Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cửu Điều Kiêm Thật »»
(九條良經, Kujō Yoshitsune, 1169-1206) hay Đằng Nguyên Lương Kinh (藤原良經, Fujiwara-no-Yoshitsune): nhà công gia sống vào khoảng đầu thời Liêm Thương, ca nhân, người con trai thứ của vị Quan Bạch Cửu Điều Kiêm Thật (九條兼實, Kujō Kanezane), thường gọi là Hậu Kinh Cực Điện (後經極殿). Ông đã từng làm qua chức Nhiếp Chính, Thái Chính Đại Thần. Ông có để lại tác phẩm Thu Tiểu Nguyệt Thanh Tập (秋篠月清集) và Nhật Ký với tên gọi Điện Ký (殿記).
(久我通親, Kuga-no-Michichika): tức Nguyên Thông Thân (源通親, Minamoto-no-Michichika, 1149-1202), nhà quý tộc, công gia, chính trị gia sống vào đầu thời Liêm Thương, con của Nguyên Nhã Thông (源雅通, Minamoto-no-Masamichi), thuộc hàng cháu của Thôn Thượng Nguyên Thị (村上源氏, Murakami Genji); biệt danh là Thổ Ngự Môn Nội Đại Thần (土御門內大臣), Phi Tướng Quân (飛將軍), Nguyên Bác Lục (源博陸). Có thuyết cho rằng ông là thân phụ của Thiền Sư Đạo Nguyên (道元, Dōgen). Trong Tào Động Tông vẫn thường gọi ông là Cửu Ngã Thông Thân. Ông từng bài xích vị Quan Bạch Cửu Điều Kiêm Thật (九條兼實, Kujō Kanezane), người kết thân với Nguyên Lại Triều (源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo); giúp cho cháu ngoại Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇, Gotsuchimikado Tennō, tại vị 1464-1500) lên ngôi và nắm quyền thế. Ông có sở trường về Hòa Ca, có trước tác Cao Thương Viện Nghiêm Đảo Ngự Hạnh Ký (高倉院嚴島御幸記), v.v.
(藤原兼實, Fujiwara Kanezane, 1149-1207): còn gọi là Cửu Điều Kiêm Thật (九條兼實, Kujō Kanezane), vị cao quan sống từ cuối thời Bình An cho đến đầu thời Liêm Thương, ông tổ của dòng họ Cửu Điều (九條, Kujō), là bậc thượng thủ của hàng công khanh nghị tấu, sau trở thành Nhiếp Chính rồi làm đến chức Quan Bạch (關白, Kampaku). Ông rất giỏi về Hòa Ca, Thư Đạo, tự xưng là Nguyệt Luân Quan Bạch (月輪關白).
(慈圓, Jien, 1155-1225): ca nhân và vị Tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, Thiên Thai Tọa Chủ đời thứ 62, 65, 69, 71; húy Đạo Khoái (道快), Từ Viên (慈圓), thông xưng là Cát Thủy Tăng Chánh (吉水僧正), Vô Động Tự Pháp Ấn (無動寺法印), thụy hiệu là Từ Trấn Hòa Thượng (慈鎭和尚), con của vị Quan Bạch Đằng Nguyên Lại Thông (藤原賴通, Fujiwara-no-Yorimichi), em của Cửu Điều Kiêm Thật (九條兼實, Kujō Kanezane). Năm 1182, ông thọ pháp Quán Đảnh với Toàn Huyền (全玄) ở Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) và kế thừa Dòng Thai Mật Tam Muội (台密三昧流). Từ năm 1192 trở về sau, thỉnh thoảng ông được bổ nhiệm làm Thiên Thai Tọa Chủ và sau đó làm vị tăng hộ trì cho Hậu Điểu Vũ Thượng Hoàng (後鳥羽上皇, Gotoba Jōkō). Được sự viện trợ của tướng Quân Nguyên Lại Triều (源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo), ông mở hội Khuyến Học Giảng (勸學講) tại Đại Thừa Viện (大乘院) của Vô Động Tự (無動寺, Mudō-ji) và tận lực dưỡng thành học tăng. Trước tác Ngu Quản Sao (愚管抄) của ông là một tác phẩm trình bày quan điểm lịch sử độc đáo của bản thân ông trên cơ sở đạo lý. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng với tư cách là ca nhân, hoạt động đắc lực trong ca đàn do Hậu Điểu Vũ Thượng Hoàng chủ trì. Trước tác ông để lại có Ngu Quản Sao (愚管抄) 7 quyển, Thập Ngọc Tập (拾玉集) 7 quyển, Thiên Thai Quán Học Giảng Duyên Ký (天台觀學講緣記) 1 quyển, Tỳ Lô Giá Na Biệt Hành Kinh Sao (毘盧遮那別行經鈔) 2 quyển, v.v.
(選擇本願念佛集, Senchakuhongannembutsushū): tông điển căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, thuật về yếu chỉ sâu xa của bổn nguyện do đức Phật A Di Đà tuyển chọn, và thuyết về việc pháp môn Niệm Phật là giáo lý tương ứng với thời mạt pháp; do Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên [法然, Hōnen, 1133-1212]) soạn, 1 quyển; được soạn thuật vào năm 1198 (Kiến Cửu [建久] thứ 9) thể theo lời thỉnh cầu của Cửu Điều Kiêm Thật (九條兼實, Kujō Kanezane). Thông thường, tác phẩm này được gọi tắt là Tuyển Trạch Tập (選擇集, Senchakushū). Cơ sở soạn thuật Tuyển Trạch Tập được xem như có trong tác phẩm Nghịch Tu Thuyết Pháp (逆修說法) cũng như Tam Bộ Kinh Thích (三部經釋); cho nên nó được hình thành trước khi đem ra giảng thuyết ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) vào năm đầu (1190) niên hiệu Kiến Cửu. Bản thảo hiện tồn ở Lô Sơn Tự (盧山寺), Kyoto; đầu đề hàng chữ “Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (選擇本願念佛集)”, “Nam Mô A Di Đà Phật, Vãng Sanh Chi Nghiệp Niệm Phật Vi Tiên (南無阿彌陀佛、徃生之業念佛爲先)” tương truyền do chính tay Nguyên Không viết. Nội dung của thư tịch này được chia làm 16 chương: (1) Nhị Môn Chương (二門章), (2) Nhị Hạnh Chương (二行章), (3) Bổn Nguyện Chương (本願章), (4) Tam Bối Chương (三輩章), (5) Niệm Phật Lợi Ích Chương (念佛利益章), (6) Đặc Lưu Chương (特留章), (7) Nhiếp Thủ Chương (攝取章), (8) Tam Tâm Chương (三心章), (9) Tứ Tu Chương (四修章), (10) Hóa Tán Chương (和讚章), (11) Ước Đối Chương (約對章), (12) Phó Chúc Chương (付囑章), (13) Đa Thiện Chương (多善章), (14) Chứng Thành Chương (証誠章), (15) Hộ Niệm Chương (護念章), (16) Ân Cần Chương (慇懃章). Hầu hết các chương đều có trích dẫn văn trong 3 bộ kinh của Tịnh Độ, thuật rõ ý kinh theo giải thích của Đại Sư Thiện Đạo (善導), nêu rõ yếu chỉ đức Phật A Di Đà tuyển chọn chỉ một hạnh Niệm Phật trong muôn vàn pháp môn của Phật đạo, và chính đó là pháp môn duy nhất có thể giúp chúng sanh vãng sanh về thế giới Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂). Căn cứ của chủ trương này thông qua quá trình chọn lựa ba tầng, được thể hiện mang tính lý luận; tức làm sáng tỏ vấn đề chính một hạnh Xưng Danh (xưng tán danh hiệu) là Chánh Định Nghiệp. Nhờ chuyên tu Chánh Định Nghiệp này mà được an tâm, như trong đoạn văn khai tông của Quán Kinh Sớ (觀經疏) có giải thích lập trường căn bản là: “Nhất tâm chuyên niệm danh hiệu Di Đà, chẳng kể xa gần thời gian khi đi đứng nằm ngồi, người không xả từng niệm, đây gọi là Nghiệp Chánh Định; vì lẽ thuận theo nguyện của đức Phật kia.” Tuyển Trạch Tập có thể được xem như là thư tịch làm sáng tỏ một cách có hệ thống nội dung khai tông của Tịnh Độ Tông. Sau khi Nguyên Không qua đời, sách này được khai bản, nhưng gặp phải khá nhiều phản hưởng mạnh, như Cao Biện (高辨) ở Mẫu Vĩ (栂尾, Tsugao), Định Chiếu (定照) ở Tinh Hạ (幷榎, Namie), v.v., bị phía Thánh Đạo Môn công kích mãnh liệt. Tuy nhiên, chính tác phẩm này đã mang lại ảnh hương vô cùng to lớn cho Phật Giáo Liêm Thương. Tuyển Trạch Tập được truyền thừa như là điển tịch trọng yếu của chư Tổ; nhưng chung quanh việc giải thích của môn hạ Nguyên Không về thư tịch, lại nảy sinh đối lập, và cuối cùng phát triển thành nhiều dòng phái khác nhau. Chính sự đối lập này càng tăng lên thì nhiều sách chú thích về thư tịch này càng xuất hiện, thậm chí lên đến 521 bộ. Riêng trong Chơn Tông đã có 266 bộ. Nguyên bản hiện được bảo tồn tại Lô Sơn Tự. Tuyển Trạch Tập được thâu tập vào trong Pháp Nhiên Thượng Nhân Toàn Tập (法然上人全集) của Thạch Tỉnh Giáo Đạo (石井敎道, Ishi Kyōdō), Tịnh Độ Tông Toàn Thư (淨土宗全書) 7.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập