Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bồ Liễu »»
(卜築): hay bốc cư (卜居), nghĩa là người xưa dùng phương pháp bói toán, Phong Thủy để chọn lựa chỗ ở với khát vọng muốn được an cư lạc nghiệp. Như trong bài Đông Chí Hậu Quá Ngô Trương Nhị Tử Đàn Khê Biệt Nghiệp (冬至後過吳張二子檀溪別業) của Mạnh Hạo Nhiên (孟浩然, 689-740) nhà Đường có câu: “Bốc trúc nhân tự nhiên, Đàn Khê bất cánh xuyên (卜築因自然、檀溪不更穿, chọn nơi ở tự nhiên, Đàn Khê chớ xuyên qua).” Hay trong bài thơ Hán Thượng Đề Vi Thị Trang (漢上題韋氏莊) của Nhung Dục (戎昱, ?-?) nhà Đường cũng có câu: “Kết mao đồng Sở khách, bốc trúc Hán giang biên, nhật lạc sổ quy điểu, dạ thâm văn khấu huyền, thủy ngấn xâm ngạn liễu, sơn thúy tá trù yên, điều tiếu đề khuôn phụ, xuân lai tàm kỉ miên (結茅同楚客、卜築漢江邊、日落數歸鳥、夜深聞扣舷、水痕侵岸柳、山翠借廚煙、調笑提筐婦、春來蠶幾眠, làm nhà cùng khách Sở, chọn chỗ sông Hán bên, chiều lặn chim về tổ, đêm khuya nghe mái thuyền, mực nước thấm bờ liễu, núi xanh vương khói tiên, khúc khích mang giỏ nữ, xuân về tằm ngủ yên).” Hoặc như trong Cư Sĩ Truyện (居士傳, CBETA No. 1646) quyển 10, truyện Lưu Sĩ Quang (劉士光) lại có đoạn rằng: “Sảng Độ thâm tín Phật pháp, tằng dữ Sĩ Quang thính giảng ư Chung Sơn chư tự; nhân cọng bốc trúc Tống Hy Tự đông giản, hữu chung yên chi chí; Thiên Giám thập thất niên tốt ư Sĩ Quang xá (彥度深信佛法、曾與士光聽講於鍾山諸寺、因共卜築宋熙寺東澗、有終焉之志、天監十七年卒於士光舍, Sảng Độ thâm tín Phật pháp, đã từng cùng với Sĩ Quang nghe thuyết giảng ở các chùa Chung Sơn; nhân đó cả hai cùng chọn nơi ở khe suối phía Đông Tống Hy Tự và cuối cùng thỏa chí nguyện của họ; vào năm thứ 17 [518] niên hiệu Thiên Giám, Sảng Độ qua đời tại nhà của Sĩ Quang).”
(蓮池): có ba nghĩa chính. (1) Chỉ hồ có trồng hoa sen. Như trong bài Vịnh Trì Biên Đào (詠池邊桃) của Nhiệm Phưởng (任昉, 460-508) nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Liêu phùng thưởng giả ái, thê chỉ bàng liên trì (聊逢賞者愛、棲趾傍蓮池, nhờ gặp muốn thưởng thức, dừng chân bên hồ sen).” Hay như trong Pháp Hoa Kinh Đại Ý (法華經大意, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 31, No. 609) có câu: “Nê ngưu phụ dạ đáo liên trì, mộc mã đà xuân lai liễu ngạn (泥牛負夜到蓮池、木馬馱春來柳岸, trâu bùn vác đêm đến hồ sen, ngựa gỗ cõng xuân về bờ liễu).” (2) Chỉ cho Liên Trì Đại Sư (蓮池大師), tức Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, 1535-1615), tự là Phật Tuệ (佛慧), hiệu Liên Trì (蓮池); từng sống tại Vân Thê Tự (雲棲寺) thuộc Ngũ Vân Sơn (五雲山), Hàng Châu (杭州), Tỉnh Triết Giang (浙江省); xuất thân Phủ Nhân Hòa (仁和府), Hàng Châu, họ là Thẩm (沉). (3) Chỉ cho đất Phật, tức Cực Lạc Tịnh Độ. Như trong chương Đầu Am (投庵) của tác phẩm Ngọc Trâm Ký (玉簪記) do Cao Liêm (高濂, 1573-1620) nhà Minh sáng tác có câu: “Bất thị tam niên tằng hữu ước, thùy giáo kim nhật hội Liên Trì (不是三年曾有約、誰敎今日會蓮池, chẳng phải ba năm từng hẹn ước, ai bảo hôm nay gặp Liên Trì).” Hay trong chương Cùng Sĩ Phù Kê (窮士扶乩) của bộ tiểu thuyết Hài Đạc (諧鐸) do Thẩm Khởi Phụng (沉起鳳, 1741-?) nhà Thanh sáng tác, cũng có câu: “Niên lai thuyết pháp thành không tướng, nguyện chú Liên Trì hóa tửu bôi (年來說法成空相、願咒蓮池化酒杯, năm sau thuyết pháp thành không tướng, mong biến Liên Trì chén rượu thành).” Trong Thiền môn có bài Tán Liên Trì (蓮池讚) rất thông dụng: “Liên Trì hải hội, Di Đà Như Lai, Quan Âm Thế Chí tọa liên đài, tiếp dẫn thượng kim giai, đại thệ hoằng khai, phổ nguyện ly trần ai (蓮池海會、彌陀如來、觀音勢至坐蓮臺、接引上金階、大誓弘開、普願離塵埃, Liên Trì biển hội, Di Đà Như Lai, Quan Âm Thế Chí ngồi sen đài, tiếp dẫn lên vàng ngai, thệ nguyện rộng bày, khắp nguyện lìa trần ai).”
(了庵清欲, Ryōan Seiyoku, 1288-1363): vị tăng của Phái Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Liễu Am (了庵), biệt hiệu Nam Đường (南堂), xuất thân Lâm Hải (臨海), Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang). Ông vốn là pháp từ của Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), đã từng sống qua một số chùa như Khai Phước Tự (開福寺) vùng Lật Thủy (溧水, Tỉnh Giang Tô), Bổn Giác Tự (本覺寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), Linh Nham Tự (靈巖寺) Tô Châu (蘇州). Ông được ban tặng hiệu là Từ Vân Phổ Tế Thiền Sư (慈雲普濟禪師). Vào ngày 25 tháng 8 năm thứ 23 niên hiệu Chí Chánh (至正), ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi. Ông có để lại bộ Liễu Am Hòa Thượng Ngữ Lục (了庵和尚語錄) 9 quyển. Tống Liêm (宋濂) soạn ra Hành Đạo Ký (行道記), viết về hành trạng của ông.
(臥蓐, 臥褥): nằm trên đệm cỏ, chiếu rơm. Tương truyền ngày xưa, người phụ nữ khi sinh con thường nằm trên chiếc đệm bằng cỏ, hay chiếu rơm. Cho nên “ngọa nhục chi thần” (臥蓐之辰) có nghĩa là lúc chuyển bụng sinh con. Trong Hậu Hán Thư (後漢書) quyển 64 có đoạn: “Triệu Kì tự Bân Khanh, Kinh Triệu Trường Lăng nhân dã …, niên tam thập dư, hữu trọng tật, ngọa nhục thất niên (趙岐字邠卿、京兆長陵人也…年三十餘、有重疾、臥蓐七年, Triệu Kì tự là Bân Khanh, người vùng Trường Lăng, Kinh Triệu …, năm lên hơn ba mươi tuổi, có bệnh nặng, nằm đệm cỏ bảy năm).” Hay trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證, CBETA No. 1252) quyển 2, phần Bảo Thai (保胎), có câu: “Thiết niệm: Mỗ dựng thê tần phiền tiện chất, Bồ Liễu vi xu, tương lâm ngọa nhục chi kỳ (切念、某孕妻蘩蘋賤質、蒲柳微軀、將臨臥蓐之期, Nép nghĩ: vợ mang thai … yếu mềm hèn mọn, thân mảnh Bồ Liễu, sắp đến kỳ chuyển bụng sinh con).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập