Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cư vũ »»
(五家七宗, Gokeshichishū): Thiền Tông của Trung Quốc từ vị Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨), kinh qua Nhị Tổ Huệ Khả (慧可), Tam Tổ Tăng Xán (僧燦), Tứ Tổ Đạo Tín (道信), và Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍); sau đó thì phân ra thành Bắc Tông Thiền của Thần Tú (神秀) và Nam Tông Thiền của Huệ Năng (慧能). Nam Tông Thiền thì hưng thạnh từ cuối thời Trung Đường. Đặc biệt hệ thống của hai vị đệ tử của Huệ Năng là Nam Nhạc Hoài Nhượng (南岳懷讓) và Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思) thì trở thành chủ lưu Thiền Tông từ cuối thời nhà Đường trở đi; về sau hệ thống này lại phân phái ra thành Ngũ Gia Thất Tông vốn cao xướng Tông phong đặc dị của họ. Cuối thời nhà Đường, Tông Quy Ngưỡng (潙仰宗) phát xuất từ dòng Thiền của Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), môn hạ của Nam Nhạc, càng lúc càng phát triển mạnh mẽ; rồi tiếp theo thì Tông Lâm Tế vốn chủ trương Thiền phong đại cơ đại dụng cũng bắt đầu hình thành, và sau đó thì Hoàng Long Phái (黃龍派) và Dương Kì Phái (楊岐派) do người sáng lập ra là môn hạ của Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓) cũng ra đời. Đối với việc thành lập Ngữ Lục Thiền vào thời Bắc Tống vốn đại biểu là hai bộ Mã Tổ Tứ Gia Lục (馬祖四家錄) và Hoàng Long Tứ Gia Lục (黃龍四家錄), những người của Phái Hoàng Long đã đóng góp rất nhiều; tuy nhiên phái này thì lại sớm bị suy vong. Mặt khác, Phái Dương Kì thì được rất nhiều vị thuộc tầng lớp sĩ phu thời Bắc Tông quy y theo, nên từ cuối thời nhà Minh cho đến đầu thời nhà Thanh thì hưng long rực rỡ. Còn Tào Động Tông thì chủ trương Thiền phong chuyên ngồi Thiền và tu Ngũ Vị (五位), nên không phát triển mạnh như Lâm Tế Tông được. Pháp Nhãn Tông thì vào đầu thời nhà Tống nhân có nhà họ Tiền (錢) ở Giang Nam quy y theo, đã thể hiện hưng thạnh rất rõ ràng đến nỗi đã thành lập nên được Tổ Đường Tập (祖堂集) và Truyền Đăng Lục (傳燈錄) với tính cách là tập đoàn chuyên tu theo lối công án niệm tụng. Bộ Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論) của Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益), tác phẩm nói lên hết tất cả đặc sắc của bốn Tông kia, lần đầu tiên xuất hiện. Vân Môn Tông (雲門宗) thì chiếm cứ vùng Quảng Đông, rồi sau đó thì kế thừa bước chân của Pháp Nhãn Tông và phát triển mạnh ở vùng đất Giang Nam, song đến cuối thời Nam Tống thì tiêu mất bóng dáng. Sự khác nhau của Ngũ Gia là sự khác nhau về Tông phong, còn Tông chỉ thì chẳng có gì khác nhau cả. Chính Đạo Nguyên (道元, Dogen) cũng cho rằng: “Cho dầu là Ngũ Gia đi nữa thì cũng chỉ Một Phật Tâm Ấn mà thôi.”
(源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo, 1147-1199, tại nhiệm 1192-1194): vị Tướng Quân đầu tiên của chính quyền Mạc Phủ Liêm Thương, người khai sáng ra chế độ chính trị Võ Gia, con trai thứ 3 của Nguyên Nghĩa Minh (義明, Minamoto-no-Yoshitomo); thông xưng là Tam Lang (三郎), Tá Điện (佐殿), Võ Vệ (武衛), Liêm Thương Điện (鎌倉殿), Nguyên Nhị Vị (源二位), Hữu Đại Tướng Quân (右大將軍), Hữu Mạc Hạ (右幕下); tên lúc nhỏ là Quỷ Võ Giả (鬼武者), Quỷ Võ Hoàn (鬼武丸); thần hiệu là Bạch Kỳ Đại Minh Thần (白旗大明神); giới danh là Võ Hoàng Khiếu Hậu Đại Thiền Môn (武皇嘯厚大禪門). Thân phụ ông là Nguyên Nghĩa Triều (源義朝, Minamoto-no-Yoshitomo); thân mẫu là Do Lương Ngư Tiền (由良御前, Yura Gozen), con gái của (藤原季範, Fujiwara-no-Suenori). Trong vụ loạn Bình Trị (平治), ông bị lưu đày đến vùng Y Đậu (伊豆, Izu), sau đến năm 1180, ông phụng mạng sắc chỉ của Dĩ Nhân Vương (以仁王, Mochihitoō), cử binh truy thảo dòng họ Bình (平, Taira), rồi bị bại trận ở Thạch Kiều Sơn (石橋山, Ishibashiyama); nhưng sau đó thì đại thắng trong trận chiến ở Phú Sĩ Xuyên (富士川). Ông chiếm cứ vùng Đông Quốc (東國, Tōgoku) ở Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) và mở ra chính quyền Mạc Phủ. Ông nhận Phạm Lại (範賴, Noriyori), Nghĩa Kinh (義經, Yoshitsune) làm em, diệt vong Nguyên Nghĩa Trọng (源義仲, Minamoto-no-Yoshinaka) và dòng họ Bình. Sau đó, ông định ra quy chế thủ hộ địa đầu; và từng làm các chức quan như Chánh Nhị Vị (正二位), Quyền Đại Nạp Ngôn (權大納言), Hữu Cận Vệ Đại Tướng (右近衛大將), Chinh Di Đại Tướng Quân (征夷大將軍).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập