Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cửu Liên »»
(南柯): cành cây chầu về hướng nam. Bên cạnh đó, nó có nghĩa là giấc mộng Nam Kha, vốn xuất xứ từ Nam Kha Thái Thú Truyện (南柯太守傳) của Lý Công Tả (李公佐, ?-?) nhà Đường. Chuyện kể rằng có một chàng hiệp sĩ tên Thuần Vu Phần (淳于棼), nhà ở phía đông Quận Quảng Lăng (廣陵郡, nay là Dương Châu [揚州], Giang Tô [江蘇]). Tại phía nam nhà anh có một cây hòe cổ thụ lớn, anh thường cùng bạn bè ngâm nga uống rượu dưới gốc cây này. Có một hôm nọ, do uống quá say, hai người bạn phải dẫn anh về nhà, giữa đường anh hôn mê ngủ thiếp đi lúc nào không hay; chợt thấy có hai sứ giả mặc Tử Y, tự xưng là phụng mạng vua Hòe An Quốc (槐安國) đến mời anh đi. Họ dẫn anh lên xe, nhắm hướng cây hòe mà đi, vào trong động sâu, thấy núi sông, đường sá, hoàn toàn một thế giới riêng. Khi đến Hòe An Quốc, chàng hiệp sĩ vào bái kiến quốc vương, được phong chức Phò Mã và nhậm chức Thái Thú Quận Nam Kha (南柯郡). Nhà vua lại gả con gái Kim Chi Công Chúa (金枝公主) cho Thuần Vu Phần, cho nên tại Hòe An Quốc, chàng tận hưởng vinh hoa phú quý. Tại chức trong vòng 20 năm, anh đã lập được nhiều công trạng, được nhà vua rất tín nhiệm. Sau có quân nước Đàn La (檀蘿) đến xâm chiếm, Thuần Vu Phần điều binh khiển tướng nghênh địch, nhưng đại bại và được nhà vua tha tội chết. Tuy nhiên, không bao lâu sau, vợ anh bị bệnh nặng qua đời; Vu Phần vô cùng đau xót, cáo bệnh từ quan và trở về kinh thành. Vì ông giao du rộng rãi, kẻ ra người vào tấp nập, tiếng tăm vang dậy, làm cho nhà vua nghi kỵ, ra lệnh tước đoạt hết các thị vệ và nghiêm cấm không cho giao du. Vu Phần uất ức không được vui trong lòng; cuối cùng nhà vua cho sứ giả đưa ông trở về nhà cũ. Khi về đến nơi, anh tỉnh giấc mộng, thấy hai người bạn vẫn còn đó, bóng tà dương vẫn chưa khuất về Tây. Nhớ đến câu chuyện trong mộng, anh cùng hai bạn tìm huyệt động nơi gốc cây hòe, thì thấy bầy kiến lúc nhúc bên trong, tích chứa đất làm thành hình dáng giống như thành quách, cung điện, rất khớp với cảnh trong mộng. Hòe An Quốc là quốc gia kiến, Quận Nam Kha cũng như các nơi anh đã từng đi qua đều hiện rõ. Anh giật mình kinh hoàng, mới hay tất cả chỉ là một giấc mộng, cuộc đời và mạng người vô thường, ngắn ngủi; nhân đó, anh quy y với đạo môn, dứt tuyệt không uống rượu nữa và ba năm sau thì qua đời. Tác phẩm Nam Kha Thái Thú Truyện này cũng tương tự với Chẩm Trung Ký (枕中記) với câu chuyện Hoàng Lương Mộng (黃梁夢, Mộng Kê Vàng) của Lô Sanh (盧生). Dựa trên tác phẩm Nam Kha Thái Thú Truyện, sau này Thang Hiển Tổ (湯顯祖) nhà Minh có sáng tác Nam Kha Ký (南柯記). Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隱慧鶴, 1685-1768), vị Thiền tăng của Lâm Tế Tông Nhật Bản cũng có trước tác bộ Hòe An Quốc Ngữ (槐安國語, Kaiankokugo, 2 quyển). Trong bài thơ Đề Thành Sơn Vãn Đối Hiên Bích (題城山晚對軒壁) của Phạm Thành Đại (范成大, 1126-1193) nhà Tống có câu: “Nhất chẩm thanh phong mộng lục la, nhân gian tùy xứ thị Nam Kha (一枕清風夢綠蘿、人間隨處是南柯, tựa gối gió thanh mơ lục la, trên đời có chỗ ấy Nam Kha).” Hay như trong Ngọc Trâm Ký (玉簪記), phần Trùng Hiệu (重效) của Cao Liêm (高濂, ?-?) nhà Minh cũng có câu: “Tùng giáo phân thủ xứ, hữu mộng thác Nam Kha (從敎分手處、有夢托南柯, theo lời đi khắp chốn, vói mộng gởi Nam Kha).” Viên Nhân Pháp Sư (圓因法師, 1910-2002) có sáng tác bài Nam Kha Nhất Mộng (南柯一夢) trong Mao Bồng Trát Ký (茅篷札記): “Tảo lộ phong đăng thiểm điện quang, tổng thị Nam Kha nhất mộng trường, nhân quy hà xứ thanh sơn tại, thanh sơn vô ngữ thán nhân vong (草露風燈閃電光、總是南柯夢一塲、人歸何處青山在,青山無語嘆人亡, sương sớm gió trong ánh chớp loang, thảy đều Nam Kha giấc mộng trường, người về nào chốn núi xanh đó, núi xanh lặng lẽ khóc người thương).” Về phía Việt Nam, trong tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) lại có câu: “Giấc Nam Kha khéo bất bình, bừng con mắt dậy thấy mình tay không.” Hoặc trong bài Lạc Đường của Tú Xương (1871-1907) có câu: “Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn.” Trong Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du (1765-1820) cũng có câu: “Tiếng sen sẽ động giấc hòe, bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.” Ngoài ra, trong các bài tán cúng cầu siêu cho hương linh quá cố có bài: “Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức Cửu Liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai (南柯一夢斷、西域九蓮開、飜身歸淨土、合掌禮如來, Nam Kha giấc mộng dứt, Tây phương chín sen khai, chuyển thân về Tịnh Độ, chấp tay lễ Như Lai).”
(西域): tên gọi chung một dãy các nước ở phương Tây theo tri thức của người Ấn Độ xưa, phạm vi của nó không thể nào hạn định một cách nghiêm mật được. Rộng ra bao gồm cả Ấn Độ, Iran, Ai Cập hiện tại, còn về nghĩa hẹp nó ám chỉ khu vực trung ương Châu Á trong vùng bản địa Tarim của miền Nam bán bộ Tỉnh Tân Cương; ở trung tâm cao nguyên Pamir về phía Đông có các nước như Cao Xương (高昌), Quy Tư (龜茲), Sớ Lặc (疏勒), Sa Xa (莎車), Vu Chấn (于闐); về phía Tây có Giả Thời (赭時), Táp Mạt Kiến (颯秣建), Đỗ Hóa La (覩化羅), v.v. Trong Tây Vức Truyện (西域傳) của Hán Thư (漢書) có ghi khoảng hơn 30 nước phân bố trong địa khu Tây Vức, cho nên mới có thuyết “Tây Vức Tam Thập Lục Quốc (西域三十六國).” Trước khi Trương Khiên (張騫, ?-114 trước CN) đả thông Tây Vức, Hung Nô (匈奴) chi phối thế lực các nước trong khu vực này. Đến thời Hán, phạm vị quản hạt của cơ quan hành chính Tây Vức Đô Hộ Phủ (西域都護府) có 36 nước. Sau này cao tăng Huyền Trang (玄奘, 602-664) có viết tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記, Taishō No. 2087) 12 quyển. Trong Phật Giáo, Tây Vức được dùng để chỉ cho Ấn Độ, quốc độ của chư Phật, Bồ Tát. Như trong bài cúng linh có câu: “Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức Cửu Liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai (南柯一夢斷、西域九蓮開、飜身歸淨土、合掌禮如來, Nam Kha giấc mộng dứt, Tây phương chín sen khai, chuyển thân về Tịnh Độ, chấp tay lễ Như Lai).”
(十類): 10 loại cô hồn. Theo Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi (瑜伽集要焰口施食儀, Taishō No. 1320), quyển 1, cũng như Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Thắng Hội Tu Trai Nghi Quỹ (法界聖凡水陸勝會修齋儀軌, Taishō No. 1497) quyển 3, có liệt kê 10 loại như:
(1) Nhất thiết thủ cương hộ giới, trần lực ủy mạng quân trận tương trì, vị quốc vong thân quan viên tướng sĩ binh tốt cô hồn chúng (一切守疆護界、陳力委命軍陣相持、爲國亡身官員將士兵卒孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của các quan viên, tướng sĩ, binh tốt đã trấn giữ biên cương, đem sức bỏ mạng trong chiến trận, hay vì nước quên mình).
