Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bình Thanh Thạnh »»
(藤原基房, Fujiwara-no-Motofusa, 1144-1230): vị công khanh sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, thường được gọi là Tùng Điện Cơ Phòng (松殿基房, Matsudono Motofusa); nên có hiệu là Tùng Điện (松殿), hay Bồ Đề Viện (菩提院), Trung Sơn (中山); con trai thứ của vị Quan Bạch Đằng Nguyên Trung Thông (藤原忠通, Fujiwara-no-Tadamichi), mẹ là Nguyên Tuấn Tử (源俊子)—con gái của Nguyên Quốc Tín (源國信, Minamoto-no-Kunizane); Tổ của dòng họ Tùng Điện (松殿, Matsudono). Kế thừa người anh Cơ Thật (基實, Motozane), ông lên làm Nhiếp Chính (攝政) và trở thành Trưởng Giả của dòng họ. Ông đối lập với Bình Thanh Thạnh (平清盛, Taira-no-Kiyomori), nhưng rồi thất thế, bị lưu đày đến vùng Bị Tiền (僃前, Bizen). Sau khi nhà họ Bình chạy về phía Tây, ông có mưu đồ trở về lại, nhưng thất bại.
(六波羅蜜寺, Rokuharamitsu-ji): ngôi chùa của Phái Trí Sơn (智山派) thuộc Chơn Ngôn Tông, hiện tọa lạc tại Matsubaradōri (松原通), Higashiyama-ku (東山區), Kyōto-shi (京都市), Kyōto-fu (京都府); hiệu núi là Bổ Đà Lạc Sơn (補陀洛山); tên gọi chính thức là Bổ Đà Lạc Sơn Phổ Môn Viện (補陀洛山普門院), là nơi tham bái hành hương thứ 17 trong số 33 nơi tham bái chính ở vùng Tây Quốc (西國, Saikoku). tượng thờ chính của chùa là Thập Nhất Diện Quan Âm (十一面觀音, quốc bảo). Vào năm thứ 5 (951) niên hiệu Thiên Lịch (天曆), dịch bệnh lưu hành ở Kinh Đô Kyoto, nơi chốn kinh thành thây người chết chồng chất lớp lớp, Không Dã Thượng Nhân (空也上人) thấy vậy mới lấy làm lo lắng, tự tay khắc hình tượng Thập Nhất Diện Quan Âm rồi mang tượng đi khắp kinh thành, lấy nước trà cúng cho tượng mà cho người bệnh uống; sau đó thì ai ai cũng được khỏi bệnh. Ngay như Thôn Thượng Thiên Hoàng (村上天皇, Murakami Tennō) cũng bị bệnh dịch, nên lấy trà này uống thì bệnh lành hẳn. Từ đó, Thiên Hoàng lấy làm cảm kích, mới lấy bức tượng này mà tôn thờ. Vào năm 963 thì xây dựng ngôi chánh điện để thờ tượng và đặt tên chùa này là Tây Quang Tự (西光寺). Thiên Hoàng cho thỉnh 600 vị cao tăng xa gần đến chùa, cúng dường 600 quyển Đại Bát Nhã Kinh. Đó chính là nguồn gốc của chùa. Sau đó, đệ tử của Không Dã là Trung Tín (中信) mới đổi tên chùa là Lục Ba La Mật Tự; mỗi ngày giảng nghĩa Kinh Pháp Hoa, rồi hằng đêm thì niệm Phật tam muội và nơi đây trở thành tự viện của Chơn Ngôn Tông. Từ câu chuyện trà Quan Âm mà ngôi chùa hình thành, cho nên kể từ thời Thôn Thượng Thiên Hoàng trở đi, có thông lệ hằng năm chùa đều mời những người trong Hoàng Thất đến để uống loại trà này. Chùa cũng thỉnh thoảng bị cháy rụi vì binh lửa chiến loạn, nhưng may thay ngôi Chánh Điện được xây dựng vào thời Thất Đinh (室町, Muromachi) thì vẫn còn nguyên vẹn, rồi đến năm 1967 thì được tu sửa hoàn chỉnh như xưa. Vào năm 1586, Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) cho xây dựng Phổ Môn Viện. Hiện chùa vẫn còn lưu lại rất nhiều bảo vật có giá trị tầm cỡ quốc gia như tuợng đứng Thập Nhất Diện Quan Âm, bằng gỗ, do Không Dã sáng tác; tuợng đứng Không Dã Thượng Nhân, bằng gỗ, do Khang Thắng (康勝), con trai thứ 4 của Vận Khánh (運慶) tạc vào thời Liêm Thương; tượng ngồi Bình Thanh Thạnh (平清盛, Taira-no-Kiyomori) theo hình dạng tăng sĩ, bằng gỗ; tượng ngồi Địa Tạng Bồ Tát, bằng gỗ, do Vận Khánh tạo; tượng ngồi vận khánh, bằng gỗ, v.v.
(保元の亂, Hōgen-no-ran): vụ nội loạn xảy ra vào tháng 7 năm đầu (1156) niên hiệu Bảo Nguyên (保元). Trong nội bộ Hoàng Thất thì Sùng Đức Thượng Hoàng (崇德上皇) với Hậu Bạch Hà Thiên Hoàng (後白河天皇, Goshirakawa Tennō, tại vị 1155-1158), còn trong nội bộ Nhiếp Chính thì Đằng Nguyên Lại Trường (藤原賴長, Fujiwara-no-Yorinaga) và Đằng Nguyên Trung Thông (藤原忠通, Fujiwara-no-Tadamichi), thì trở nên đối lập nhau mãnh liệt. Về phía phe của Sùng Đức và Lại Trường thì có quân chủ lực của Nguyên Vi Nghĩa (源爲義, Minamoto-no-Tameyoshi), phía phe của Hậu Bạch Hà và Trung Thông thì có quân của Bình Thanh Thạnh (平清盛, Taira-no-Kiyomori) và Nguyên Nghĩa Triều (源義朝, Minamoto-no-Yoshitomo); hai bên giao chiến với nhau dữ dội. Cuối cùng thì phe của Sùng Đức đại bại và Thượng Hoàng bị lưu đày đến địa phương Tán Kì (讚岐, Sanuki) thuộc Tứ Quốc (四國, Shikoku). Qua cuộc đại loạn này, có thể nói đây là cơ hội lớn cho hàng võ sĩ tham gia vào chính giới.
(平治の亂, Heiji-no-ran): vụ nội loạn xảy ra vào tháng 12 năm đầu (1159) niên hiệu Bình Trị (平治). Nguyên nhân là do sự tranh giành thế lực giữa Đằng Nguyên Thông Hiến (藤原通憲, Fujiwara-no-Michinori, tức Tín Tây [信西, Shinzei]) và Đằng Nguyên Tín Lại (藤原信賴, Fujiwara-no-Nobuyori); rồi giữa Nguyên Nghĩa Triều (源義朝, Minamoto-no-Yoshitomo) với Bình Thanh Thạnh (平清盛, Taira-no-Kiyomori); hai bên đánh nhau kịch liệt, cuối cùng dòng họ Đằng Nguyên bị bại về tay họ Bình. Tín Lại bị tử tội chém đầu, còn Nghĩa Triều thì bị Trường Điền Trung Trí (長田忠致, Osada Tadamune) giết chết ở vùng Vĩ Trương (尾張, Owari).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập