Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng.
(Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc.
(For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for
good actions or punishment for evil ones, still in this very life one
can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and
anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy.
(When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng.
(Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
(Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cửu Hữu
KẾT QUẢ TRA TỪ
Cửu Hữu:
(九有): chỉ cho 9 xứ sở cư trú của chúng hữu tình, hay 9 loại sinh tồn của thế giới hữu tình, còn gọi là Cửu Cư (九居), Cửu Chúng Sanh Cư (九眾生居), Cửu Hữu Tình Cư (九有情居), Cửu Môn (九門), Cửu Địa (九地); có thể chia thành Dục Giới (欲界), Sắc Giới (色界) và Vô Sắc Giới (無色界). Tùy theo tam muội Thiền định sâu hay cạn mà Sắc Giới và Vô Sắc Giới lại chia thành Tứ Thiền Thiên (四禪天, bốn cõi Thiền) và Tứ Vô Sắc Thiên (四無色天, bốn cõi trời vô sắc); như vậy cọng với Dục Giới thành 9 cõi gồm: (1) Dục Giới Ngũ Thú Địa (欲界五趣地, cõi dục có 5 đường): nơi sinh sống lẫn lộn của các hiện hữu Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, người và trời (kể cả cõi trời Sáu Dục), nên được gọi là Ngũ Thú Tạp Cư Địa (五趣雜居地, nơi 5 loài sống hỗn tạp lẫn nhau). (2) Ly Sanh Hỷ Lạc Địa (離生喜樂地): cảnh địa sanh khởi niềm vui sướng nhờ xa lìa đường ác của Dục Giới; cõi Sơ Thiền của Sắc Giới thuộc về cảnh địa này. (3) Định Sanh Hỷ Lạc Địa (定生喜樂地): cảnh địa sanh khởi niềm hỷ lạc nhờ có định; cõi Thiền thứ 2 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này. (4) Ly Hỷ Diệu Lạc Địa (離喜妙樂地): cảnh địa có sự an lạc thù thắng nhờ xa lìa niềm vui của cảnh địa trước; cõi Thiền thứ 3 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này. (5) Xả Niệm Thanh Tịnh Địa (捨念清淨地): cảnh địa có được nhờ xả ly tất cả hỷ lạc của các cảnh địa trước, cho nên tâm đạt được sự an tĩnh, bình đẳng, tự giác và thanh tịnh; cõi Thiền thứ 4 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này. (6) Không Vô Biên Xứ Địa (空無邊處地): cảnh địa có được nhờ xa lìa tánh vật chất của Sắc Giới và chứng đắc tánh tự tại của hư không không cùng tận; cõi trời thứ nhất của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này. (7) Thức Vô Biên Xứ Địa (識無邊處地): cảnh địa đạt được thức là vô hạn, rộng rãi vô cùng; cõi trời thứ 2 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này. (8) Vô Sở Hữu Xứ Địa (無所有處地): cảnh địa xa lìa tính động của 2 địa trước, nhập vào tưởng vắng lặng gọi là “không có một vật”; cõi trời thứ 3 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này. (9) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Địa (非想非非想處地): cảnh địa xa lìa cả có tưởng cũng như không có tưởng, không thiên về có và không, đạt đến trạng thái an tĩnh, bình đẳng; cõi trời thứ 4 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này. Trong Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經) có câu: “Tứ Sanh Cửu Hữu, đồng đăng Hoa Tạng huyền môn, Bát Nạn Tam Đồ, cọng nhập Tỳ Lô tánh hải (四生九有、同登華藏玄門、八難三途、共入毘盧性海, Bốn Loài Chín Cõi, cùng lên Hoa Tạng cửa huyền; Tám Nạn Ba Đường, đều vào Tỳ Lô biển tánh).” Hay như trong Tự Sa Môn Huyền Trang Thượng Biểu Ký (寺沙門玄奘上表記), phần Thỉnh Đắc Thiện Lạc Pháp Sư Đẳng Trùng Xuất Gia Biểu (請得善洛法師等重出家表) lại có đoạn: “Phục duy: Hoàng Đế Hoàng Hậu Bệ Hạ, uẩn linh diệu giác, ứng tích thiện quyền, cố năng giám cực chơn như, chuyển Pháp Luân ư Cửu Hữu, bi hoài thứ loại, chửng trầm nạn ư Tam Đồ (伏惟、皇帝皇后陛下、蘊靈妙覺、應跡善權、故能鑒極眞如、轉法輪於九有、悲懷庶類、拯沉難於三塗, Cúi mong: Hoàng Đế, Hoàng Hậu, Bệ Hạ, linh thiêng biết tỏ, ứng tích hiển bày, nên có thể chứng giám chơn như, chuyển Xe Pháp nơi Chín Cõi, xót thương muôn dân, cứu khổ nạn nơi Ba Đường).” Hoặc như trong A Tỳ Đạt Ma Tàng Hiển Tông Luận (阿毘達磨藏顯宗論, Taishō No. 1563) quyển 12 có câu: “Như thị giải thích Thất Thức Trú dĩ, nhân tư phục biện Cửu Hữu Tình Cư (如是解釋七識住已、因茲復辯九有情居, như vậy đã giải thích xong Bảy Thức Trú, nhân đây lại bàn rõ Chín Cõi Cư Trú Của Chúng Hữu Tình).”
Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng
Vô Thượng Sĩ
(s, p: anuttara, 無上士): một trong 10 hiệu của đức Phật; âm dịch là A Nậu Đa La (阿耨多羅); còn gọi là Vô Thượng (無上), Vô Thượng Trượng Phu (無上丈夫); là trí đức của Như Lai, bậc tối thắng trong loài người, không có sai lầm; nên được gọi như vậy. Ngoài ra, Đẳng Giác Vị (等覺位) trong 52 giai vị của Bồ Tát có tên là Hữu Thượng Sĩ (有上士), và Diệu Giác Vị (妙覺位) của Phật gọi là Vô Thượng Sĩ. Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taishō Vol. 12, No. 374) quyển 8, Phẩm Như Lai Tánh (如來性品) thứ 4, có giải thích rằng: “Như Lai giả danh Vô Thượng Sĩ, thí như nhân thân đầu tối vi thượng, phi dư chi tiết thủ túc đẳng dã; Phật diệc như thị tối vi tôn thượng, phi Pháp Tăng dã (如來者名無上士、譬如人身頭最爲上、非餘支節手足等也、佛亦如是最爲尊上、非法僧也, Như Lai gọi là Vô Thượng Sĩ, giống như thân người thì đầu là trên hết, không phải là các chi tiết tay chân, vân vân; đức Phật cũng như vậy, là tôn kính trên hết, không phải là Pháp và Tăng).” Trong Phật Thuyết Vô Thường Kinh (佛說無常經, Taishō Vol. 17, No. 801) có đoạn rằng: “Khể thủ quy y Vô Thượng Sĩ, thường khởi hoằng thệ đại bi tâm, vị tế hữu tình sanh tử lưu, linh đắc Niết Bàn an ổn xứ (稽首歸依無上士、常起弘誓大悲心、爲濟有情生死流、令得涅槃安隱處, cúi đầu quy y Vô Thượng Sĩ, thường khởi thệ lớn tâm đại bi, vì cứu hữu tình sanh tử trôi, khiến đạt Niết Bàn an ổn chốn).”
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...