(2) Nhất thiết phụ tài thất khiếm mạng, tình thức câu hệ sinh sản trí mạng, oan gia trái chủ đọa thai cô hồn chúng (一切負財欠命、情識拘繫生產致命、冤家債主墮胎孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người không có tiền tài mất mạng, tình cảm vương vào sinh sản mà bỏ mạng, các oan gia trái chủ sẩy thai).
(3) Nhất thiết khinh bạc Tam Bảo, bất hiếu phụ mẫu, thập ác ngũ nghịch tà kiến cô hồn chúng (一切輕薄三寶、不孝父母、十惡五逆邪見孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người khinh thường Tam Bảo, không có hiếu thảo với cha mẹ, phạm mười điều ác, năm tội nghịch, tà kiến).
(4) Nhất thiết giang hà thủy nịch, đại hải vi thương, phong lãng phiêu trầm thái bảo cô hồn chúng (一切江河水溺、大海爲商、風浪飄沉採寶孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người chết đuối vì lặn lội khắp sông nước, biển lớn để bán buôn, sóng gió nỗi trôi trên biển cả để tìm kho báu).
(5) Nhất thiết biên địa tà kiến trí mạng man di cô hồn chúng (一切邊地邪見致命蠻夷孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của mọi rợ bỏ mạng chốn biên địa, không có chánh kiến).
(6) Nhất thiết phao ly hương tinh khách tử tha châu, vô y vô thác du đãng cô hồn chúng (一切拋離鄉并客死他州、無依無托游蕩孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người du đãng từ bỏ quê hương, bỏ mạng xứ người, không nơi nương tựa, không ai phó thác).
(7) Nhất thiết hà tỉnh đao sách phó hó đầu nhai, tường băng ốc đảo thọ chiết nham tồi, thú giảo trùng thương hoạnh tử cô hồn chúng (一切河井刀索赴火投崖、牆崩屋倒樹折嵒摧、獸咬虫傷橫死孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn bị hoạnh tử vì sông giếng, đao chém, xông vào lửa, nhảy xuống vực, tường sụp, nhà đỗ, cây gãy, núi lỡ, thú cắn, trùng làm thương tổn).
(8) Nhất thiết ngục trung trí mạng, bất tuân vương pháp, tặc khấu thiết đạo, bão khuất hàm oan, đại tịch phân thi phạm pháp cô hồn chúng (一切獄中致命、不遵王法、賊寇劫盜、抱屈銜冤、大辟分屍犯法孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người mất mạng trong ngục thất, không tuân phép vua, trộm cướp, ăn cắp, mang nỗi hàm oan, phạm pháp bị phân thây).
(9) Nhất thiết nô tỳ cấp sử, cần lao trần lực, ủy mạng bần tiện cô hồn chúng (一切奴婢給使、懃勞陳力、委命貧賤孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của các nô tỳ phục dịch, lao nhọc tận sức, bỏ mạng, bần tiện).
(10) Nhất thiết manh lung ám á túc bí thủ quyện, tật bệnh triền miên ung thư tàn hại, quan quả cô độc vô kháo cô hồn chúng (一切盲聾瘖啞足跛手裨、疾病纏綿癰疽殘害、鰥寡孤獨無靠孤魂眾, hết thảy linh hồn cô đơn của những người bị đui điếc, ngọng lịu, chân khập khểnh, tay tàn tật, tật bệnh triền miên, ung thư tàn hại, góa vợ cô độc không nơi nương tựa).
Tuy nhiên, trong bản hiện hành Chánh Khắc Trung Khoa Du Già Tập Yếu (正刻中科瑜伽集要)—khoa nghi cúng Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn do chư tăng thường dùng—được khắc dưới thời nhà Nguyễn vào năm Mậu Tý (1888) đời vua Đồng Khánh và tàng bản tại Chùa Báo Quốc, Thành Phố Huế, lại liệt kê đến 13 loại cô hồn như:
(1) vua chúa cai trị đất nước;
(2) anh hùng tướng lãnh triều đình;
(3) văn thần tể tướng, quan lại;
(4) văn nhân tài tử;
(5) tu sĩ xuất gia Phật giáo;
(6) huyền môn đạo sĩ của Khổng Giáo;
(7) kẻ lang thang không nơi nương tựa nơi đất khách;
(8) binh sĩ chết ngoài chiến trận;
(9) những phụ nữ chết vì sinh con;
(10) những người phỉ báng Tam Bảo và bất hiếu với cha mẹ;
(11) cung phi mỹ nữ trong cung nội;
(12) những vong hồn chết oan uổng; và
(13) pháp giới sáu đường, hết thảy linh hồn trong đại địa, v.v.
Như vậy, con số 10 hay 13, v.v., chỉ là con số tượng trưng để liệt kê những loại cô hồn chính mà thôi. Thật ra trên thế gian có bao nhiêu hạng người thì có bấy nhiêu loại cô hồn. Cho nên, Thập Loại ở đây không phải dừng lại ở ý nghĩa 10 loại, mà còn có nghĩa vô số loại khác nhau. Trong Chúng Sanh Thập Loại Tế Văn (眾生十類祭文, Văn Tế Mười Loại Chúng Sanh) của thi hào Nguyễn Du (阮攸, 1765-1820) có câu: “Trong trường dạ tối tăm trời đất, có khôn thiêng phảng phất u minh, thương thay thập loại chúng sinh, hồn đơn phách chiếc linh đinh quê người…” Hay như trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh (地藏菩薩本願經) có bài tán công hạnh của Ngài rằng: “Địa Tạng Bồ Tát diệu nan luân, hóa hiện kim dung xứ xứ phân, Tam Đồ Lục Đạo văn diệu pháp, Tứ Sanh Thập Loại mông từ ân, minh châu chiếu triệt Thiên Đường lộ, kim tích chấn khai Địa Ngục môn, lụy kiếp thân nhân mông tiếp dẫn, Cửu Liên đài bạn lễ Từ Tôn (地藏菩薩妙難倫、化現金容處處分、三途六道聞妙法、四生十類蒙慈恩、明珠照徹天堂路、金錫振開地獄門、累劫親姻蒙接引、九蓮臺畔禮慈尊, Địa Tạng Bồ Tát mầu khó lường, hóa hiện dung vàng chốn chốn nương, Ba Đường Sáu Nẻo nghe diệu pháp, bốn loài mười loại đội ơn thương, châu sáng chiếu tận Thiên Đường cõi, kim tích chấn mở Địa Ngục toang, nhiều kiếp thân bằng được tiếp dẫn, sen đài Chín Phẩm lễ Từ Tôn).”
(淨邦): tên gọi khác của Tịnh Độ (淨土), chỉ cho một quốc độ trang nghiêm, thanh tịnh, nơi chư Phật thường cư trú. Như trong Phổ Năng Tung Thiền Sư Tịnh Độ Thi (普能嵩禪師淨土詩, CBETA No. 1215) có đoạn: “Tịnh Bang quốc độ diệu vô cùng, thất bảo trang thành Cực Lạc Cung, xứ xứ Ca Lăng tiền cổ vũ, song song Khổng Tước hậu lâm trung, liên khai Thượng Phẩm nan vi tỷ, hoa thổ u hương cánh bất đồng (淨邦國土妙無窮、七寶妝成極樂宮、處處迦陵前鼓舞。雙雙孔雀後林中、蓮開上品難為比、花吐幽香更不同, Tịnh Bang quốc độ tuyệt vô cùng, bảy báu tạo thành Cực Lạc Cung, chốn chốn Ca Lăng chim cổ vũ, nơi nơi Khổng Tước hót trong rừng, sen bày Thượng Phẩm sao sánh được, hoa tỏa hương thơm chốn nào bằng).” Hay như trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證, CBETA No. 1252) quyển 1 cũng có câu: “Ta Bà uế độ tiềm tiêu Ngũ Trược chi căn, Cực Lạc Tịnh Bang tảo hạ Cửu Liên chi chủng (娑婆穢土潛消五濁之根、極樂淨邦早下九蓮之種, Ta Bà cõi nhớp dần tiêu Năm Trược căn nguyên, Cực Lạc Tịnh Bang sớm gieo Chín Sen hạt giống).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập