Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cửu Giới »»
(九界): Chín Cõi. Trừ Phật Giới (佛界) trong Thập Pháp Giới (十法界), tức còn Cửu Giới; gồm: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Sáu cõi đầu là Lục Phàm (六凡), và ba cõi sau là Tam Thánh (三聖). Trong Tịnh Độ Tùy Học (淨土隨學, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1187) quyển Hạ có đoạn: “Mê chi tắc Cửu Giới tạp trần, sanh tử bất tuyệt; ngộ chi tắc Phật đạo viên thành, tịch thường chơn tịnh (迷之則九界雜陳、生死不絕、悟之則佛道圓成、寂常眞淨, khi mê thì Chín Cõi tạp nhiễm, sanh tử không dứt; khi ngộ thì Phật đạo viên thành, vắng lặng thanh tịnh).” Hay trong bài Quan Âm Đại Sĩ Tán (觀音大士贊) của Vi Lâm Thiền Sư Lữ Bạc Am Cảo (爲霖禪師旅泊菴稿, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1442) quyển 4 có câu: “Diệu tướng từ dung đoan nghiêm tự tại, xứ xứ phân hình biến ư Cửu Giới, như nhật phổ nhiệt như nguyệt phổ lương, tầm thanh cứu khổ ứng hiện vô phương (玅相慈容端嚴自在、處處分形遍於九界、如日普熱如月普涼、尋聲救苦應現無方, tướng mầu dung từ đoan nghiêm tự tại, chốn chốn phân thân biến khắp Chín Cõi, như trời rực nóng như trăng mát tươi, tầm thanh cứu khổ ứng hiện cùng nơi).”
(律宗, Ris-shū): học phái chuyên nhấn mạnh về sự tu tập và nghiên cứu giới luật, do Đạo Tuyên (道宣, 596-667) nhà Đường thành lập nên ở Trung Hoa, lấy việc thọ trì Tứ Phần Luật (四分律) cũng như Tam Tụ Tịnh Giới (三聚淨戒) của Bồ Tát làm yếu nhân để thành Phật. Giới luật do đức Phật chế ra được thâu tập thành Luật Tạng; nhưng khi giáo đoàn phân liệt thì giới luật được truyền thừa khác nhau theo 20 bộ phái. Tại Trung Hoa, 4 bộ luật gồm Thập Tụng Luật (十頌律), Tứ Phần Luật (四分律), Tăng Kỳ Luật (僧祇律) và Ngũ Phần Luật (五分律) được lưu truyền. Trong đó, chỉ có Tứ Phần Luật là được phổ biến nhất, từ đó phân phái thành Tướng Bộ Tông (相部宗) của pháp Lệ (法礪, 560-635), Nam Sơn Tông (南山宗) của Đạo Tuyên (道宣, 596-667), Đông Tháp Tông (東塔宗) của Hoài Tố (懷素, 624-697). Học phái này cũng được truyền sang Nhật, và trở thành một trong 6 tông phái lớn vùng Nam Đô. Vào năm 754 (năm thứ 6 niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo [天平勝寳]), Giám Chơn (鑑眞, Ganjin)—cao đệ của Hằng Cảnh (恒景, Kōkei), đệ tử của Đạo Tuyên, đã từ Trung Quốc sang và truyền thừa tông này vào Nhật. Sau đó, ông thành lập 3 giới đàn tại Đông Tự (東寺, Tō-ji), Dược Sư Tự (藥師寺, Yakushi-ji), Quan Thế Âm Tự (觀世音寺, Kanzeon-ji) và khai sáng Đường Chiêu Đề Tự (唐招提寺, Tōshōdai-ji) làm đạo tràng căn bản để nghiên cứu về giới luật cũng như làm ngôi chùa trung tâm chính cho tông phái này. Về sau, tông phái này trãi qua một thời suy vong, nhưng rồi được phục hưng lại nhờ nhóm Thật Phạm (實範, Jitsuhan), Giác Thạnh (覺盛, Kakujō) và Duệ Tôn (叡尊, Eison). Hơn nữa, nhóm Tuấn Nhưng (俊芿, Shunjō), Đàm Chiếu (曇照, Donshō) sang nhà Đường cầu pháp, rồi truyền giới luật vào Nhật và xác lập nên Bắc Kinh Luật (北京律) ở trung tâm Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Senjū-ji), đối lập với Nam Kinh Luật (南京律) của Giác Thạnh. Hiện tại, bên cạnh ngôi chùa Tổng Bản Sơn của Luật Tông là Đường Chiêu Đề Tự, còn có sự hiện hữu của giáo đoàn Chơn Ngôn Luật Tông (眞言律宗), lấy Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji) làm Tổng Bản Sơn.
(性遮): tức Tánh Tội (性罪) và Già Tội (遮罪); hay Tánh Giới (性戒) và Già Giới (遮戒). Tánh Giới là một trong hai giới, là cấm giới được lập ra để đối với Tánh Tội; còn gọi là Tánh Tội Giới (性罪戒), Tánh Trọng Giới (性重戒), Chủ Giới (主戒), Cựu Giới (舊戒); đối lập với Già Giới. Từ quả báo phạm tội mà nói, loại giới luật này thuộc vào hành vi tội ác mang tánh bản chất, như 4 tội Ba La Di (波羅夷) sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối trong Năm Giới; không đợi đến khi đức Phật chế giới, cũng chẳng luận tại gia, xuất gia, thọ giới hay không thọ giới, nếu phạm phải các điều trên, tương lai nhất định chịu quả báo. Vì tội tánh của nó là tội hành, là nhân chính của nghiệp báo, được xã hội công nhận là tội ác, lại có pháp luật quy chế để ngăn chận, nên gọi là Tánh Giới. Đối lại, Già Giới là nương vào sự chế định của đức Phật mà thiết lập. Trừ 4 tội Ba La Di như đã nêu trên, các giới khác đều thuộc vào Già Giới. Như vậy 4 giới trọng 42 giới khinh trong Bồ Tát Giới Bổn (菩薩戒本, Taishō Vol. 24, No. 1500) do Đàm Vô Sấm (s: Dharmarakṣa, 曇無讖) dịch, 6 giới trọng 28 giới khinh trong Phật Thuyết Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Kinh (佛說仁王般若波羅蜜經, Taishō Vol. 8, No. 245) quyển Hạ, 10 giới trọng 48 giới khinh trong Phạm Võng Kinh (梵網經, Taishō Vol. 24, No. 1484) quyển Hạ, v.v., đều nương vào Tánh Giới, Già Giới mà chia ra nặng nhẹ. Trong Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Sơ Tân (梵網經菩薩戒初津, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 39, No. 700) quyển 3 có đoạn: “Vị tín giả linh sanh tín, vị do cấm giới uy lực, năng linh Tánh Già chi nghiệp thanh tịnh, phát khởi nhất thiết chúng sanh chánh tín chi tâm cố (未信者令生信、謂繇禁戒威力、能令性遮之業清淨、發起一切眾生正信之心故, người chưa tin khiến sanh niềm tin, nghĩa là do oai lực của cấm giới, có thể khiến cho nghiệp của Tánh Già thanh tịnh, vì phát khởi tâm chánh tín của hết thảy chúng sanh).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập