Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu »»
(鼓山先興聖國師和尚法堂玄要廣集, Kuzansenkōshōkokushioshōhattōgenyōkōshū): 1 quyển, còn gọi là Cổ Sơn Thần Yến Thiền Sư Ngữ Lục (鼓山神晏, Kuzanshinanzenjigoroku), do Cổ Sơn Thần Yến (鼓山神晏) soạn, san hành năm thứ 8 (1138) niên hiệu Thiệu Hưng (紹興). Vốn thâu tập những Ngữ Lục của Cổ Sơn Thần Yến, tác phẩm này được thâu lục vào trong Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) 4 và Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄) 37. Nội dung của nó gồm những ngữ yếu thượng đường, lời vấn đáp với các vị tăng, lời dạy của chư vị tôn túc ở các nơi, lời thăm hỏi của các bậc đế vương, cọng thêm lời tựa của Thiệu Văn (紹文) ghi năm thứ 3 (965) niên hiệu Càn Đức (乾德) và văn lời bạt do Sĩ Khuê (士珪) ở Cổ Sơn soạn vào năm thứ 8 (1138) niên hiệu Thiệu Hưng đời vua Cao Tông nhà Nam Tống.
(古尊宿語錄, Kosonshukugoroku): 48 quyển, do Tăng Đĩnh Thủ Trách (僧挺守賾) nhà Tống biên tập, san hành vào năm thứ 45 (1617) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆). Bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) 4 quyển được cư sĩ Giác Tâm (覺心) tái san hành vào năm thứ 3 (1267) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳). Trong khoảng thời gian đó, bộ này được rất nhiều Thiền giả thuộc hệ Lâm Tế bổ sung thêm, đến khi được cho thâu lục vào Đại Tạng Kinh nhà Minh (Nam Tạng), nó trở thành bản hiện hành với 48 quyển và 35 bậc Thiền tượng và được san hành tại Hóa Thành Tự (化城寺) ở Kính Sơn (徑山) vào năm thứ 45 niên hiệu Vạn Lịch. Đây là bộ Ngữ Lục rất quan trọng để có thể biết được những lời dạy về cơ duyên, hành trạng của các bậc cao tăng thạc đức dưới thời nhà Tống. Bên cạnh các Ngữ Lục liệt kê trong bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu, có 17 Ngữ Lục của các Thiền sư khác lại được thêm vào nữa, gồm có:
(1) Nam Nhạc Đại Huệ Thiền Sư Ngữ (南嶽大慧禪師語, Nangakudaiezenjigo) của Nam Nhạc Hoài Nhượng (南嶽懷讓),
(2) Mã Tổ Đại Tịch Thiền Sư Ngữ (馬祖大寂禪師語, Basodaijakuzenjigo) của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一),
(3) Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư Ngữ (百丈懷海禪師語, Hakujōekaizenjigo) của Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海),
(4) Quân Châu Hoàng Bá Đoạn Tế Thiền Sư Ngữ (筠州黃檗斷濟禪師語, Kinshūōbakudanzaizenjigo) và Uyển Lăng Lục (苑陵錄, Enryōroku) của Hoàng Bá Hy Vận (黃檗希運),
(5) Hưng Hóa Thiền Sư Ngữ Lục (興化禪師語錄, Kōkezenjigoroku) của Hưng Hóa Tồn Tương (興化存奬),
(6) Phong Huyệt Thiền Sư Ngữ Lục (風穴禪師語錄, Fuketsuzenjigoroku) của Phong Huyệt Diên Chiểu (風穴延沼),
(7) Phần Dương Chiêu Thiền Sư Ngữ Lục (汾陽昭禪師語錄, Funyōshōzenjigoroku) của Phần Dương Thiện Chiêu (汾陽善昭),
(8) Từ Minh Thiền Sư Ngữ Lục (慈明禪師語錄, Jimyōzenjigoroku) của Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓),
(9) Bạch Vân Đoan Thiền Sư Ngữ (白雲端禪師語, Hakuuntanzenjigo) của Bạch Vân Thủ Đoan (白雲守端),
(10) Phật Chiếu Thiền Sư Kính Sơn Dục Vương Ngữ (佛照禪師徑山育王語, Busshōzenjikeizanikuōgo) của Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光),
(11) Bắc Nhàn Giản Thiền Sư (北礀簡禪師, Hokkankanzenji) của Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡),
(12) Vật Sơ Quán Thiền Sư (物初觀禪師, Mosshokanzenji) của Vật Sơ Đại Quán (物初大觀),
(13) Hối Cơ Thiền Sư Ngữ Lục (晦機禪師語錄, Kaikizenjigoroku) của Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙),
(14) Quảng Trí Toàn Ngộ Thiền Sư (廣智全悟禪師, Kōchizengozenji) của Tiếu Ẩn Đại Hân (笑隱大訢),
(15) Trọng Phương Hòa Thượng Ngữ Lục (仲方和尚語錄, Chūhōoshōgoroku) của Trọng Phương Thiên Luân (仲方天倫),
(16) Giác Nguyên Đàm Thiền Sư (覺原曇禪師, Kakugendonzenji) của Giác Nguyên Từ Đàm (覺原慈曇), và
(17) Phật Chiếu Thiền Sư Tấu Đối Lục (佛照禪師奏對錄, Busshōzenjisōtairoku) của Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光).
Trong khi đó, người biên tập là Định Nham Tịnh Giới (定巖淨戒, ?-1418) đã lược bớt khá nhiều, về sau trong bộ Vạn Lịch Bản Đại Tạng Kinh (萬曆版大藏經, tức Gia Hưng Tạng) đã có ý hồi phục lại nguyên hình và trở thành hình thức hiện tại. Trên đây là quá trình phát triển từ bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu cho đến Bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Lục đã trải qua như thế nào, ngoài ra Hối Thất Sư Minh (晦室師明, tiền bán thế kỷ thứ 13) còn tiếp tục biên tập lại bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu và cho san hành vào năm 1238 ở Cổ Sơn bộ Tục Khai Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續開古尊宿語要, Zokukaikosonshukugoyō) gồm 80 Ngữ Lục của các Thiền sư. Dường như ông có ý muốn thâu tập cho được 100 Ngữ Lục, nhưng rốt cuộc không thành công.
(投子和尚語錄, Tōsuoshōgoroku): 1 quyển, do Đầu Tử Đại Đồng (投子大同) soạn, được san định vào năm thứ 2 (961) niên hiệu Kiến Long (建隆). Với tư cách là Ngữ Lục của Đầu Tử Đại Đồng, tác phẩm này thâu lục những lời thị chúng và vấn đáp, v.v. Nó được thâu lục vào trong Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) 1 và Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄) 36.
(晦翁悟明, Kaiō Gomyō, ?-?): vị tăng của Phái Đại Huệ (大慧派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hối Ông (晦翁), tự xưng là Chơn Lãn Tử (眞懶子), xuất thân Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), pháp từ của Mộc Am An Vĩnh (木庵安永) ở Cổ Sơn (鼓山). Ông đã từng trú trì các nơi như Sùng Phước Tự (崇福寺) ở Tuyền Châu (泉州, Tỉnh Phúc Kiến), Tịnh Từ Tự (淨慈寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), v.v. Chính ông biên tập bộ Tông Môn Liên Đăng Hội Yếu (宗門聯燈會要, 30 quyển), và năm thứ 10 (1183) niên hiệu Hưởng Hy (淳熙), ông ghi thêm lời tựa cho bộ này tại Tiềm Quang Đường (潛光堂). Các cổ tắc công án của Phái Đại Huệ đều do ông biên tập nên, và sau này được dùng rất rộng rãi trong Thiền lâm. Cuốn Hối Ông Minh Thiền Sư Ngữ Yếu (晦翁明禪師語要, 1 quyển) được thâu lục vào trong Tục Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續古尊宿語要).
(臨濟錄, Rinzairoku): bộ Ngữ Lục của Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄) nhà Đường, được xem như là do đệ tử ông là Huệ Nhiên Tam Thánh (慧然三聖) biên tập, nhưng bản hiện hành thì do Viên Giác Tông Diễn (圓覺宗演) nhà Tống tái biên và trùng san vào năm thứ 2 (1120) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和). Lâm Tế Lục này được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản, thỉnh thoảng được khai bản và tôn trọng như là "vua của các Ngữ Lục". Với đầu quyển có lời tựa của Mã Phòng (馬防), toàn thể bộ này gồm có 4 phần chính: Thượng Đường Ngữ (上堂語), Thị Chúng (示眾), Kham Biện (勘辨), Hành Lục (行錄). Ngoài ra, bài Chơn Định Thập Phương Lâm Tế Huệ Chiếu Huyền Công Đại Tông Sư Đạo Hạnh Bi (眞定十方臨濟慧照玄公大宗師道行碑) và Lâm Tế Chánh Tông Bi Minh (臨濟正宗碑銘) cũng được thâu lục vào đây. Trong phần Thượng Đường Ngữ tập trung những lời giáo huấn cho chúng đệ tử và những câu vấn đáp lấy lời giáo huấn ấy làm khế cơ. Phần Thị Chúng là Ngữ Lục giảng nghĩa, với ngôn từ rất khẩn thiết nhắn nhủ chúng đệ tử. Phần Kham Biện là phần ký lục ghi lại những lời vấn đáp qua lại giữa các Thiền tăng có nêu tên như Triệu Châu (趙州), Ma Cốc (麻谷), v.v. Và phần Hành Lục là phần ghi lại nhân duyên vì sao ông đã đạt ngộ với Hoàng Bá, quá trình tu hành với vị này như thế nào, quá trình đi hành cước các nơi, cho đến khi qua đời. Dưới thời nhà Đường có nhiều Ngữ Lục xuất hiện, mỗi Ngữ Lục đều phản ánh cá tánh của Thiền giả và cho ta thấy được sự rộ nở của trăm hoa. Thế nhưng qua những ngữ cú tản mạn khắp nơi trong bộ Ngữ Lục này như "bậc chân nhân không giai vị", "đạo nhân không nương tựa", "vô sự là quý nhân", "nếu tùy nơi làm chủ thì nơi nào cũng là chơn cả", "gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ", "ba thừa mười hai phần giáo thảy đều giấy cũ để chùi đồ bất tịnh", v.v., ta có cảm giác như có mặt thật sự ngay lúc ấy với biểu hiện rất giản dị của Lâm Tế, và có thể nói đó là đỉnh điểm của tư tưởng Thiền. Qua ký lục của Tổ Đường Tập (祖堂集) 19 cũng như Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) 12, ta có thể biết được rằng Ngữ Lục của Lâm Tế đã tồn tại từ rất xưa. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lời của Lâm Tế được thâu lục vào trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄) 10-11. Sau lần trùng san của Tông Diễn, bản này cũng thỉnh thoảng được san hành, bản Tục Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續古尊宿語要) 1 là san bản hiện tồn xưa nhất. Tại Nhật Bản cũng tồn tại rất nhiều bản như Bản Ngũ Sơn của năm thứ 2 (1320) niên hiệu Nguyên Ứng (元應), năm thứ 9 (1437) niên hiệu Vĩnh Hưởng (永享), năm thứ 3 (1491) niên hiệu Diên Đức (延德); Bản Cổ Hoạt Tự (古活字本) vào năm thứ 9 (1623) niên hiệu Nguyên Hòa (元和); bản năm thứ 2 (1625), 4 (1627), 9 (1632), 10 (1633), 14 (1637) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
(睦州和尚語錄, Bokushūoshōgoroku): 1 quyển, do Mục Châu Đạo Túng (睦州道蹤) soạn, không rõ người biên tập, năm san hành xưa nhất cũng không rõ, nhưng được thâu tập vào trong Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) 1 và Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄) bản 48 quyển. Được hình thành từ 3 chương: Thượng Đường Đối Cơ Đệ Nhất (上堂對機第一), Khám Khán Kinh Tăng Đệ Nhị (勘看經僧第二) và Khám Giảng Kinh Luận Tòa Chủ Đại Sư Đệ Tam (勘講經論座主大師第三), tác phẩm này nêu lên khá nhiều vấn đáp và cơ phong nhạy bén của vị thầy tùy theo từng nơi mà thâu nhận lấy.
(僧挺守賾, Sōtei Shusaku, ?-?): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, có thuyết cho rằng ông cùng với nhân vật tên Vị Trách (渭賾), hiệu là Tăng Đĩnh (僧挺), pháp từ của Trúc Am Sĩ Khuê (竹菴士珪). Ông đã từng làm Tàng Chủ ở Cổ Sơn (鼓山) vùng Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), nên thông xưng là Trách Tạng Chủ (賾藏主). Ông là người biên tập và trùng san Ngữ Lục của 20 Thiền gia thành bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要), tác phẩm có bộ phận tối cổ của Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄), vào đầu niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 1131-1162). Nhờ công trình biên tập này, những Ngữ Lục quý trọng mới không bị tán thất.
(湛堂文準, Tandō Monjun, 1061-1115): vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Trạm Đường (湛堂), còn gọi là Lặc Đàm Văn Chuẩn (泐潭文準, Rokutan Monjun); xuất thân Phủ Hưng Nguyên (興元府, Tỉnh Thiểm Tây), họ là Lương (梁). Năm lên 8 tuổi, ông theo hầu Hư Phổ (虛普) ở Kim Tiên Tự (金僊寺); rồi sau xuống tóc xuất gia, ông nương theo Lương Sơn Thừa (梁山乘) và thọ Cụ Túc giới tại Thành Đô (城都, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông từng đến tham vấn Chơn Như Mộ Triết (眞如慕喆) trên Quy Sơn (潙山), nhưng chẳng khế ngộ; sau đó theo học với Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文) ở Cửu Phong (九峰) và Lặc Đàm (泐潭), cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Thể theo lời thỉnh cầu của Thái Thú Dự Chương (豫章, thuộc Tỉnh Giang Tây) là Lý Cảnh Trực (李景直), ông đến khai pháp tại Linh Nham Tự (靈巖寺); rồi không bao lâu sau thì chuyển đến Lặc Đàm Bảo Phong Tự (泐潭寶峰寺) ở Phủ Long Hưng (粒興府, Tỉnh Giang Tây). Vào ngày 22 tháng 10 năm thứ 5 (1115) niên hiệu Chính Hòa (政和), ông thị tịch, hưởng thọ 55 tuổi. Trước tác của ông có Trạm Đường Chuẩn Hòa Thượng Ngữ Yếu (湛堂準和尚語要) 1 quyển, được thâu lục vào trong Tục Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續古尊宿語要) 1.
(趙州眞際禪師語錄, Jōshūshinsaizenjigoroku): 3 quyển, do Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗) soạn, được san hành trong khoảng niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 1131-1162), còn gọi là Triệu Châu Lục (趙州錄, Jōshūroku). Đầu quyển có phụ lục hành trạng được soạn vào năm thứ 11 (953) niên hiệu Bảo Đại (保大) nhà Nam Đường; quyển thượng, trung và hạ thâu lục những lời dạy thượng đường, thị chúng, vấn đáp, v.v.; cuối quyển hạ có thêm các đối cơ, tham biện, kệ tụng. Theo ký lục của Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) 11, chúng ta có thể suy đoán được rằng sau khi Triệu Châu qua đời chẳng bao lâu thì Ngữ Lục của ông được thâu lục; san bản hiện hành tối cổ là bản do Thê Hiền Trừng Thị (棲賢澄諟) san định, và được thâu tập vào trong bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) 1 do Tăng Đĩnh Thủ Trách (僧挺守賾) biên tập. Về sau, đến cuối thời nhà Minh, Trạm Nhiên Viên Trừng (湛然圓澄) có thêm vào lời tựa và tái biên tập. Tại Nhật Bản, có san bản năm thứ 18 (1613) niên hiệu Khánh Trường (慶長), san bản năm thứ 2 (1649) niên hiệu Khánh An (慶安), v.v.
(子湖利蹤, Shiko Rishō, 800-880): người vùng Thiền Châu (澶州, thuộc Tỉnh Hà Bắc), họ là Chu (周). Ông xuất gia ở Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng U Châu (幽州, thuộc Tỉnh Hà Bắc), rồi năm lên 20 tuổi thì thọ Cụ Túc giới. Ông là người kế thừa dòng pháp của Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願). Vào năm thứ 2 (837) niên hiệu Khai Thành (開成) ông dựng lên nơi Tử Hồ Nham (子湖巖) một ngôi viện, và vào năm thứ 2 (861) niên hiệu Hàm Thông (咸通), ngôi viện này được sắc phong là An Quốc Thiền Viện (安國禪院). Ông thị tịch vào năm đầu niên hiệu Quảng Minh (廣明), hưởng thọ 81 tuổi và được ban cho thụy hiệu là Thần Lực Thiền Sư (神力禪師). Tập Tử Hồ Sơn Thần Lực Thiền Sư Ngữ Lục (子湖山神力禪師語錄) 1 quyển của ông được thâu lục vào trong Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) và Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập