Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đại Thạch Tự »»
(本門寺, Honmon-ji): một trong những ngôi chùa trung tâm của Nhật Liên Chánh Tông, hiện tọa lạc tại số 4965 Kitayama (北山), Fujinomiya-shi (富士宮市), Shizuoka-ken (靜岡縣); còn gọi là Bắc Sơn Bổn Môn Tự (北山本門寺), Trọng Tu Bổn Môn Tự (重須本門寺); hiệu núi là Phú Sĩ Sơn (富士山). Đây là ngôi chùa do Nhật Hưng (日興), một trong 6 đệ tử chân truyền của Nhật Liên, sáng lập vào năm 1298. Đầu tiên Nhật Hưng giữ chức Biệt Đương của Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) ở Thân Diên (身延, Minobu); sau theo di mệnh của Nhật Liên, ông đến sáng lập Đại Thạch Tự (大石寺, Taiseki-ji), rồi 2 năm sau thì chuyển đến vùng Trọng Tu (重須, Omosu). Tại đây, Nguyên Năng Trung (源能忠) quy y theo ông, dựng lên một ngôi chùa tại tư dinh của ông; đó là gốc tích của Bổn Môn Tự. Năm 1899, chùa này tách riêng hẳn với Môn Phái Hưng (興門派) và tự xưng là Bổn Môn Tông (本門宗). Bảo vật của chùa có bộ Trinh Quán Chính Yếu (貞觀政要) 2 quyển do tự tay Nhật Liên viết, bản Kinh Pháp Hoa được viết dưới thời Bình An, cả hai đều thuộc loại di sản văn hóa trọng yếu của quốc gia. Ngoài ra, còn khá nhiều bảo vật khác nữa.
(日興, Nikkō, 1246-1333): vị tăng của Nhật Liên Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 2 của Đại Thạch Tự (大石寺), Tổ của Dòng Phái Phú Sĩ (富士門流); Tổ của Nhật Liên Chánh Tông (日蓮正宗), Nhật Liên Bổn Tông (日蓮本宗); một trong Lục Lão Tăng (六老僧); húy là Nhật Hưng (日興), thông xưng là Bạch Liên A Xà Lê (白蓮阿闍梨), hiệu là Bá Kì Phòng (伯耆房), Thường Tại Viện (常在院); xuất thân vùng Thu Trạch (鰍澤, Kajikazawa), Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]); con của Đại Tỉnh Quất Lục (大井橘六). Trước kia, ông từng tu học ở Tứ Thập Cửu Viện (四十九院) của Thiên Thai Tông ở vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga); đến năm 1265 thì quy y theo Nhật Liên; và đã từng theo hầu hạ khi thầy bị lưu đày đến vùng Tá Độ (佐渡, Sado). Sau khi được tha tội, ông quy y khá nhiều tín đồ thuộc tầng lớp nông dân, võ sĩ cũng như tu sĩ của Thiên Thai Tông ở Tuấn Hà, Giáp Phỉ, Y Đậu (伊豆, Izu); và vào năm 1279, đệ tử cùng tín đồ của ông bị chính quyền Mạc Phủ đàn áp trong vụ Pháp Nạn Nhiệt Nguyên (熱原の法難, Atsuhara-no-Hōnan). Năm 1282, Nhật Liên tuyên bố Nhật Hưng là một trong 6 đệ tử chân truyền. Sau khi thầy qua đời, ông chuyên lo phụng thờ tôn tạo ngôi miếu của Nhật Liên ở vùng Thân Diên (身延, Minobu). Sau đó, ông lại đối lập với Ba Mộc Tỉnh Thật Trường (波木井實長) và Nhật Hướng (日向) ở vùng này; nên vào năm 1288, ông rút lui về địa phương Tuấn Hà, và sáng lập Đại Thạch Tự ở Phú Sĩ (富士, Fuji) vào năm 1290, rồi Bổn Môn Tự (本門寺) ở vùng Trọng Tu (重須, Omosu). Trước tác của ông có Bổn Tôn Phần Dữ Trương (本尊分與帳), An Quốc Luận Vấn Đáp (安國論問答) 1 quyển, Tam Thời Hoằng Kinh Thứ Đệ (三時弘經次第) 1 quyển, Thần Thiên Thượng Khám Văn (神天上勘文) 1 quyển, v.v.
(日目, Nichimoku, 1260-1333): vị tăng của Nhật Liên Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 3 của Đại Thạch Tự (大石寺), húy là Nhật Mục (日目), thông xưng là Tân Điền Hương A Xà Lê (新田郷阿闍梨), Hương Công (郷公); hiệu là Liên Tạng Phòng (蓮藏房); xuất thân vùng Y Đậu (伊豆, Izu); con trai thứ 5 của Tân Điền Trùng Cương (新田重綱). Lúc lên 15 tuổi, ông đến làm đệ tử của Nhật Hưng (日興, Nikkō) và theo hầu hạ Nhật Liên ở Thân Diên Sơn (身延山). Sau khi Nhật Liên qua đời, ông đến bố giáo ở vùng Lục Áo (陸奥, Michinoku) và sáng lập ra các chùa như Bổn Nguyện Tự (本願寺), Thượng Hành Tự (上行寺), v.v. Sau ông đi theo Nhật Hưng chuyển đến vùng Phú Sĩ (富士, Fuji), Tuấn Hà (駿河, Suruga), kế thừa Đại Thạch Tự và hoạt động tích cực trong việc truyền bá giáo lý Tông môn.
(法華宗, Hokkeshū) tức Nhật Liên Tông (日蓮宗, Nichirenshū): theo pháp chế hiện tại thì đây là đoàn thể tôn giáo lấy Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) ở vùng Thân Diên (身延, Minobu) làm Đại Bản Sơn; nhưng nếu xét về mặt lịch sử thì đây là tên gọi chung của tập đoàn tôn giáo vốn kế thừa và thực hiện giáo lý của Nhật Liên dưới thời đại Liêm Thương. Với ý nghĩa đó, Pháp Hoa Tông là tên gọi do các tông phái khác gọi về Nhật Liên Tông, hay cũng là tiếng tự xưng, và phần nhiều cách gọi này được dùng phổ biến hơn. Năm 1282, Nhật Liên (日蓮, Nichiren) chỉ danh 6 người đệ tử chân truyền của ông là Nhật Chiêu (日昭, Nisshō, 1221-1323), Nhật Lãng (日朗, Nichirō, 1245-1320), Nhật Hưng (日興, Nikkō, 1246-1333), Nhật Hướng (日向, Nikō, 1253-1314), Nhật Đảnh (日頂, Nicchō, 1252-1317 hay 1328?) và Nhật Trì (日持, Nichiji, 1250-?), với tên gọi là Lục Lão Tăng (六老僧). Sau đó, các môn phái được hình thành Dòng Phái Nhật Chiêu (日昭門流, tức Dòng Phái Banh [浜門流]), Dòng Phái Nhật Lãng (日朗門流, tức Dòng Phái Tỷ Xí Cốc [比企谷門流]), Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Phú Sĩ [富士門流]), Dòng Phái Nhật Hướng (日向門流, Dòng Phái Thân Diên [身延門流]). Sau khi Nhật Liên qua đời, xuất hiện thêm Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Trung Sơn [中山門流]). Thật thể của Nhật Liên Tông thời Trung Đại chính là những môn phái vừa nêu trên. Các môn phái mở rộng vùng giáo tuyến của mình ở vùng Đông Quốc, rồi sau đó dần dần tiến về phía kinh đô Kyoto làm cứ điểm hoạt động giáo hóa cho giáo đoàn. Những nhân vật có công trong việc này là Nhật Tượng (日像, Nichizo, 1269-1342) thuộc Dòng Phái Tứ Điều (四條門流) vốn lấy Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji) làm trung tâm; Nhật Tĩnh (日靜, Nichijō, 1298-1369) của Dòng Phái Lục Điều (六條門流), lấy Bổn Quốc Tự (本國寺 hay 本圀寺, Honkoku-ji) làm trung tâm. Kế thừa dòng phái này có Nhật Tôn (日尊, Nisson, ?-1603) của Dòng Phái Phú Sĩ; rồi Nhật Thân (日親, Nisshin, 1407-1488) và Nhật Chúc (日祝, Nisshū, 1437-1513) của Dòng Phái Trung Sơn. Họ không những tiếp cận hàng công gia khanh tướng, mà còn lấy tầng lớp thương gia, công nhân và nông dân làm môn đồ; nhờ vậy đã tạo dựng được rất nhiều tự viện khắp nơi. Bên cạnh đó, những cuộc luận tranh về lập trường Tích Môn hay Bổn Môn của Kinh Pháp Hoa, cũng như điểm hay dở trong kinh bắt đầu được triển khai. Về phía Dòng Phái Lục Điều, Nhật Trận (日陣, Nichijin, 1339-1419) sáng lập ra Bổn Thiền Tự (本禪寺, Honzen-ji), rồi hình thành nên Dòng Phái Nhật Trận (日陣門流, tức Dòng Phái Bổn Thành Tự [本成寺, Honjō-ji]). Còn về phía Dòng Phái Tứ Điều, hai chùa Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji) và Diệu Liên Tự (妙蓮寺, Myōren-ji) chia rẽ nhau; Nhật Long (日隆, Nichiryū, 1385-1464) thì chủ trương tính hay dở của kinh, lấy Bổn Hưng Tự (本興寺) ở vùng Ni Khi (尼崎, Amazaki) và Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji) ở kinh đô Kyoto làm cứ điểm hoạt động truyền đạo, rồi hình thành nên Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Bát Phẩm [八品門流]). Trường hợp Nhật Thập (日什, Nichijū, 1314-1392) thì khai cơ Diệu Mãn Tự (妙滿寺, Myōman-ji) và sáng lập ra Dòng Phái Nhật Thập (日什門流, tức Dòng Phái Diệu Mãn Tự [妙滿寺門流]). Nhật Thân sáng lập Bổn Pháp Tự (本法寺, Hompō-ji), còn Nhật Chúc thì có Đảnh Diệu Tự (頂妙寺, Chōmyō-ji), và hình thành Dòng Phái Quan Tây Trung Sơn (關西中山門流). Những ngôi già lam này mở rộng phạm vi hoạt dộng ở vùng Tây Quốc, còn ở kinh đô Kyoto thì có được 21 ngôi chùa. Dưới thời đại Chiến Quốc, Nhật Liên Tông đã cùng với với dân chúng trong thôn xóm hình thành đội tự vệ. Trước uy lực mạnh mẽ như thế này, các giáo đoàn của những tông phái khác tập trung lại với nhau tại Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji), hợp với các nhà Đại Danh có thế lực, dòng võ lực đàn áp Nhật Liên Tông. Từ đó, xảy ra vụ Loạn Thiên Văn Pháp Hoa (天文法華の亂) vào năm thứ 5 (1536) niên hiệu Thiên Văn (天文). Khi ấy, các chùa ở kinh đô đều phải lánh nạn đi nơi khác, và sau mới được phép cho trở về. Đến thời Trung Đại, chủ trương gọi là “Bất Thọ Bất Thí (不授不施, Không Nhận Không Cho)” của Nhật Liên Tông bị những nhà lãnh đạo chính quyền đương thời như Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga), Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) chống đối kịch liệt. Cho nên xảy ra các vụ pháp nạn lớn, nhiều tăng lữ cũng như tín đồ phải hy sinh trong mấy lần pháp nạn này. Đến thời Cận Đại, tổ chức giáo dục chư tăng được thiết lập. Về mặt xuất bản cũng rất thịnh hành, các bức di văn của Nhật Liên từ đó được lưu hành rộng rãi. Truyện Nhật Liên cũng được lưu bố khắp nơi, cho nên xuất hiện các tác phẩm như Nhật Liên Thánh Nhân Chú Họa Tán (日蓮上人註畫讚), Nhật Liên Đại Thánh Nhân Ngự Truyền Ký (日蓮大上人御傳記), v.v. Đặc sắc lớn của Nhật Liên Tông thời Cận Đại là triển khai cuộc vận động Phật Giáo tại gia, trong đó cuộc vận động Quốc Trụ Hội (國柱會) của Điền Trung Trí Học (田中智學) là đối ứng với sự hưng thịnh của quốc gia Minh Trị (明治, Meiji); rồi Bổn Đa Nhật Sanh (本多日生) tổ chức thành Thiên Tình Hội (天晴會), thâu nạp toàn tầng lớp trí thức và quân nhân. Trong khi đó, nhóm Sơn Điền Tam Lương (山田三良) thì thành lập Pháp Hoa Hội (法華會). Vào thời kỳ Đại Chánh (大正, Taishō), Chiêu Hòa (昭和, Shōwa), tôn giáo tân hưng thuộc hệ Nhật Liên Tông bắt đầu triển khai. Sau thời chiến, một số hội khác ra đời như Linh Hữu Hội (靈友會, Reiyūkai), Lập Chánh Giao Thành Hội (立正佼成會, Risshōkōseikai), Sáng Giá Học Hội (創価學会, Sōkagakkai), v.v., và Nhật Liên Tông trở thành tôn giáo đại chúng. Căn cứ vào tài liệu Nhật Bản Sử Từ Điển (日本史辭典, Nihonshijiten) của Triêu Vĩ Trực Hoằng (朝尾直弘, Asao Naohiro), Vũ Dã Tuấn Nhất (宇野俊一, Uno Shunichi), Điền Trung Trác (田中琢, Tanaka Migaku), nhà xuất bản Giác Xuyên Thư Điếm (角川書店, 1996) cho biết rằng hiện tại Nhật Liên Tông có một số dòng phái chính (theo thứ tự tên dòng phái, chùa trung tâm) như: (1) Môn Lưu Banh (浜門流), Diệu Pháp Tự (妙法寺, Myōhō-ji, Kamakura); (2) Môn Lưu Lãng (朗門流), Diệu Bổn Tự (妙本寺, Myōhon-ji, Kamakura), Bổn Môn Tự (本門寺, Honmon-ji, Musashi); (3) ; (4) Môn Lưu Tảo Nguyên (藻原門流), Diệu Quang Tự (妙光寺, Myōkō-ji, Kamifusa); (5) Môn Lưu Lục Điều (六條門流), Bổn Quốc Tự (本國寺, Honkoku-ji, Kyōto); (6) Môn Lưu Trung Sơn (中山門流), Bổn Diệu Pháp Hoa Kinh Tự (本妙法華經寺, Honmyōhokkekyō-ji, Shimofusa); (7) Môn Lưu Tứ Điều (四條門流), Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji, Kyoto); (8) Phái Bất Thọ Bất Thí (不受不施派), Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji, Bizen); (9) Môn Phái Bất Thọ Bất Thí Giảng (不受不施派講門派), Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji, Bizen); (10) Môn Lưu Phú Sĩ (富士門流), Đại Thạch Tự (大石寺, Daiseki-ji, Suruga); (11) Phái Bổn Thành Tự (本成寺派), Bổn Thành Tự (本成寺, Honjō-ji, Echigo); (12) Phái Diệu Mãn Tự (妙滿寺派), Diệu Mãn Tự (妙滿寺, Myōman-ji, Kyoto); (13) Phái Bát Phẩm (八品派), Bổn Hưng Tự (本興寺, Honkō-ji, Settsu), Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji, Kyoto); (14) Phái Bổn Long Tự (本隆寺派), Bổn Long Tự (本隆寺, Honryū-ji, Kyoto).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập