Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đại Doanh »»
(道振, Dōshin, 1773-1824): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Đạo Chấn (道振); tự Tung Sơn (嵩山); hiệu Phong Thủy (豐水); xuất thân vùng Tiểu Cốc (小谷, Kotani), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima-ken [廣島縣]). Sau khi tu học ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự, ông theo hầu Đại Doanh (大瀛) ở Thắng Viên Tự (勝圓寺) trong vùng; đến năm 1811 thì đến trú tại Tịch Tĩnh Tự (寂靜寺) cùng địa phương. Năm 1815, ông phụ giảng về Nhập Xuất Nhị Môn Kệ (入出二門偈), rồi năm 1819 thì giảng về Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) trong mấy mùa An Cư. Năm sau, ông tiếp tục giảng nghĩa về tập Ngu Ngốc Sao (愚禿抄) ở Đại Quang Tự (大光寺), Trường Khi (長崎, Nagasaki). Bên cạnh đó, ông còn khai mở các đạo tràng thuyết giảng ở Phật Hộ Tự (佛護寺), Quảng Đảo (廣島, Hiroshima), Chiếu Lâm Phường (照林寺) thuộc Bị Hậu (僃後, Bingo), v.v., để giáo hóa chúng đạo tục. Trước tác của ông có Hành Tín Tang Danh Ký (行信桑名記) 1 quyển, Chơn Tông Phật Tánh Biện Giảng Thuật (眞宗佛性辨講述) 1 quyển, Quán Niệm Pháp Môn Lược Giải (觀念法門略解) 2 quyển, Nhập Xuất Nhị Môn Kệ Lược Giải (入出二門偈略解) 1 quyển, v.v.
(道命, Dōmyō, 1771-1812): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Đạo Mạng (道命); xuất thân vùng Cảnh Cố Ốc (警固屋, Kegoya), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima-ken [廣島縣]); họ Hà Dã (河野, Kawano). Năm 1791, ông kế thừa Hiển Đạo (顯道) ở Đức Chánh Tự (德正寺), An Nghệ, làm Trú Trì chùa này và theo học với Đại Doanh (大瀛) ở Thắng Viên Tự (勝圓寺) trong vùng. Khi Tăng Duệ (僧叡) tuyên xướng thuyết Hoằng Nguyện Trợ Chánh (弘願助正), ông viết cuốn Hành Tín Nghĩa Trợ Chánh Tiên (行信義助正箋) để phê phán và nổ lực hiển dương thuyết của Đại Doanh. Năm 1883, ông được truy tặng chức Ty Giáo. Trước tác của ông có Hành Tín Nghĩa Trợ Chánh Tiên (行信義助正箋) 1 quyển, Nhập Xuất Nhị Môn Kệ Tương Vọng Biên (入出二門偈相忘編) 4 quyển, Đại Kinh Tàm Quý Biên (大經慚愧編) 1 quyển, Hành Tín Nghĩa (行信義) 1 quyển, v.v.
(智洞, Chidō, 1736-1805): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng giữa và cuối thời Giang Hộ; húy là Trí Động (智洞), thụy hiệu là Ứng Hiện Viện (應現院); hiệu Đào Hoa Phường (桃花坊); xuất thân vùng Kyoto; con của Tịnh Khiêm (淨謙) ở Thắng Mãn Tự (勝滿寺), Kyoto. Trong vụ pháp luận Minh Hòa (明和), ông đã từng luận tranh với Trí Xiêm (智暹) của Chơn Tịnh Tự (眞淨寺), vùng Bá Ma (播磨, Harima) và trở nên nổi tiếng. Sau ông đến trú tại Tịnh Giáo Tự (淨敎寺) ở kinh đô Kyoto, và vào năm 1797 thì tựu nhiệm chức Năng Hóa (能化, Nōke) đời thứ 8 ở Học Lâm của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji). Chính ông đã kế thừa tư tưởng Nguyện Sanh Quy Mạng Biện (願生歸命辨) của Công Tồn (功存), chủ trương thuyết Dục Sanh Quy Mạng (欲生歸命); bị nhóm của Đại Doanh (大瀛) phản luận, và dẫn đến cuộc luận tranh gọi là Tam Nghiệp Hoặc Loạn (三業惑亂). Ông là người có công lớn trong việc sao chép những điển tịch của các ngôi tự viện lớn, cũng như tạo mục lục lưu trữ thư tịch của Học Lâm. Trước tác của ông có Long Cốc Học Huỳnh Hiện Tồn Thư Tịch Mục Lục (龍谷學黌現存書籍目錄) 5 quyển, Cao Tăng Hòa Tán Giảng Lâm (高僧和讚講林) 6 quyển, Ban Chu Tán Giảng Lâm (般舟讚講林) 10 quyển, Chánh Tín Kệ Giảng Lâm Trợ Lãm (正信偈講林助覽) 4 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập