Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cố Viêm Võ »»
(彝倫): có hai nghĩa. (1) Lý thường, đạo thường. Như trong tác phẩm tự Tri Lục (日知錄), phần Di Luân (彝倫), của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682) nhà Thanh, có định nghĩa rằng: “Di luân giả, thiên địa chi thường đạo (彝倫者、天地人之常道, di luân là đạo thường của trời đất).” (2) Chỉ luân thường đạo lý. Như trong Tông Thống Biên Niên (宗統編年, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1600) quyển 1 có câu: “Minh đạo đức dĩ tự di luân, hành nhân ngĩa nhi chánh phong tục (明道德以敘彝倫、行仁義而正風俗, sáng đạo đức để tỏ luân thường, hành nhân nghĩa để sửa phong tục).”
(行狀): là một thể loại văn chương ghi lại sơ lược tất cả những việc làm, sinh hoạt, quê quán, ngày tháng năm sinh và năm mất của một người nào đó; còn gọi là Hành Trạng Ký (行狀記), Hành Thuật (行述), Hành Thật (行實), Hành Nghiệp (行業), Hành Nghiệp Ký (行業記). Dưới thời nhà Hán thì gọi là Trạng, và từ thời nhà Nguyên trở về sau thì gọi là Hành Trạng. Nguồn gốc của Hành Trạng khởi đầu vào thời Đông Hán (東漢, 25-220), đến thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (魏晉南北朝, 220-589) thì bắt đầu thịnh hành; được tìm thấy trong phần trích dẫn về hành trạng của chư vị hiền đi trước của Truyện Viên Thiệu (袁紹), Ngụy Chí (魏志) 6 thuộc Tam Quốc Chí (三國志); hay trong Truyện Vương Ẩn (王隱) của Tấn Thư (晉書) quyển 82, cho biết rằng Vương Ẩn lúc nhỏ rất thích học, có chí viết ký thuật, thường ghi chép lại những sự việc nhà Tấn cũng như hành trạng của chư vị công thần. Có một số ký thuật hành trạng nổi tiếng qua các triều đại của Trung Quốc. Tỷ dụ như dưới thời nhà Đường (唐, 618-907) có Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀), 1 quyển, không rõ tác giả; Đổng Tấn Hành Trạng (董晉行狀) của Hàn Dũ (韓愈, 768-824); Hàn Lại Bộ Hành Trạng (韓吏部行狀) của Lý Cao (李翱, 774-836), v.v. Thời nhà Tống (宋, 960-1279) có Tư Mã Ôn Công Hành Trạng (司馬溫公行狀) của Tô Thức (蘇軾, 1037-1101); Phó Anh Châu Khất Đan Hành Trạng (赴英州乞舟行狀) cũng của Tô Thức; Minh Đạo Tiên Sinh Hành Trạng (明道先生行狀) của Trình Di (程頤, 1033-1107); Hoàng Khảo Lại Bộ Chu Công Hành Trạng (皇考吏部朱公行狀) của Chu Hy (朱熹, 1130-1200); Trương Ngụy Công Hành Trạng (張魏公行狀) của Chu Hy; Triều Phụng Đại Phu Văn Hoa Các Đãi Chế Tặng Bảo Mô Các Trực Học Sĩ Thông Nghị Đại Phu Thụy Văn Chu Tiên Sinh Hành Trạng (朝奉大夫文華閣待制贈寶謨閣直學士通議大夫諡文朱先生行狀) của Hoàng Càn (黃乾, 1152-1221), v.v. Thời nhà Nguyên (元, 1206-1368) có Cao Phong Thiền Sư Hành Trạng (高峰禪師行狀) của Triệu Mạnh Phủ (趙孟頫, 1254-1322). Dưới thời nhà Minh (明, 1368-1662) thì có Thành Ý Lưu Công Cơ Hành Trạng (誠意伯劉公基行狀) của Hoàng Bá Sanh (黃伯生, ?-?); Tự Tự Tiên Thế Hành Trạng (自敘先世行狀) của Hoàng Tá (黃佐, 1490-1566); Viên Trung Lang Hành Trạng (袁中郎行狀) của Viên Trung Đạo (袁中道, 1570-1623), v.v. Thời nhà Thanh (清, 1616-1911) có Ngô Đồng Sơ Hành Trạng (吳同初行狀) của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682). Về hành trạng của Phật Giáo, trong Nghệ Văn Chí (藝文志) của Tân Đường Thư (新唐書) quyển 59 có Tăng Già Hành Trạng (僧伽行狀) do Tân Sùng (辛崇) soạn, 1 quyển; trong Thiên Tăng Hành (僧行篇) của Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集) quyển 23 có phần Chư Tăng Luy Hành Trạng (諸僧誄行狀). Trong Đại Tạng Kinh của Phật Giáo có Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀, Taishō Vol. 50, No. 2052), 1 quyển; Huyền Tông Triều Phiên Kinh Tam Tạng Thiện Vô Úy Tặng Hồng Lô Khanh Hành Trạng (玄宗朝翻經三藏善無畏贈鴻臚卿行狀, Taishō Vol. 50, No. 2055), do Lý Hoa (李華) soạn, 1 quyển; Đại Đường Cố Đại Đức Tặng Tư Không Đại Biện Chánh Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hành Trạng (大唐故大德贈司空大辨正廣智不空三藏行狀, Taishō Vol. 50, No. 2056) do Triệu Thiên (趙遷) soạn, 1 quyển; Đại Đường Thanh Long Tự Tam Triều Cúng Phụng Đại Đức Hành Trạng (大唐青龍寺三朝供奉大德行狀, Taishō Vol. 50, No. 2057, không rõ tác giả), 1 quyển, v.v. Trong Kim Thạch Tụy Biên (金石萃編) quyển 134 có Truyền Ứng Pháp Sư Hành Trạng (傳應法師行狀); Tục Kim Thạch Tụy Biên (續金石萃編) quyển 17 có Chiêu Hóa Tự Chính Thiền Sư Hành Trạng (昭化寺政禪師行狀), v.v.
(焄蒿): hương vị xuất phát từ vật phẩm dâng cúng trong khi cúng tế, sau đó từ này cũng được dùng để chỉ cho việc cúng tế. Như trong bài thơ Trừ Dạ Cảm Hoài (除夜感懷) có câu: “Huân hao phụng từ sự, khổ lệ lạc tửu chi (焄蒿奉祠事、苦淚落酒巵, cúng tế phụng thờ việc, lệ đắng chén rượu rơi).” Hay trong bài thơ Long Môn (龍門) của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682) nhà Thanh lại có câu: “Nhập miếu huân hao tiếp, lâm lưu tưởng tượng tồn (入廟焄蒿接、臨流想像存, vào miếu cúng tế tiếp, đến dòng tưởng tượng còn).” Trong Hoằng Minh Tập (弘明集, Taishō Vol. 52, No. 2102) quyển 3, phần Thích Quân Thiện Nan (釋均善難), có đoạn: “Vi khuyến hóa chi bổn, diễn huân hao chi đáp, minh lai sanh chi nghiệm (爲勸化之本、演焄蒿之答、明來生之驗, lấy khuyến hóa làm gốc, bày cúng tế đáp đền, rõ đời sau ứng nghiệm).” Lại trong Tứ Minh Tôn Giả Giáo Hành Lục (四明尊者敎行錄, Taishō Vol. 46, No. 1937) quyển 7, phần Loa Khê Di Tháp Ký (螺谿移塔記), có câu: “Tuy nhiên học giả chi đốc, tư chi chí huân hao thê sảng (雖然學者信之篤、思之至焄蒿悽愴, tuy nhiên học giả dốc một lòng tin, nghĩ đến tận cùng cúng tế thật xót thương).”
(蘭蕙): chỉ cho Lan và Huệ, đều thuộc loại cỏ thơm; phần lớn được dùng để dụ cho người hiền. Như trong Hán Thư (漢書), Truyện Dương Hùng (揚雄傳) có câu: “Bài ngọc hộ nhi dương kim phố hề, phát Lan Huệ dữ Khung Cùng (排玉戶而颺金鋪兮、發蘭蕙與穹窮, bỏ cửa ngọc mà bày tiệm vàng chừ, tốt Lan Huệ với Khung Cùng).” Hay trong bài thơ Bệnh Tà (疾邪) của Triệu Nhất (趙壹, ?-?) nhà Hán lại có câu: “Bị hạt hoài kim ngọc, lan huệ hóa vi sô (被褐懷金玉、蘭蕙化為芻, kẻ nghèo nhớ vàng ngọc, người hiền hóa thành rơm).” Hoặc trong bài thơ Tống Lý Sanh Nam Quy Ký Tải Lạp Vương Tích Xiển Nhị Cao Sĩ (送李生南歸寄戴笠王錫闡二高士) của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682) nhà Thanh cũng có câu: “Phong xuy Lan Huệ sắc, nhất dạ lạc Quan Trung (風吹蘭蕙色、一夜落關中, gió thổi màu Lan Huệ, một đêm xuống Quan Trung).”
(王官): có hai nghĩa. (1) Là quan viên của vương triều. Như trong bài thơ Vương Mạng (王命) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường có câu: “Thâm hoài dụ Thục ý, đỗng khốc vọng vương quan (深懷喻蜀意、慟哭望王官, nhớ hoài rõ ý Thục, gào khóc trông vương quan).” Hay trong Cô Trung Tùy Bút (菰中隨筆) của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682) nhà Thanh cũng có câu: “Triều đình thường thu kỳ tuấn vĩ, dĩ bổ vương quan chi khuyết (朝廷常收其俊偉、以補王官之缺, triều đình thường thâu nạp người tuấn kiệt, để bổ sung sự thiếu sót của quan vua).” (2) Là thuộc quan của Phiên Vương Phủ (藩王府). Như trong Cảnh Thế Thông Ngôn (警世通言), phần Triệu Xuân Nhi Trọng Vượng Tào Gia Trang (趙春兒重旺曹家莊), có đoạn: “Nhất niên nhị tải, tựu thăng nhĩ cố vương quan, hữu quan vô chức (一年二載、就陞你做王官、有官無職, một hai năm, lại thăng ngươi lên làm chức quan, hữu danh mà vô thực).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập