Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cửu Thiên »»
(寶鼎): có ba nghĩa chính. (1) Cái đỉnh thời cổ đại. Nguyên nó là đồ dùng để nấu, về sau được dùng tượng trưng cho quyền uy chính trị, nên gọi là bảo đỉnh. Như trong bài thơ Nhâm Tý Thu Quá Cố Cung (壬子秋過故宮) của Tống Nột (宋訥, 1311-1390) nhà Minh có câu: “Bảo đỉnh bách niên quy Hán thất, cẩm phàm chung cổ tợ Tùy gia (寶鼎百年歸漢室、錦帆終古似隋家, đỉnh báu trăm năm về Hán thất, buồm gấm muôn thuở giống Tùy gia).” Hoặc trong Vô Minh Huệ Kinh Thiền Sư Ngữ Lục (無明慧經禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1432) quyển 2 lại có câu: “Thiên quân bảo đỉnh phù thương hải, nhất trượng quy mao phược thái hư (千鈞寶鼎浮滄海、一丈龜毛縛太虛, ngàn cân đỉnh báu trôi xanh biển, một gậy lông rùa cột hư không).” (2) Chỉ lò hương, vì chế theo hình cái đỉnh, nên có tên như vậy. Như trong Nhị Bộ Tăng Thọ Giới Nghi Thức (二部僧授戒儀式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1134) quyển Hạ có đoạn: “Bảo đỉnh nhiệt danh hương, phổ biến thập phương, kiền thành phụng hiến pháp trung vương, đoan vi Hoàng vương chúc Thánh thọ, địa Cửu Thiên trường, đoan vi Hoàng vương chúc Thánh thọ, địa Cửu Thiên trường (寶鼎熱名香、普遍十方、虔誠奉獻法中王、端爲皇王祝聖壽、地久天長、端爲皇王祝聖壽、地久天長, lò báu ngút hương thơm, cúng khắp mười phương, lòng thành dâng cúng đấng pháp vương, thảy vì Hoàng đế chúc trường thọ, trời đất dài lâu, thảy vì Hoàng đế chúc trường thọ, trời đất dài lâu).” (3) Chỉ cái lò do các Đạo sĩ dùng để luyện đan nấu thuốc. như trong bài thơ Xuân Nhật Tạp Cảm (春日雜感) của Trình Thiện Chi (程善之, 1880-1942) có câu: “Bảo đỉnh luyện thần dược, bất như thủ trung chi (寶鼎煉神藥、不如手中卮, lò báu luyện thần dược, chẳng bằng chén trong tay).”
(朱雀):
(1) Tên của một loại thần điểu, như trong Mộng Khê Bút Đàm (夢溪筆談) quyển 7 có câu: “Tứ phương thủ tượng, Thương Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Quy Xà; duy Châu Tước mạc tri hà vật, đản vị điểu nhi châu giả, vũ tộc xích tường thượng, tập tất phụ mộc, thử hỏa chi tượng dã; hoặc vị chi trường cầm (四方取象、蒼龍、白虎、朱雀、龜蛇、唯朱雀莫知何物、但謂鳥而朱者、羽族赤而翔上、集必附木、此火之象也、或謂之長离, bốn phương có các hình tượng là Thương Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Quy Xà; chỉ có Châu Tước không biết thuộc vật nào; có người bảo rằng chim màu đỏ là loại có lông đỏ mà bay liệng trên cao; khi tập trung thì nương vào cây; loại này tượng trưng cho lửa; hoặc bảo nó là loài chim dài).”
(2) Tên gọi chung của bảy ngôi sao ở phương Nam, gồm: Tỉnh (井), Quỷ (鬼), Liễu (柳), Tinh (星), Trương (張), Dực (翼) và Chẩn (軫). Cho nên, trong Thái Thượng Hoàng Lục Trai Nghi (太上黃籙齋儀) quyển 44 của Đạo Giáo gọi Nam Phương Châu Thôi Tinh Quân (南方朱崔星君) là Tỉnh Tú Thiên Tỉnh Tinh Quân, Quỷ Tú Thiên Quỹ Tinh Quân, Liễu Tú Thiên Trù Tinh Quân, Tinh Tú Thiên Khố Tinh Quân, Trương Tú Thiên Bình Tinh Quân, Dực Tú Thiên Đô Tinh Quân, Chẩn Tú Thiên Nhai Tinh Quân (井宿天井星君、鬼宿天匱星君、柳宿天廚星君、星宿天庫星君、張宿天秤星君、翼宿天都星君、軫宿天街星君).
(3) Một trong Tứ Linh (四靈), là vị thần thủ hộ phương Nam trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, còn gọi là Châu Điểu (朱鳥), cũng gọi là Phụng Hoàng (鳳凰) hay Huyền Điểu (玄鳥). Châu là màu đỏ, tượng trưng cho lửa, phương Nam thuộc lửa, nên có tên Phụng Hoàng. Châu Tước cũng thuộc một dạng của Bất Tử Điểu (不死鳥) ở phương Tây, vì vậy có tên là Khiếu Hỏa Phụng Hoàng (叫火鳳凰). Trong Bắc Cực Thất Nguyên Tử Diên Bí Quyết (北極七元紫延秘訣) của Đạo Giáo có đề cập đến hiệu của Châu Tước là “Lăng Quang Thần Quân (陵光神君).” Trong Đạo Môn Thông Giáo Tất Dụng Tập (道門通敎必用集) quyển 7 có giải thích rằng: “Nam phương Châu Thôi, tùng cầm chi trưởng, đan huyệt hóa sanh, bích lôi lưu hưởng, kỳ thái ngũ sắc, thần nghi Lục Tượng, lai đạo ngã tiền (南方朱崔、從禽之長、丹穴化生、碧雷流響、奇彩五色、神儀六象、來導吾前, Châu Thôi phương Nam, từ loài chim lớn lên, hóa sanh trong hang đỏ, sấm xanh vang tiếng, năm sắc kỳ diệu, dung nghi vượt Sáu Loài, dẫn đến trước ta).” Đạo Giáo dùng tên Châu Tước làm thuật ngữ luyện đan, như trong Vân Cấp Thất Hy (雲笈七羲) quyển 72 có dẫn bài Cổ Kinh (古經), cho rằng: “Châu Thôi giả, Nam phương Bính Đinh Hỏa Chu Sa dã; bào dịch thành long, kết khi thành điểu; kỳ khí đằng nhi vi thiên, kỳ chất trận nhi vi địa; sở dĩ vi đại đan chi bổn dã; kiến hỏa tức phi, cố đắc Châu Thôi chi xưng dã; Thanh Long đích phương vị thị Đông, đại biểu Xuân quý; Bạch Hổ đích phương vị thị Tây, đại biểu Thu quý; Châu Tước đích phương vị thị Nam, đại biểu Hạ quý; Huyền Võ đích phương vị thị Bắc, đại biểu Đông quý (朱崔者、南方丙丁火朱砂也、刨液成龍、結氣成鳥、其氣騰而爲天、其質陣而爲地、所以爲大丹之本也、見火卽飛、故得朱崔之稱也、青龍的方位是東、代表春季、白虎的方位是西、代表秋季、朱雀的方位是南、代表夏季、玄武的方位是北、代表冬季, Châu Thôi là Chu Sa, Bính Đinh, thuộc Hỏa; biến chất dịch thành rồng, kết khí thành chim; khí của nó bốc lên làm trời, chất của nó dàn trận thành đất, nên được gọi là nguồn gốc của màu đỏ huyết; thấy lửa thì bay, nên có tên gọi Châu Thôi; phương vị của Thanh Long là Đông, đại diện cho mùa Xuân; phương vị của Bạch Hổ là Tây, đại diện cho mùa Thu; phương vị của Châu Tước là Nam, đại diện cho mùa Hạ; phương vị của Huyền Võ là Bắc, đại diện cho mùa Đông).”
(4) Tên gọi của một trong Lục Thú (六獸) hay Lục Thần (六神), gồm: Thanh Long (青龍), Châu Tước (朱雀), Câu Trần (勾陳), Đằng Xà (騰蛇), Bạch Hổ (白虎) và Huyền Võ (玄武).
(5) Tên của một trong 12 vị Thiên Tướng, gồm: Thanh Long (青龍), Bạch Hổ (白虎), Huyền Võ (玄武), Châu Tước (朱雀), Quý Nhân (貴人), Đằng Xà (螣蛇), Lục Hợp (六合), Câu Trần (勾陳), Thiên Không (天空), Thái Thường (太常), Thái Âm (太陰) và Thiên Hậu (天后). (6) Tên gọi của một trong 8 vị thần, gồm: Trực Phù (直符), Đằng Xà (螣蛇), Thái Âm (太陰), Lục Hợp (六合), Câu Trần (勾陳), Châu Tước (朱雀), Cửu Địa (九地) và Cửu Thiên (九天).
(九幽): chín tầng địa ngục tối tăm. Theo Thượng Thanh Linh Bảo Tế Độ Đại Thành Kim Thư (上清靈寶濟度大成金書) có giải thích rằng: “Cửu U giả, nãi Bắc Đẩu chi sở hóa dã; đông viết U Minh, nam viết U Âm, tây viết U Dạ, bắc viết U Phong, đông bắc viết U Đô, đông nam viết U Trị, tây nam viết U Quan, tây bắc viết U Phủ, trung ương viết U Ngục (九幽者、乃北斗之所化也、東曰幽冥、南曰幽陰、西曰幽夜、北曰幽酆、東北曰幽都、東南曰幽治、西南曰幽關、西北曰幽府、中央曰幽獄, Cửu U là do Bắc Đẩu hóa thành; phương đông có U Minh, phương nam có U Âm, phương tây có U Dạ, phương bắc là U Phong, phương đông là U Đô, phương đông bắc là U Đô, phương đông nam là U Trị, phương tây nam là U Quan, phương tây bắc là U Phủ, ở trung ương là U Ngục).” Cho nên, trong nghi thức phá địa ngục của Đạo Giáo có “Cửu U Đăng Nghi (九幽燈儀).” Như trong bài kệ nguyện chuông buổi sáng được dùng trong các tự viện Phật Giáo có câu: “Hồng chung sơ khấu, bảo kệ cao ngâm, thượng triệt Thiên Đường, hạ thông Địa Phủ, thượng chúc chư Phật Bồ Tát quang chiếu càn khôn, hạ tư pháp giới chúng sanh đồng nhập Nhất Thừa, Tam Giới Tứ Sanh chi nội, các miễn luân hồi, Cửu U Thập Loại chi trung, tất ly khổ hải, ngũ phong thập vũ, miễn tao cơ cẩn chi niên, nam mạch đông giao, câu chiêm Nghiêu Thuấn chi nhật, can qua vĩnh tức, giáp mã hưu chinh, trận bại thương vong, câu sanh Tịnh Độ, phi cầm tẩu thú, la võng bất phùng, lãng tử cô thương, tảo hoàn hương tỉnh, vô biên thế giới, địa Cửu Thiên trường, viễn cận đàn na, tăng diên phước thọ (洪鐘初叩、寶偈高吟、上徹天堂、下通地府、上祝諸佛菩薩光照乾坤、下資法界眾生同入一乘、三界四生之內、各免輪回、九幽十類之中、悉離苦海、五風十雨、免遭飢饉之年、南陌東郊、俱瞻堯舜之日、干戈永息、甲馬休征、陣敗傷亡、俱生淨土、飛禽走獸、羅網不逢、浪子孤商、早還鄉井、無邊世界、地久天長、遠近檀那、增延福壽, chuông vừa mới đánh, kệ báu ngâm cao, trên thấu Thiên Đường, dưới thông Địa Phủ, trên chúc chư Phật Bồ Tát chiếu sáng càn khôn, dưới ban pháp giới chúng sanh cùng vào Nhất Thừa, trong chốn Ba Cõi Bốn Loài, đều miễn luân hồi; Mười Loại Cửu U Địa Ngục, tất rời biển khổ, năm gió mười mưa, miễn gặp nghèo đói hằng năm, bờ nam cõi đông, đều hưởng trọn ngày Nghiêu Thuấn, can qua mãi dứt, ngựa chiến dừng chân, bại trận chết thương, thảy sanh Tịnh Độ, chim bay thú chạy, lưới bẫy thôi sa, lãng tử buôn xa, sớm về quê cũ, vô biên thế giới, trời đất lâu dài, đàn na xa gần, tăng trưởng phước thọ).”
(地官): tên gọi của 6 chức quan dưới thời nhà Chu, tương đương với chức Tư Đồ (司徒), chuyên giám sát những việc liên quan đến giáo dục, đất đai và nhân sự. Đây cũng là tên vị quan dưới âm ty địa ngục. Địa Quancòn là tên gọi của một trong 3 vị của Tam Quan Đại Đế (三官大帝), chính danh là Địa Quan Đại Đế (地官大帝), Trung Nguyên Nhị Phẩm Xá Tội Địa Quan (中元二品赦罪地官), Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan Nhị Phẩm Thanh Hư Đại Đế (中元赦罪地官二品清虛大帝), lệ thuộc Thượng Thanh Cảnh (上清境), do khí của Nguyên Động Hỗn Linh (地官由元洞混靈) và tinh màu vàng hỗn hợp lại thành, tổng chủ quản Ngũ Đế (五帝), Ngũ Nhạc (五嶽), các thần tiên. Ông phụng sắc chỉ của Ngọc Hoàng Thượng Đế (玉皇上帝), quản chưởng việc tội ác của con người và đến ngày rằm tháng 7 thường hạ phàm, chỉnh đốn việc tội phước cũng như xá tội cho con người. Giống như Thiên Quan, Địa Quan cũng có vài truyền thuyết khác nhau. Có truyền thuyết cho rằng ông là vua Thuấn, do vì ông có công lao to lớn trong việc khai khẩn đất đai, người dân tưởng nhớ và tôn thờ ông như là vị thần. Vua Thuấn họ Diêu (姚), tên là Trọng Hoa (重華), con cháu đời thứ 8 của Hoàng Đế (黃帝); cha tên Cổ Tẩu (瞽叟), mẹ là Ác Đăng (握登), hạ sanh Thuấn ở vùng đất Diêu Hư (姚虛). Ông để tang mẹ lúc còn nhỏ, cha lại tái giá, sanh được một con tên là Tượng (象). Cậu bé này tánh tình ngạo mạn, thường cùng với mẹ ghẻ hành hạ Thuấn. Tuy nhiên, Thuấn bẩm tính nhân từ, lại rất hiếu thảo và có tài hoa hơn người, thường cày ruộng ở Lịch Sơn (歷山), bắt cá ở Lôi Trạch (雷澤), săn bắn ở Phụ Hạ (負夏), làm đồ gốm ở Hà Tân (河濱); cho nên, người dân dẫn cả gia đình dòng họ đi theo ông để học tập các kỷ năng thao tác. Chỉ trong 2 năm, ông đã hình thành nên thôn ấp, rồi 3 năm thì phát triển thành đô thị; từ đó, uy đức và tiếng tăm của ông vang xa. Vua Nghiêu bèn tuyển người hiền và nhường ngôi cho Thuấn. Sau khi vua Thuấn băng hà, Đạo Giáo tôn sùng ông như là vị thần, chuyên xá tội cho con người vào dịp Tiết Trung Nguyên. Do vì ông chí hiếu với song thân, cho nên Tiết Trung Nguyên còn được gọi là Hiếu Tử Tiết (孝子節). Lại có thuyết cho rằng dưới thời Chu U Vương (周幽王) có 3 vị quan liêm chính là Cát Ung (葛雍), Đường Hoằng (唐宏) và Chu Thật (周實). Cả ba đều từ quan, sống cuộc đời tự tại với thiên nhiên. Đến thời vua Chơn Tông nhà Tống, họ được phong làm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Ngoài ra, có thuyết cho rằng Ngôn Vương Gia (言王爺) có 3 người con gái đều gả cho Trần Tử Thung (陳子摏) làm vợ; mỗi người hạ sanh được một trai, bẩm tánh khác người; nhân đó, Nguyên Thỉ Thiên Tôn (元始天尊) phong cho cả ba làm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan, sắc mệnh chuyên cai quản Ba Cõi, được gọi là Tam Quan Đại Đế. Trong Thái Thượng Tam Nguyên Tứ Phước Xá Tội Giải Ách Tiêu Tai Diên Sanh Bảo Mạng Diệu Kinh (太上三元賜福赦罪解厄消災延生保命妙經), phần Địa Quan Bảo Cáo (地官寶誥) của Đạo Giáo có đoạn về Địa Quan rằng: “Chí tâm quy mạng lễ, Thanh Linh Động Dương, Bắc Đô Cung trung, bộ Tứ Thập Nhị Tào, giai Cửu Thiên vạn chúng, chủ quản Tam Giới Thập Phương Cửu Địa, chưởng ác Ngũ Nhạc Bát Cực Tứ Duy, thổ nạp âm dương, khiếu nam nữ thiện ác thanh hắc chi tịch, từ dục thiên địa, khảo chúng sanh lục tịch phước họa chi danh, pháp nguyên hạo đại, nhi năng ly Cửu U hạo kiếp, thùy quang nhi năng tiêu vạn tội, quần sanh phụ mẫu, tồn một triêm ân, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Trung Nguyên thất khí, xá tội Địa Quan, Động Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân (志心皈命禮、青靈洞陽、北都宮中、部四十二曹、偕九千萬眾、主管三界十方九地、掌握五嶽八極四維、吐納陰陽、竅男女善惡青黑之籍、慈育天地、考眾生錄籍禍福之名、法源浩大、而能離九幽浩劫、垂光而能消萬罪、群生父母、存沒沾恩、大悲大願、大聖太慈、中元七氣、赦罪地官、洞靈清虛大帝、青靈帝君, Một lòng quy mạng lễ: Thanh Linh Động Dương, trong Bắc Đô Cung, cai quản 42 bộ quan, nhiếp chín ngàn vạn chúng, chủ quản Ba Cõi, Mười Phương, Chín Xứ, chấp chưởng Năm Núi, Tám Cực, Bốn Phương, nhổ thâu âm dương, xét hồ sơ thiện ác, trắng đen của nam nữ, từ bi nuôi dưỡng trời đất, kiểm tra từng tên họa phước của hồ sơ chúng sanh, pháp vốn lớn không cùng, mà có thể lìa kiếp nạn của chốn Cửu U, nương ánh sáng mà có thể tiêu vạn tội, bậc cha mẹ của quần sanh, người còn kẻ mất đều được thấm nhuần ơn, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, bảy khí Trung Nguyên, xá tội Địa Quan, Động Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân).”
(后土): có nhiều nghĩa khác nhau:
(1) Tôn xưng đối với đại địa, như trong chương Hy Công Thập Ngũ Niên (僖公十五年) của Tả Truyện (左傳) có đoạn rằng: “Quân lý Hậu Thổ nhi đái Hoàng Thiên (君履后土而戴皇天, người tuy đạp lên Thần Đất mà đội ông Trời).”
(2) Chỉ Thần Thổ Địa, Thần Đất, Địa Thần (地神), đồng nghĩa với Địa Kỳ (地祗), hay chỉ cho nơi thờ tự Thần Thổ Địa. Như trong Chu Lễ (周禮), phần Xuân Quan (春官), Đại Tông Bá (大宗伯) có câu: “Vương đại phong, tắc tiên cáo Hậu Thổ (王大封、則先告后土, nhà vua phong chức, trước phải cáo Thần Thổ Địa).” Hay trong Hán Thư (漢書), phần Võ Đế Kỷ (武帝紀) lại có câu: “Trẫm cung tế Hậu Thổ Địa Kỳ, kiến quang tập vu linh đàn, nhất dạ tam chúc (朕躬祭后土地祇、見光集于靈壇、一夜三燭, Trẫm cung kính cúng tế Thần Thổ Địa, thấy ánh sáng tập trung nơi linh đàn, một đêm ba lần thắp nến sáng).”
(3) Tên gọi khác của Thổ Công (土公), xem chú thích Thổ Công bên trên.
(4) Tên gọi của một chức quan chuyên quản lý đất đai thời Thượng Cổ, như trong Tả Truyện, chương Chiêu Công Nhị Thập Cửu Niên (昭公二十九年) có giải thích rằng: “Ngũ Hành chi quan, thị vị Ngũ Quan …, Thủy Chánh viết Huyền Minh, Thổ Chánh viết Hậu Thổ (五行之官、是謂五官…水正曰玄冥、土正曰后土, quan Ngũ Hành được gọi là Ngũ Quan; … quan trông coi về thủy đạo là Huyền Minh, quan trông coi về đất đai là Hậu Thổ).”
Trong dân gian Trung Quốc có câu chuyện Hậu Thổ Phu Nhân (后土夫人) cưới chàng họ Vi (韋). Trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên Hòa (元和, 806-820), khi tướng Cao Biền (高駢, 821-887) làm Tiết Độ Sứ (節度使) Hoài Nam (淮南), bộ tướng (呂用之) ngụy tạo ra điềm linh dị của Hậu Thổ Phu Nhân và khuyên Cao Biền nên cát cứ một phương. Như trong bài thơ Hậu Thổ Miếu (后土廟) của La Ẩn (羅隱, 833-909) nhà Đường có câu: “Cửu Thiên Huyền Nữ do vô Thánh, Hậu Thổ Phu Nhân khởi hữu linh (九天玄女猶無聖、后土夫人豈有靈, Cửu Thiên Huyền Nữ chẳng phải Thánh, Hậu Thổ Phu Nhân sao có linh)” để nói lên sự hôn mê, vô tri của Cao Biền lúc bấy giờ. Hậu Thổ còn có tên gọi khác là Thổ Hoàng (土皇), vị Địa Thần của Đạo Giáo, được liệt vào trong Tứ Ngự (四御). Thần hiệu của Hậu Thổ là Thừa Thiên Hiệu Pháp Khai Hoàng Hậu Thổ Nguyên Quân (承天効法開皇后土元君), còn gọi là Địa Mẫu Nương Nương (地母娘娘), Hậu Thổ Nương Nương (后土娘娘). Trong điện thờ Tứ Ngự có thần tượng hay thần vị của Hậu Thổ. Tại Trung Quốc, kể từ thời nhà Đường trở đi, theo đà phát triển của thuật Phong Thủy, mỗi khi động thổ, thượng lương, về nhà mới, trấn trạch, làm cầu, đắp đường, v.v., người dân đều có thiết trai nghi dâng cúng tạ Hậu Thổ để cầu cho gia trạch bình an, cầu đường hanh thông, ban phước tiêu tai cát tường. Truyền thống này cũng được tìm thấy trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Tại Huế mỗi năm có 2 tháng để Cúng Đất là tháng 2 hoặc tháng 8 Âm Lịch. Trong lễ này, ngoài những lễ vật độc đáo như cua, trứng vịt luộc, rau muống luộc mắm nêm, v.v., còn có luộc một con gà kiến tuổi đã trưởng thành và con gà đó phải được chọn lựa kỹ lưỡng, đặc biệt đôi chân phải “đẹp”. Sau khi cúng đất xong, theo tục lệ cặp chân gà được đem đi nhờ thầy xem bói giò để biết thời vận trong gia đình, hoặc được đem treo ở chàng bếp cho khô.
(玄都): có nhiều nghĩa khác nhau.
(1) Tên nước chư hầu ngày xưa. Như trong Dật Chu Thư (逸周書), phần Sử Ký (史記) có đoạn: “Tích giả Huyền Đô hiền quỷ đạo, phế nhân sự thiên, mưu thần bất dụng, quy sách thị tùng, thần vu dụng quốc, triết sĩ tại ngoại, Huyền Đô dĩ vong (昔者玄都賢鬼道、廢人事天、謀臣不用、龜策是從、神巫用國、哲士在外、玄都以亡, xưa kia có nước chư hầu thân cận với yêu quỷ, bỏ người thờ Trời, mưu thần chẳng dùng, bói toán lại theo, thầy pháp thì trọng dụng, kẻ sĩ thì xem thường, nên nước chư hầu bị diệt vong).”
(2) Là trú xứ của thần tiên trong truyền thuyết. Như trong tác phẩm Hải Nội Thập Châu Ký (海內十洲記), phần Huyền Châu (玄洲) có câu: “Thượng hữu đại Huyền Đô, tiên bá Chơn Công sở trị (上有大玄都、仙伯眞公所治, trên có cõi Huyền Đô to lớn, do vị tiên Chơn Công cai trị).” Hay trong tác phẩm Chẩm Trung Thư (枕中書) của Cát Hồng (葛洪, 284-364) nhà Tấn có giải thích rõ rằng: “Huyền Đô Ngọc Kinh Thất Bảo Sơn, châu hồi cửu vạn lí, tại Đại La chi thượng, thành thượng thất bảo cung, cung nội thất bảo đài, hữu thượng trung hạ tam cung …, thượng cung thị Bàn Cổ Chân Nhân Nguyên Thỉ Thiên Tôn Thái Nguyên Thánh Mẫu sở trị (玄都玉京七寶山、週迴九萬里、在大羅之上、城上七寶宮、宮內七寶臺、有上中下三宮…上宮是盤古眞人元始天尊太元聖母所治, Huyền Đô ở Ngọc Kinh thuộc Thất Bảo Sơn, chu vi chín vạn dặm, nằm trên thành Đại La; trên thành có cung điện bảy báu, trong cung điện có đài bảy báu, có ba cung trên giữa dưới …, cung trên do Bàn Cổ Chân Nhân Nguyên Thỉ Thiên Tôn Thái Nguyên Thánh Mẫu cai trị).”
(3) Tên gọi của một Đạo Quán nổi tiếng của Trung Quốc, tọa lạc tại khoảng giữa đỉnh núi Chúc Dung (祝融) và Trấn Nam Nhạc (南嶽鎭), thuộc Tỉnh Hồ Nam (湖南省); còn gọi là Bán Sơn Đình (半山亭), Hấp Vân Am (吸雲庵).
(4) Tên gọi tắt của Huyền Đô Đàn (玄都壇), đàn tràng ngày xưa của Đạo Giáo. Như trong bài thơ Huyền Đô Đàn Ca Ký Nguyên Dật Nhân (玄都壇歌寄元逸人) của thi hào Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường có câu: “Ốc tiền thái cổ Huyền Đô Đàn, thanh thạch mạc mạc tùng phong hàn (屋前太古玄都壇、青石漠漠松風寒, trước nhà cổ xưa Huyền Đô Đàn, đá xanh mù mịt gió tùng lạnh).” Thái Mộng Bậc (蔡夢弼, ?-?), học giả thời Nam Tống (南宋, 1127-1279) chú thích rằng: “Huyền Đô nãi Hán Võ Đế sở trúc, tại Trường An Nam Sơn Tý Ngọ cốc trung (玄都乃漢武帝所築、在長安南山子午谷中, Huyền Đô Đàn là do Hán Võ Đế dựng nên, nằm trong hang Tý Ngọ, thuộc Nam Sơn, Trường An).” Trong Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集, Taishō Vol. 52, No. 2103) quyển 9 cho biết rằng: “Kim cứ Cửu Thiên Sanh Thần Chương, Thái Thượng trú tại Huyền Đô Cung dã, kỳ Ngọc Thanh Cung tại Huyền Đô chi thượng (今據九天生神章、太上住在玄都宮也、其玉清宮在玄都之上, nay theo Chương Cửu Thiên Sanh Thần, Thái Thượng trú ở Huyền Đô Cung; Ngọc Thanh Cung của ngài ở trên Huyền Đô).” Hay trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 40 có đoạn: “Cung văn Hoa Nghiêm Đại Kinh, nãi Tỳ Lô căn bổn chi pháp luân, Tào Khê cổ sát, vi Lục Tổ Thiền Tông chi chánh mạch, pháp giới thị chúng Thánh chi Huyền Đô, tùng lâm tác thập phương chi quy túc (恭聞華嚴大經、乃毗盧根本之法輪、曹溪古剎、爲六祖禪宗之正脈、法界是眾聖之玄都、叢林作十方之歸宿, cúi nghe Hoa Nghiêm Đại Kinh là bánh xe pháp căn bản của Tỳ Lô, chùa cổ chốn Tào Khê là dòng mạch chính của Lục Tổ Thiền Tông, pháp giới là cõi Huyền Đô của chư vị Thánh, chốn tùng lâm làm nơi nương tựa của thập phương).”
(五斗星君): là 5 vị thần thánh được Đạo Giáo kính thờ, chuyên quản lý việc sống chết, phước họa, giàu sang của con người, được phân làm Bắc Đẩu Tinh Quân (北斗星君), Nam Đẩu Tinh Quân (南斗星君), Đông Đẩu Tinh Quân (東斗星君), Tây Đẩu Tinh Quân (西斗星君) và Trung Đẩu Tinh Quân (中斗星君). Mỗi vị tinh quân quản hạt mỗi cung khác nhau.
(1) Bắc Đẩu Tinh Quân có 7 cung, được gọi là Thất Tinh (七星), hay Thất Nguyên (七元), chủ yếu chưởng quản về việc giải ách, kéo dài mạng sống. Bảy cung gồm: Thiên Quỹ Tinh (天櫃星), Dương Minh Tham Lang Tinh Quân (陽明貪狼星君); Thiên Tuyền Tinh (天璇星), Âm Tinh Cự Môn Tinh Quân (陰精巨門星君); Thiên Ki Tinh (天璣星), Chơn Nhân Lộc Tồn Tinh Quân (眞人祿存星君); Thiên Quyền Tinh (天權星), Huyền Minh Văn Khúc Tinh Quân (玄明文曲星君); Thiên Hành Tinh (天衡星), Đơn Nguyên Liêm Trinh Tinh Quân (丹元廉貞星君); Khai Dương Tinh (開陽星), Bắc Cực Võ Khúc Tinh Quân (北極武曲星君); Diêu Quang Tinh (搖光星), Thiên Xung Phá Quân Tinh Quân (天沖破軍星君). Trên thực tế, chùm sao Bắc Đẩu có 9 ngôi sao, nên còn thêm Động Minh Tinh (洞明星), Ngoại Phụ Tinh Quân (外輔星君); và Ẩn Nguyên Tinh (隱元星), Nội Bậc Tinh Quân (內弼星君).
(2) Nam Đẩu Tinh Quân thì chưởng quản về kéo dài tuổi thọ, độ người, chia thành 6 cung, gồm: Thiên Phủ Tinh (天府星), Ty Mạng Tinh Quân (司命星君); Thiên Tướng Tinh (天相星), Ty Lộc Tinh Quân (司祿星君); Thiên Lương Tinh (天梁星), Diên Thọ Tinh Quân (延壽星君); Thiên Đồng Tinh (天同星), Ích Toán Tinh Quân (益算星君); Thiên Quỹ Tinh (天櫃星), Độ Ách Tinh Quân (度厄星君); và Thiên Cơ Tinh (天機星), Thượng Sanh Tinh Quân (上生星君).
(3) Đông Đẩu Tinh Quân có 5 cung, chưởng quản việc tính toán mạng sống, gồm: Thương Linh Diên Sanh Tinh Quân (蒼靈延生星君), Lăng Diên Hộ Mạng Tinh Quân (陵延護命星君), Khai Thiên Tập Phước Tinh Quân (開天集福星君), Đại Minh Hòa Dương Tinh Quân (大明和陽星君), và Vĩ Cực Tổng Giám Tinh Quân (尾極總監星君).
(4) Tây Đẩu Tinh Quân có 4 cung chưởng quản về mạng sống, hộ thân, gồm: Bạch Tiêu Tinh Quân (白標星君), Cao Nguyên Tinh Quân (高元星君), Hoàng Linh Tinh Quân (皇靈星君), Cự Uy Tinh Quân (巨威星君).
(5) Trung Đẩu Tinh Quân, còn gọi là Đại Khôi (大魁), chủ yếu quản lý việc bảo vệ mạng sống, gồm 3 cung: Hách Linh Độ Thế Tinh Quân (赫靈度世星君), Cán Hóa Thượng Thánh Tinh Quân (幹化上聖星君), Xung Hòa Chí Đức Tinh Quân (沖和至德星君).
Trong 5 chùm sao nói trên, hai chùm sao Bắc Đẩu và Nam Đẩu được người đời kính phụng nhiều nhất. Người sanh năm Giáp và Ất thì thuộc về Đông Đẩu; năm Bính, Đinh thuộc về Nam Đẩu; năm Mậu, Kỷ thuộc về Trung Đẩu; năm Canh, Tân thuộc về Tây Đẩu; năm Nhâm, Quý thuộc về Bắc Đẩu. Như trong Thái Thượng Lão Quân Thuyết Ngũ Đẩu Kim Chương Thọ Sanh Kinh (太上老君說五斗金章受生經) của Đạo Giáo có giải thích rõ rằng: “Giáp Ất sanh nhân Đông Đẩu chú sanh, Bính Đinh sanh nhân Nam Đẩu chú sanh, Mậu Kỷ sanh nhân Trung Đẩu chú sanh, Canh Tân sanh nhân Tây Đẩu chú sanh, Nhâm Quý sanh nhân Bắc Đẩu chú sanh; chú sanh chi thời các bẩm Ngũ Hành chân khí, chân khí hỗn hợp, kết tú thành thai; thọ thai thập nguyệt, châu hồi thập phương, thập phương sanh khí, …, thọ sanh chi thời, Ngũ Đẩu Tinh Quân, Cửu Thiên thánh chúng, chú sanh chú lộc, chú phú chú bần, chú trường chú đoản, chú cát chú hung, giai do chúng sanh, tự tác tự thọ (甲乙生人東斗注生、丙丁生人南斗注生、戊己生人中斗注生、庚辛生人西斗注生、壬癸生人北斗注生、注生之時、各稟五行眞氣、眞氣混合、結秀成胎、受胎十月、周回十方、十方生氣…受生之時、五斗星君、九天聖眾、注生注祿、注富注貧、注長注短、注吉注凶、皆由眾生、自作自受, người sanh năm Giáp Ất thì Đông Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Bính Đinh thì Nam Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Mậu Kỷ thì Trung Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Canh Tân thì Tây Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Nhâm Quý thì Bắc Đẩu ban cho mạng sống; khi ban cho mạng sống, mỗi người đều nhờ chân khí Ngũ Hành, chân khí hỗn hợp, kết tụ thành thai; thọ thai mười tháng, vòng quanh mười phương, mười phương sinh khí, …, khi thọ thai ấy, Ngũ Đẩu Tinh Quân, Cửu Thiên thánh chúng, ban cho sự sống, phước lộc; ban cho giàu có, nghèo cùng; ban cho ngắn dài; ban cho tốt xấu, đều do chúng sanh, tự làm tự chịu).”
(五方蠻雷使者): tên gọi vị sứ giả bộ hạ của Lôi Tổ trong Lôi Bộ. Từ này thấy xuất hiện trong Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn Ngọc Xu Bảo Kinh (九天應元雷聲普化天尊玉樞寶經) của Đạo Giáo: “Cửu Thiên Lôi Công Tướng Quân, Ngũ Phương Lôi Công Tướng Quân, Ngũ Phương Man Lôi Sứ Giả, Lôi Bộ Binh Sứ Giả, Mạc Trám Phán Quan, phát hiệu thi lịnh, tật như phong hỏa (九天雷公將軍、五方雷公將軍、八方雲雷將軍、五方蠻雷使者、雷部兵使者、莫賺判官、發號施令、疾如風火, Cửu Thiên Lôi Công Tướng Quân, Ngũ Phương Lôi Công Tướng Quân, Ngũ Phương Man Lôi Sứ Giả, Lôi Bộ Binh Sứ Giả, Mạc Trám Phán Quan ban hành hiệu lịnh, nhanh như gió lửa).” Hay trong Tử Vi Huyền Đô Lôi Đình Ngọc Kinh (紫微玄都雷霆玉經) cũng có đoạn rằng: “Bắc Cực Tử Vi Đại Đế thống lãnh Tam Giới, chưởng ác Ngũ Lôi; Thiên Bồng Quân, Thiên Du Quân, Dực Thánh Quân, Huyền Võ Quân phân ty lãnh trị; Thiên Cương Thần, Hà Khôi Thần, thị vi chiêu lôi hịch đình chi ty; Cửu Thiên Lưu Kim Hỏa Linh Đại Tướng Quân, Thiên Đinh Lực Sĩ, Lục Đinh Ngọc Nữ, Lục Giáp Tướng Quân, thị vi tiết độ lôi đình chi sứ; Cửu Thiên Khiếu Mạng Phong Lôi Sứ Giả, Lôi Lịnh Sứ Giả, Hỏa Lịnh Đại Tiên Hỏa Bá, Phong Lịnh Hỏa Lịnh Phong Bá, Tứ Mục Hạo Ông, Thương Nha Phích Lịch Đại Tiên, thị vi nhiếp hạt lôi đình chi thần; Hỏa Bá Phong Đình Quân, Phong Hỏa Nguyên Minh Quân, Lôi Quang Nguyên Thánh Quân, Vũ Sư Trượng Nhân Tiên Quân, thị vi lôi đình phong vũ chi chủ; trung hữu Tam Ngũ Thiệu Dương Lôi Công Hỏa Xa Thiết Diện Chi Thần, trung hữu Phụ Phong Mãnh Lại Ngân Nha Diệu Mục Tiên Hỏa Luật Lịnh Đại Thần, Lang Nha Mãnh Lại Đại Phán Quan, Ngũ Lôi Phi Tiệp Sứ Giả, Ngũ Phương Lôi Công Tướng Quân, Bát Phương Vân Lôi Đại Tướng, Ngũ Phương Man Lôi Sứ Giả, Tam Giới Man Lôi Sứ Giả, Cửu Xã Man Lôi Sứ Giả, thật ty kỳ lịnh, dụng Tán Kì quyền (北極紫微大帝統禦三界、掌握五雷、天蓬君、天猷君、翊聖君、玄武君分司領治、天罡神、河魁神、是爲召雷檄霆之司、九天流金火鈴大將軍、天丁力士、六丁玉女、六甲將軍、是爲節度雷霆之使、九天嘯命風雷使者、雷令使者、火令大仙火伯、風令火令風伯、四目皓翁、蒼牙霹靂大仙、是爲攝轄雷霆之神、火伯風霆君、風火元明君、雷光元聖君、雨師丈人仙君、是爲雷霆風雨之主、中有三五邵陽雷公火車鐵面之神、中有負風猛吏銀牙耀目飆火律令大神、狼牙猛吏大判官、五雷飛捷使者、五方雷公將軍、八方雲雷大將、五方蠻雷使者、三界蠻雷使者、九社蠻雷使者、實司其令、用贊其權, Bắc Cực Tử Vi Đại Đế thống lãnh Ba Cõi, chưởng quản Ngũ Lôi; Thiên Bồng Quân, Thiên Du Quân, Dực Thánh Quân, Huyền Võ Quân phân chia các ban mà thống trị; Thiên Cương Thần, Hà Khôi Thần là các thần quản lý việc kêu sấm gọi sét; Cửu Thiên Lưu Kim Hỏa Linh Đại Tướng Quân, Thiên Đinh Lực Sĩ, Lục Đinh Ngọc Nữ, Lục Giáp Tướng Quân là sứ điều chỉnh sấm sét; Cửu Thiên Khiếu Mạng Phong Lôi Sứ Giả, Lôi Lịnh Sứ Giả, Hỏa Lịnh Đại Tiên Hỏa Bá, Phong Lịnh Hỏa Lịnh Phong Bá, Tứ Mục Hạo Ông, Thương Nha Phích Lịch Đại Tiên là thần cai quản sấm sét; Hỏa Bá Phong Đình Quân, Phong Hỏa Nguyên Minh Quân, Lôi Quang Nguyên Thánh Quân, Vũ Sư Trượng Nhân Tiên Quân là chủ tể quản lý gió mưa, sấm sét; trong đó có Thần Tam Ngũ Thiệu Dương Lôi Công Hỏa Xa Thiết Diện, trong đó lại có Phụ Phong Mãnh Lại Ngân Nha Diệu Mục Tiên Hỏa Luật Lịnh Đại Thần, Lang Nha Mãnh Lại Đại Phán Quan, Ngũ Lôi Phi Tiệp Sứ Giả, Ngũ Phương Lôi Công Tướng Quân, Bát Phương Vân Lôi Đại Tướng, Ngũ Phương Man Lôi Sứ Giả, Tam Giới Man Lôi Sứ Giả, Cửu Xã Man Lôi Sứ Giả thật sự thi hành lịnh của Bắc Cực Tử Vi Đại Đế để tán dương quyền lực Người).”
(關平太子): nhân vật trung hiếu vẹn toàn, còn gọi là Linh Hầu Thái Tử (靈候太子), sanh ngày 13 tháng 5 thuộc năm đầu (178) đời vua Linh Đế nhà Hán, là con nuôi của Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君). Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa (三國演義), có kể chuyện khi Quan Công muốn đến tại Ngọa Ngưu Sơn (臥牛山) để chiêu binh mãi mã, giữa đường gặp một trang viện; vị trang chủ Quan Định (關定) có hai con trai, người con đầu tên là Quan Ninh (關定), chuyên học về văn; người con kế tên là Quan Bình (關平), chuyên học về võ. Người này vâng lời cha theo hầu Tướng Quân Quan Vũ (關羽) và tôn thờ vị này làm cha nuôi. Tánh tình ông khiêm hậu, ôn hòa, được chúng bộ hạ thương kính; hơn nữa võ nghệ của ông lại siêu phàm. Vào năm thứ 19 (214) niên hiệu Kiến An (建安), Quan Công trấn thủ Kinh Châu (荆州), phía Bắc thì đối cự với Tào Tháo (曹操), phía Đông thì hòa hoãn với Tôn Quyền (孫權). Đến năm thứ 24 (219) cùng niên hiệu trên, cha ông bị trúng kế của Lữ Mông (呂蒙), bị quân Đông Ngô bắt giam; Quan Bình thân chinh đến cứu, bị quân địch bao vây và đến tháng 12 cùng năm này, cả hai cha con đều bị hại. Mọi người cảm phục sự trung hiếu vô song của ông, tôn thờ ông cùng với Châu Thương Tướng Quân (周倉將軍) trong Miếu Quan Thánh như là vị thần hai bên tả hữu của Quan Thánh Đế Quân. Thông thường Quan Bình Thái Tử đứng hầu sau Quan Thánh Đế Quân, tay bắt Hán Thọ Đình Hầu Ấn (漢壽亭候印); Châu Thương Tướng Quân đứng bên phải Đế Quân, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao (青龍偃月刀). Như trong Đào Viên Minh Thánh Kinh (桃園明聖經) của Đạo Giáo có xưng tán rằng: “Chí tâm quy mạng lễ: Linh Hầu Thái Tử, văn kinh võ vĩ, khuôn vương hộ quốc, đức nghĩa nguy nguy, trung hiếu tiết nghĩa, toàn thọ toàn quy, kỳ huân tảo kiến ư Tây Thục, dị lược tố trứ ư Bắc Ngụy, đại trung đại hiếu, chí nhân chí dũng, bổ tạo hóa chi bất túc, tá Thánh Đế dĩ lập công, hộ triều hộ quốc, tận hiếu tận trung, Cửu Thiên Uy Linh Hiển Hóa Đại Thiên Tôn (志心皈命禮、靈侯太子、文經武緯、匡王護國、德義巍巍、忠孝節義、全受全歸、奇勳早建於西蜀、異略素著於北魏、大忠大孝、至仁至勇、補造化之不足、佐聖帝以立功、護朝護國、盡孝盡忠、九天威靈顯化大天尊, Một lòng quy mạng lễ: Linh Hầu Thái Tử, văn võ song toàn, phò vua giúp nước, đức nghĩa vời vợi, trung hiếu tiết nghĩa, thảy đều vẹn toàn, mới lập kỳ tích nơi Tây Thục, kinh lược lừng lẫy chốn Bắc Ngụy, đại trung đại hiếu, trọn nhân trọn dũng, thêm tạo hóa còn chưa đủ, phò Thánh Đế để lập công, giúp vua giúp nước, tận hiếu tận trung, Cửu Thiên Uy Linh Hiển Hóa Đại Thiên Tôn).”
(三河四海九江): ba sông, bốn biển, chín sông, là từ chỉ chung cho những nơi có nước như ao hồ, sông ngòi, biển cả trên khắp thế giới. Như trong Thái Thượng Linh Bảo Ngọc Quỹ Minh Chơn Đại Trai Quan Công Nghi (太上靈寶玉匱明眞大齋官功儀) của Đạo Giáo có đoạn cung thỉnh rằng: “Cẩn thượng thỉnh Tam Nguyên Quân, Thượng Nguyên Thiên Quan, Trung Nguyên Địa Quan, Hạ Nguyên Thủy Quan, Tam Cung Cửu Phủ, Bách Nhị Thập Tào, Ngũ Nhạc Đại Thần, Thập Đại Động Thiên, Tam Thập Lục Động Thiên, Nhị Thập Tứ Hóa, Tam Hà Tứ Hải, Cửu Giang Thủy Đế, Thập Nhị Hà Nguyên, Cửu Cung Chân Nhân, Thập Nhị Tiên Quân, Cửu Thiên Ty Mạng, Ngũ Nhạc Trượng Nhân, Cửu Thiên Sứ Giả, Trữ Phó Chánh Chức Tá Mạng Đại Thần, Thiên Tiên Địa Tiên, Phi Tiên Thần Tiên, Vương Đồng Ngọc Nữ, binh mã kỵ thừa, giáng lâm tiêu tòa (謹上請三元君、上元天官、中元地官、下元水官、三宮九府、百二十曹、五嶽大神、十大洞天、三十六洞天、二十四化、三河四海、九江水帝、十二河源、九宮眞人、十二仙君、九天司命、五嶽丈人、九天使者、儲副正職佐命大神、天仙地仙、飛仙神仙、王童玉女、兵馬騎乘、降臨醮座, xin cung thỉnh Tam Nguyên Quân, Thượng Nguyên Thiên Quan, Trung Nguyên Địa Quan, Hạ Nguyên Thủy Quan, Ba Cung Chín Phủ, Trăm Hai Mươi Tào, Đại Thần Năm Núi, Trời Mười Động Lớn, Trời Ba Mươi Sáu Động, Hai Mươi Bốn Hóa, Ba Sông Bốn Biển, Chín Sông Thủy Đế, Mười Hai Nguồn Sông, Chân Nhân Chín Cung, mười hai tiên quân, Cửu Thiên Ty Mạng, Ngũ Nhạc Trượng Nhân, Cửu Thiên Sứ Giả, Trữ Phó Chánh Chức Tá Mạng Đại Thần, Thiên Tiên Địa Tiên, Phi Tiên Thần Tiên, Vương Đồng Ngọc Nữ, cỡi mang binh ngựa, giáng xuống đàn cúng).” Hay như trong Thái Thượng Thần Chú Diên Thọ Diệu Kinh (太上神呪延壽妙經) cũng có đoạn: “Tam Hà Tứ Hải, Cửu Giang Bát Cực, chư chân nhân đẳng, Tiên Đồng Ngọc Nữ, Tam Giới Địa Kỳ, Tam Quan Cửu Thự, nhất thiết thần minh, văn trì thử kinh, tức vi tiêu trừ nhất thiết khổ não (三河四海、九江八極、諸眞人等、仙童玉女、三界地祇、三官九署、一切神明、聞持此經、卽爲消除一切苦惱, Ba Sông Bốn Biển, Chín Sông Tám Hướng, các vị chân nhân, Tiên Đồng Ngọc Nữ, Thổ Thần Ba Cõi, Ba Quan Chín Sảnh, hết thảy thần minh, nghe trì kinh này, tức được tiêu trừ hết thảy khổ ách).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập