, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập