Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đại Nội »»
(眞佛, Shinbutsu, 1209-1258): vị Tăng của Chơn Tông sống vào khoảng giữa thời đại Liêm Thương, đệ tử thứ 2 trong số 24 nhân vật xuất chúng của Thân Loan, Tổ đời thứ 2 của Chuyên Tu Tự (專修寺, Senjū-ji) thuộc Phái Cao Điền (高田派), Tổ thứ 2 của Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji) thuộc Phái Phật Quang Tự (佛光寺派), Tổ thứ 2 của Hưng Chánh Tự (興正寺, Kōshō-ji) thuộc Phái Hưng Chánh (興正派); húy Chơn Phật (眞佛), tục danh là Chuy Vĩ Di Tam Lang Xuân Thời (椎尾彌三郎春時[?]); xuất thân vùng Chuy Vĩ (椎尾, Shiio), Thường Lục (常陸, Hitachi, thuộc Ibaraki-ken [茨城縣]); con của Đại Nội Quốc Xuân (大內國春, Ōuchi Kuniharu), quan Quốc Ty (國司) của tiểu quốc Hạ Dã (下野, Shimotsuke). Ông theo làm đệ tử của Thân Loan trong khi Thân Loan đang giáo hóa ở vùng Quan Đông (關東, Kantō), và ngôi Như Lai Đường ở vùng Hạ Dã Cao Điền (下野高田) tương truyền Chơn Phật kế thừa, chính là cứ điểm hoạt động truyền giáo của ông. Sau đó, ông cải đổi Như Lai Đường này thành Chuyên Tu Tự, và tạo nơi đây thành ngôi chùa trung tâm của giáo đoàn Chơn Tông thuộc Phái Cao Điền. Môn hạ của ông có Hiển Trí (顯智), Nguyên Hải (源海), v.v., toàn là những nhân vật kiệt xuất đương thời.
(專修寺, Senjū-ji): ngôi chùa hiện tọa lạc tại số 1482 Takada (高田), Ninomiya-machi (二宮町), Haga-gun (芳賀郡), Tochigi-ken (栃木縣); hiệu là Cao Điền Sơn (高田山), thuộc phái Cao Điền Sơn của Chơn Tông. Tượng thờ chính là Nhất Quang Tam Tôn Phật (一光三尊佛, tức A Di Đà Tam Tôn theo dạng thức của Thiện Quang Tự, gồm A Di Đà Như Lai, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát). Ngôi chùa bản sơn trung tâm cùng tên hiện tọa lạc tại số 2819 Isshinden-chō (一身田町), Tsu-shi (津市), Mie-ken (三重縣). Vì vậy, vị trú trì của chùa này thường kiêm nhiệm luôn cả ngôi chùa ở Mie-ken. Nguồn gốc tên chùa vốn phát xuất từ đặc trưng của các Tông phái thuộc hệ Tịnh Độ là “Chuyên Tu Niệm Phật (專修念佛)”. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của vị Thành Chủ của Thành Chơn Cương (眞岡城, Mooka-jō) là Đại Nội Quốc Thời (大內國時, Ōuchi Kunitoki), ngôi chùa này do Thân Loan kiến lập vào năm 1226 (Gia Lộc [嘉祿] 2), làm đạo tràng căn bản để truyền bá Chơn Tông khắp vùng Quan Đông (關東, Kantō). Năm sau, triều đình sắc phong cho chùa tên Chuyên Tu A Di Đà Tự (專修阿彌陀寺). Từ đó trở đi, ngôi chùa trở thành nơi hoạt động trung tâm của Chơn Tông ở vùng Quan Đông và rất phồn vinh, rồi dòng pháp của vị Tổ đời thứ 2 của chùa là Chơn Phật (眞佛, Shinbutsu) và thứ 3 là Hiển Trí (顯智, Kenchi) đã hình thành nên một dòng phái khác, lấy tên là dòng Tịnh Độ Hạ Dã (淨土下野). Đến năm 1465 (Khoan Chánh [寛正] 6), dưới thời vị Tổ thứ 10 là Chơn Tuệ Thượng Nhân (眞慧上人) đất chùa được dời đến vùng Mie-ken (三重縣), rồi sau đó chùa cũng hưng long. Tượng Bổn Tôn A Di Đà Như Lai tương truyền do Thân Loan thỉnh từ ngôi chùa Thiện Quang Tự (善光寺, Zenkō-ji) ở vùng Tín Nùng (信濃, Shinano). Hiện chùa còn lưu giữ khá nhiều bảo vật vô giá như Tây Phương Chỉ Quy Sao (西方指南抄), 6 quyển, thủ bút của Thân Loan; tam thiếp hòa tán (三帖和讃), 3 quyển, thủ bút của Thân Loan; Ngự ảnh Đường, Như Lai Đường, tượng A Di Đà Như Lai đứng bằng gỗ, v.v.
(仁和寺, Ninna-ji): ngôi chùa tọa lạc tại Sakyō-ku (左京區), Kyōto-shi (京都市), còn được gọi là Ngự Thất Ngự Sở (御室御所), Nhân Hòa Tự Môn Tích (仁和寺門蹟), là ngôi chùa trung tâm Tổng Bản Sơn của Phái Ngự Thất (御室派) thuộc Chơn Ngôn Tông. Vào năm 886 (niên hiệu Nhân Hòa [仁和] thứ 2), Quang Hiếu Thiên Hoàng (孝光天皇, Kōkō Tennō) cho thiết lập ngôi già lam ở phía nam Đại Nội Sơn (大內山), nhưng giữa chừng thì băng ngự; sau đó, kế thừa di chí của phụ thân, Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō) tiếp tục công trình xây dựng; đến năm 888 (niên hiệu Nhân Hòa thứ 4) thì hoàn thành, cho tôn trí tôn tượng A Di Đà Tam Tôn và lấy tên là Nhân Hòa Tự. Về sau, Vũ Đa Thiên Hoàng nhường ngôi lại cho Đề Hồ Thiên Hoàng (醍醐天皇, Daigo Tennō), rồi theo xuất gia với Ích Tín (益信, Yakushin) và cuối cùng băng ngự tại chùa này. Từ đó trở về sau, từ thời vị Pháp Thân Vương Tánh Tín (性信, Shōshin), cho đến đầu thời Minh Trị (明治, Meiji), chư vị Pháp Thân Vương vẫn tiếp tục hộ trì cho chùa. Các ngôi đường xá của chùa được tạo lập trong khoảng thời gian niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永, 1624-1644), bao gồm luôn cả các ngôi điện trong cung nội. Bức A Di Đà Tam Tôn là tượng thuộc loại quốc bảo có dạng thức kiến tạo đương thời. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ khá nhiều bảo vật khác như tượng vẽ Khổng Tước Minh Vương (孔雀明王) thuộc thời Nam Tống của Trung Quốc, cũng như các tranh tượng Mật Giáo. Bên cạnh đó, còn có các bản sao cổ như Biệt Tôn Tạp Ký (別尊雜記) 57 quyển—bộ sách thâu tập các tranh tượng do Tâm Giác (心覺, Shinkaku, 1117-1180) soạn, Y Tâm Phương (醫心方, bản chép tay dưới thời Bình An) 5 thiếp—sách y học tối cổ của Nhật Bản do Đơn Ba Khang Lại (丹波康賴, Tamba-no-Yasunori, 912-995) biên, v.v.
(津和野藩, Tsuwano-han): tên của một Phiên cai trị vùng Tân Hòa Dã (津和野, Tsuwano) thuộc tiểu quốc Thạch Kiến (石見, Iwami) dưới thời Giang Hộ. Cơ quan hành chính của Phiên là Thành Tân Hòa Dã (津和野城, Tsuwano-jō). Dưới thời đại Chiến Quốc, dòng họ Cát Kiến (吉見, Yoshimi), nhà hào tộc từng phục vụ cho hai dòng họ Đại Nội (大內, Ōuchi) và Mao Lợi (毛利, Mōri), quản lãnh địa phương này. Cho nên, trước khi xảy ra cuộc chiến ở Sekigahara (關ヶ原), vùng đất này là sở hữu của dòng họ Mao Lợi. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1600 (Khánh Trường [慶長] 5), trong trận chiến Sekigahara, Phản Khi Trực Thạnh (坂崎直盛, Sakazaki Naomori), người anh em họ của Hỷ Vũ Đa Tú Gia (喜宇多秀家), lập chiến công lớn và hình thành một Phiên mới với 3 vạn thạch. Sau đó, trong trận chiến ở Đại Phản (大阪, Ōsaka), ông xông trận cứu thoát công chúa Thiên Cơ (千姫), nên được ban cho 1 vạn 3468 thạch vào ngày 20 tháng 7 năm 1617 (Nguyên Hòa [元和] 3). Tuy nhiên, ngày 11 tháng 9 cùng năm, do những dư âm về sự kiện công chúa Thiên Cơ, Trực Thạnh bị gia thần sát hại và dòng họ Phản Khi coi như đoạn diệt. Thay vào đó, ngày 20 tháng 7 năm 1618 (Nguyên Hòa 3), Quy Tỉnh Chính Củ (龜井政矩, Kamei Masanori) của Phiên Nhân Phan Lộc Dã (因幡鹿野藩) đến nhậm chức với 4 vạn 3000 thạch. Kể từ đó cho đến thời Minh Trị, dòng họ Quy Tỉnh (龜井, Kamei) thống lãnh toàn Phiên. Chính Củ được chính quyền Mạc Phủ tín nhiệm sâu sắc, nhưng lại chế đột ngột vào năm 1619 (Nguyên Hòa 5). Quy Tỉnh Tư Chính (龜井茲政, Kamei Koremasa), người kế thế đời thứ hai của dòng họ này, lại quá nhỏ, nên tạo ra những xáo động trong Phiên; nhưng may nhờ trung thần Đa Hồ Chơn Thanh (多胡眞清) chủ đạo, khống chế phân tranh nội bộ và dốc lực xác lập nền chính trị của Phiên được ổn định. Đến thời của Quy Tỉnh Củ Hiền (龜井矩賢, Kamei Norikata), Phiên chủ đời thứ 8, sáng lập ra trường học Dưỡng Lão Quán (養老館) và mãi cho đến nay trường này vẫn còn. Vị Phiên chủ đời cuối cùng là Quy Tỉnh Tư Giám (龜井茲監, Kamei Koremi) thực hành cải cách và trọng dụng nhân tài có năng lực. Hơn nữa, ông còn tin thờ Thần Đạo và dốc toàn lực phát triển quốc học. Vào năm 1867 (Khánh Ứng [慶應] 3), ngay trước khi chuyển qua thời Minh Trị, nhân cuộc đàn áp tín đồ Thiên Chúa Giáo của chính phủ mới, các tín đồ bị lưu đày ở các địa phương. Ngay như 158 người tín đồ của tôn giáo này cũng bị lưu đày và khảo vấn khốc liệt ở Phiên Tân Hòa Dã; cho nên Phiên này chuyển vào thời kỳ u ám nhất. Đến tháng 7 năm 1871 (Minh Trị [明治] 4), Phiên bị phế bỏ và chuyển nhập vào Shimane-ken (島根縣). Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên Tát Ma có 12 người, gồm: (1) Phản Khi Trực Thạnh (坂崎直盛, Sakazaki Naomori); (2) Quy Tỉnh Chính Củ (龜井政矩, Kamei Masanori); (3) Quy Tỉnh Tư Chính (龜井茲政, Kamei Koremasa); (4) Quy Tỉnh Tư Thân (龜井茲親, Kamei Korechika); (5) Quy Tỉnh Tư Mãn (龜井茲滿, Kamei Koremitsu); (6) Quy Tỉnh Tư Diên (龜井茲延, Kamei Korenobu); (7) Quy Tỉnh Tư Dận (龜井茲胤, Kamei Koretane); (8) Quy Tỉnh Củ Trinh (龜井矩貞, Kamei Norisada); (9) Quy Tỉnh Củ Hiền (龜井矩賢, Kamei Norikata); (10) Quy Tỉnh Tư Thượng (龜井茲尚, Kamei Korenao); (11) Quy Tỉnh Tư Phương (龜井茲方, Kamei Korekata); và (12) Quy Tỉnh Tư Giám (龜井茲監, Kamei Koremi).
(神清, Shinsei, ?-820): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Xương Minh (昌明, thuộc Chương Minh, Tứ Xuyên), họ Chương (章), tự Linh Dữu (靈庾). Lúc nhỏ ông học Nho điển, nghe nhiều, nhớ kỹ, rất rành về thi văn, sau lớn lên xuất gia ở Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng Miên Châu (緜州, thuộc Miên Dương, Tứ Xuyên), chuyên tâm nghiên cứu kinh luận. Về sau ông vào làm việc trong Đại Nội, rất được đãi ngộ. Đến cuối đời ông từ chức trở về núi ẩn tu, sống tại Huệ Nghĩa Tự (慧義寺) vùng Tử Châu (梓州, thuộc Tam Đài, Tứ Xuyên), chuyên tâm giảng diễn và trước tác. Đến năm thứ 15 niên hiệu Nguyên Hòa (元和), ông thị tịch, không rõ hưởng thọ bao nhiêu tuổi. Trước tác của ông có hơn 10 loại như Pháp Hoa Huyền Tiên (法華玄箋), Thích Thị Niên Chí (釋氏年誌), Bắc Sơn Tham Huyền Ngữ Lục (北山參玄語錄), v.v.
(應永の亂, Ōei-no-ran): vụ biến loạn xảy ra vào năm thứ 6 (1399) niên hiệu Ứng Vĩnh (應永) do Đại Nội Nghĩa Hoằng (大內義弘, Ōuchi Yoshihiro) khởi xướng nhằm chống đối chính quyền Mạc Phủ Thất Đinh. Do Túc Lợi Nghĩa Mãn (足利義滿) khiêu chiến, ông cử binh đánh, nhưng vì tình hình bất lợi nên ông đã bị chết trong trận chiến.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập