Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cửu Tuyền »»
(黃泉): suối vàng. Trong văn hóa Trung Quốc, nó chỉ cho thế giới cư trú của người chết. Người xưa cho rằng trời là đen huyền, đất là màu vàng; suối thì nằm trong lòng đất, nên có tên gọi là Huỳnh Tuyền. Có thuyết cho rằng, Trung Quốc lấy lưu vực Hoàng Hà (黃河) làm trung tâm, do vì đất màu vàng nên nước suối chảy ra cũng có màu như vậy. Người Trung Quốc quan niệm rằng dưới âm phủ có chín suối nước màu vàng, nên có tên gọi Cửu Tuyền (九泉, Chín Suối). Cửu Tuyền hay Huỳnh Tuyền đều chỉ cho thế giới của người chết. Tương truyền vào thời Xuân Thu, có Trịnh Trang Công (鄭莊公) rất có hiếu với mẹ, vì mẹ bất chính nên ông có lời thề rằng: “Bất cập huỳnh tuyền bất tương kiến dã (不及黃泉無相見也, không xuống Huỳnh Tuyền thì không gặp nhau).” Trong Tạp Khúc Ca Từ (雜曲歌辭) 13 của Lạc Phủ Thi Tập (樂府詩集) quyển 73 có câu: “Kết phát đồng chẩm tịch, Huỳnh Tuyền cọng vi hữu (結髮同枕席、黃泉共爲友, nối tóc cùng gối chiếu, Huỳnh Tuyền làm bạn thân).” Hay trong bài Trường Hận Ca (長恨歌) của thi hào Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường còn có câu: “Thượng cùng bích lạc hạ Huỳnh Tuyền, lưỡng xứ mang mang giai bất kiến (上窮碧落下黃泉、兩處茫茫皆不見, trên khắp trời xanh dưới Huỳnh Tuyền, hai chốn mịt mờ nào chẳng thấy).” Theo truyền thuyết thần thoại của Nhật Bản, có quốc gia Huỳnh Tuyền tên là Dạ Kiến (夜見, Yomi). Nguyên lai, cách phát âm yomi này còn có nghĩa là yume (夢, mộng). Về sau, từ yomi này gắn liền với thế giới của người chết. Trong Cổ Sự Ký (古事記, Kojiki), sử thư tối cổ của Nhật Bản, có đề cập đến Huỳnh Tuyền Quốc (黃泉國). Thời xa xưa của Nhật Bản có tồn tại Huỳnh Tuyền Lộ (黃泉路); nó gắn liền với Vi Nguyên Trung Quốc (葦原中國, Ashihara-no-Nakatsukuni, tên gọi khác của nước Nhật) ở vùng Huỳnh Tuyền Tỷ Lương Phản (黃泉比良坂, Yomotsuhirasaka). Tương truyền chàng nam thần Y Tà Na Kì (伊邪那岐, Izanaki) đuổi theo người vợ là nữ thần Y Tà Na Mỹ (伊邪那美, Izanami) đã chết, đi qua con đường này và vào tiểu quốc Nenokatasukuni (根の堅州國, địa vức lấy An Lai Thị [安來市, Yasugi-shi], Huyện Đảo Căn [島根縣, Shimane-ken] làm trung tâm; là nguyên ngữ của Đảo Căn [島根]). Huỳnh Tuyền Tỷ Lương Phản ở gần An Lai Thị, được định vị là Đông Xuất Vân Đinh (東出雲町, Higashiizumo-chō). Tuy nhiên, Y Tà Na Kì lại lỗi hẹn với vợ, nhìn thấy người vợ xinh đẹp của mình bị con giòi ăn thịt, bèn tức giận và quay trở về. Khi ấy, để tránh người vợ và đoàn nữ binh xấu xí thủ hạ dưới Huỳnh Tuyền đuổi theo, chàng thanh niên lấy tảng đá lớn lấp con đường Huỳnh Tuyền. Tảng đá lớn này được gọi là Đạo Phản Đại Thần (道坂の大神, Chigaeshi-no-Ōkami). Nữa phần còn lại của con đường này là Y Phú Dạ Phản (伊賦夜坂, hiện tại nằm ở Đông Xuất Vân Đinh, Huyện Đảo Căn). Ngoài ra, cũng có thuyết cho rằng vùng đất Huỳnh Tuyền là Hùng Dã (熊野, Kumano). Quan niệm về Huỳnh Tuyền (suối vàng) cũng thịnh hành ở Việt Nam như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Đã không kẻ đoái người hoài, sẵn đây ta kiếm một vài nén hương, gọi là gặp gỡ giữa đường, họa là người dưới suối vàng biết cho.”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập