Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đại Huệ Tông Cảo »»
(公案, Kōan): như được nêu lên trong Thiền Lâm Bảo Huấn Âm Nghĩa (禪林寳訓音義, quyển thượng 2) rằng công án là "văn thư của công phủ" (公府之案牘), nó được gọi là bức văn thư có pháp tắc chung mang tính công cọng, có ý nghĩa mang tính tuyệt đối phải tuân thủ không dung thứ cho bất cứ tình cảm riêng tư nào. Theo nguyên nghĩa Công Án là văn thư đặt trên án (案牘) ở công phủ để xét duyệt phê chuẩn; từ đó nó có nghĩa là bức công văn, bản thư trạng trình tấu của quan phủ, hay bức thư tố tụng. Đã là văn thư của chính phủ hay công phủ thì không thể nào tự tiện thay đổi văn tự hay xê dịch điều gì được cả. Từ đó, trong Thiền môn nó có nghĩa là đạo lý của Phật pháp mà chư Phật tổ đã khai thị, và được xem như là vấn đề mà hành giả phải gạt qua các phân biệt phàm tình để tham cứu và liễu ngộ. Việc đề xướng ra công án được khởi đầu dưới thời nhà Đường bên Trung Quốc, đến thời nhà Tống thì trở nên thịnh hành. Có hai loại công án là Cổ Tắc Công Án (古則公案) và Hiện Thành Công Án (現成公案). Theo đó thì Cổ Tắc Công Án do Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) dùng có nghĩa là công án hay phương tiện công phu của cổ nhân đã từng dụng công rất nhiều để dẫn dắt hành giả đạt đến sự giác ngộ hay chân lý không thể thay đổi ấy. Tỷ dụ như vị Thiền sư nỗi tiếng của Trung Quốc là Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗), người có công án bất hủ là Cẩu Tử Phật Tánh (狗子佛性). Cẩu tử (狗子) nghĩa là con chó. Câu nầy có nghĩa là con chó có Phật tánh hay không ? Đó là câu hỏi để trắc nghiệm hành giả. Trong Kinh Niết Bàn có dạy rằng: “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh”. Như vậy ta có thể suy luận được rằng con chó kia cũng có khả năng thành Phật. Nhưng cũng có trường hợp cho rằng: “Không được, chỉ có con người mới có thể thành Phật”. Thế thì đúng sai thế nào chính là vấn đề đưa ra để trắc nghiệm hành giả. Như thế, mục tiêu thật sự Triệu Châu nhắm đến không phải là con chó, mà nương vào cái gọi là con chó ấy để trắc nghiệm xem thử việc tu hành của vị tăng đã đạt đến mức độ nào, đã thành Phật hay chưa mà thôi. Thêm vào đó, cổ nhân đã để lại khá nhiều quy tắc, phương pháp thông qua công án để giúp hành giả đạt đến cảnh giới giác ngộ. Một số Cổ Tắc Công Án nỗi tiếng như Bích Nham Lục (碧巖錄), Tùng Dung Lục (從容錄), Vô Môn Quan (無門關). Bích Nham Lục là tập thâu lục 100 tắc công án của Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) thuộc Lâm Tế Tông, thầy của Đại Huệ. Tùng Dung Lục cũng là tập thâu lục 100 tắc công án của Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) thuộc Tào Động Tông. Vô Môn Quan là tập thâu lục 48 tắc công án của Vô Môn Huệ Khai (無門慧開) của Lâm Tế Tông. Trường hợp Đại Huệ thì cũng học theo các bậc thầy của mình, thâu tập 661 công án để hình thành nên bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng của ông. Mặt khác, trong bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đạo Nguyên, công án ông dùng không phải là Cổ Tắc Công Án mà là Hiện Thành Công Án. Hiện thành có nghĩa là cái hiển hiện ngay trước mắt chúng ta mà hình thành nên. Cho nên Hiện Thành Công Án có nghĩa là tất các sự vật, hiện tượng hay các pháp mà hiển hiện và hình thành nên ngay trước mắt chúng ta đều là sự giác ngộ hay chân lý bất di bất dịch. Từ đó ta có thể thấy được sự khác nhau giữa hai bản Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đại Huệ và Đạo Nguyên. Đại Huệ thì thông qua Cổ Tắc Công Án do cổ nhân để lại để làm cho hành giả giác ngộ chân lý; còn Đạo Nguyên thì thông qua hết thảy hiện tượng sự vật hiển hiện và thành lập ngay trước mắt mình để dẫn dắt hành giả đạt đến giác ngộ chân lý. Thế thì số lượng công án của Đại Huệ vẫn có hạn, cho dầu với con số 661 đi chăng nữa; còn với ý nghĩa Hiện Thành Công Án của Đạo Nguyên ta thấy số lượng công án có vô số kể, không có giới hạn. Núi, sông, hoa, chim, mây, gió, tuyết, mưa, v.v., cũng đều trở thành công án cả. Cho nên, theo Đạo Nguyên thì hết thảy sự vật hiện hữu trên đời nầy đều là công án. Việc Đạo Nguyên đưa ý nghĩa công án thành Hiện Thành Công Án không phải là giải thích độc đáo của ông mà là ông muốn trả về nguyên lai ý nghĩa của công án vậy. Vì thế, dưới thời nhà Tống, công án đã bị giới hạn trong khuôn khổ của ý nghĩa Cổ Tắc Công Án, chứ không thể thoát ra được. Và chính việc làm của Đạo Nguyên là trả về lại vị trí nguyên sơ của công án. Người sử dụng đầu tiên từ Công Án cho đến nay chúng ta vẫn không rõ, nhưng từ này ngày xưa có nhân vật Mục Châu (睦州) đã từng dùng đến nó. Ông là vị tăng sống vào thời nhà Đường. Theo truyền ký về Mục Châu cho biết rằng nhân khi thấy có vị tăng đi đến, ông bảo rằng: “Hiện thành công án, phóng nhữ tam thập bổng” (現成公案、放汝三十棒). Có nghĩa rằng đối với kẻ mà cứ thơ thẩn đây đó như nhà ngươi thì đáng lý ra phải cho ăn đòn ba mươi cây gậy, nhưng vì hết thảy vạn vật xưa nay đều giác ngộ, nên hôm nay ta tha đòn cho nhà ngươi. Qua đó ta cũng thấy được rằng, từ xưa kia người ta đã có dùng đến từ Hiện Thành Công Án rồi.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập