Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chuẩn Như »»
(本願寺, Hongan-ji): ngôi chùa trung tâm chính của Tịnh Độ Chơn Tông Nhật Bản, tọa lạc tại vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani), thuộc kinh đô Kyoto. Ban đầu nó là miếu đường, nơi cải táng di cốt của Thân Loan và an trí hình ảnh của ông, sau đó thì cháu Thân Loan là Giác Như (覺如, Kakunyo) đã cải thành chùa. Chính Giác Như gọi Thân Loan là Thánh Nhân của Bổn Nguyện Tự, tông tổ của Tịnh Độ Chơn Tông; Như Tín (如信, Nyoshin) là vị tổ thứ 2 và Giác Như là tổ thứ 3 của chùa, cho nên ông đã tận lực thành lập nên giáo đoàn Bổn Nguyện Tự. Sau đó, chùa này có lần bị suy vi và bị đồ chúng của Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) phá hoại. Thế nhưng đến thế kỷ thứ 8 thì chùa lại được Liên Như (蓮如, Rennyo) xây dựng lại vào năm 1480 ở địa phương Sơn Khoa (山科, Yamashina), và hình thành nên quần thể Tự Nội Đình với trung tâm là Ngự Ảnh Đường và A Di Đà Đường; từ đó, vận chùa trở nên đột nhiên hưng thạnh. Đến thời Chứng Như (証如, Shōnyo) đời thứ 10, chùa này lại bị cháy tan tành, và sau đó thì được dời về gần Thành Osaka. Đến thời Hiển Như (顯如, Gennyo) đời thứ 11, ông gây chiến với Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga), nên đã lui về ẩn cư ở vùng Lộ Sum (鷺森, Saginomori, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣]). Sau khi Chức Điền Tín Trưởng qua đời, vào năm 1591, được sự giúp đỡ của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), chùa được dời về vùng đất Tây Thất Điều (西七條) ở Kyōto. Sau khi Hiển Như qua đời, con trai đầu của ông là Giáo Như (敎如, Kyōnyo) nhường dòng kế pháp cho em mình là Chuẩn Như (準如, Junnyo). Đến năm 1602, nhờ Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) dâng cúng cho miếng đất ở vùng Đông Lục Điều (東六條), nên Giáo Như mới cung đón linh ảnh của Thân Loan từ Diệu An Tự (妙安寺, Myōan-ji) ở vùng Cứu Kiều (厩橋, Umayabashi), Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]) về và lập riêng ngôi chùa nơi đây. Từ đó về sau, phái Chuẩn Như được gọi là Tây Bổn Nguyện Tự (西本願寺, Nishihongan-ji), còn phái Giáo Như là Đông Bổn Nguyện Tự (東本願寺, Higashihongan-ji), và cứ như vậy duy trì mãi cho đến ngày nay.
(敎判, kyōhan), Giáo Tướng Phán Thích (敎相判釋, kyōsōhanshaku) hay Giáo Tướng Phán Giáo (敎相判敎, kyōsōhankyō): sự giải thích kinh điển vốn được hệ thống hóa, phân loại chỉnh lý dựa trên các tiêu Chuẩn Như hình thức, phương pháp, thứ tự của kinh điển được đức Thích Tôn thuyết ra trong thời gian 45 năm từ khi thành đạo lúc 35 tuổi cho đến khi nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi, hay về mặt tu tập thì giáo lý nào là cứu cánh, chân lý căn bản là gì, v.v. Dưới thời Tùy Đường, có khuynh hướng làm sáng tỏ lập trường mang tính giáo nghĩa vốn tín phụng vào tự than và chủ trương tính ưu việt của các kinh điển cũng như nội dung giáo nghĩa làm chỗ nương tựa. Về tự thể của kinh điển, chúng ta có thể thấy trong Pháp Hoa Kinh (法華經) có thuyết về sự khác nhau giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa, trong Lăng Già Kinh (楞伽經) có Đốn Giáo và Tiệm Giáo, trong Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經) có Tam Chiếu, hay trong Giải Thâm Mật Kinh (解深密經) có Tam Thời, v.v.; hoặc trong các luận thư như Đại Trí Độ Luận (大智度論) thì thuyết về Tam Tạng (三藏) và Ma Ha Diên (摩訶衍), trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (十住毘婆娑論) có Nan Hành Đạo (難行道) và Dị Hành Đạo (易行道), v.v.; tất cả đều chỉ phân loại sự sâu cạn của giáo thuyết và đó không phải là Giáo Phán. Tại Trung Quốc, vào thời Trí Khải (智顗) khoảng thế kỷ thứ 6, tương truyền ở Giang Nam có Giáo Phán Tam Thuyết (三說), ở bắc bộ có Thất Thuyết (七說), được gọi là Nam Tam Bắc Thất (南三北七, theo Pháp Hoa Huyền Nghĩa [法華玄義] 10). Giáo Phán tiêu biểu là Ngũ Thời Bát Giáo (五時八敎) của Trí Khải. Ngũ Thời là thời Hoa Nghiêm (華嚴), Lộc Uyển (鹿苑, tức A Hàm [阿含]), Phương Đẳng (方等), Bát Nhã (般若) và Pháp Hoa Niết Bàn (法華涅槃); Bát Giáo gồm Hóa Nghi Tứ Giáo (化儀四敎) của giáo lý Đốn (頓), Tiệm (漸), Bí Mật (秘密), Bất Định (不定) nếu nhìn từ mặt hình thức thuyết pháp; và Hóa Pháp Tứ Giáo (化法四敎) của Tam Tạng (三藏, Tiểu Thừa), Thông (通, cọng thông cả Tiểu lẫn Đại Thừa), Biệt (別, Đại Thừa), Viên (圓, giáo lý hoàn toàn) nếu nhìn từ mặt nội dung. Tiếp theo, Nhị Tạng Tam Luận (二藏三論) của Cát Tạng (吉藏)—người hình thành giáo học Tam Luận, Tam Giáo Bát Tông (三敎八宗) của Khuy Cơ (窺基) thuộc Pháp Tướng Tông, bắt đầu xuất hiện. Kế thừa những giáo học này, Pháp Tạng (法藏), người hình thành giáo học Hoa Nghiêm, đã thuyết về Giáo Phán gọi là Ngũ Giáo Thập Tông (五敎十宗). Ngoài ra, Đạo Xước (道綽) của Tịnh Độ Giáo có thuyết về Nhị Môn Giáo Phán (二門敎判), gồm Thánh Đạo và Tịnh Độ. Tại Nhật Bản, Không Hải (空海, Kūkai), vị tổ khai sáng Chơn Ngôn Tông có lập ra 2 loại Giáo Phán Hoành Thụ (橫竪). Về phía Thai Mật (台密), An Nhiên (安然, Annen) đề xướng thuyết Ngũ Thời Ngũ Giáo (五時五敎). Ngoài ra, Thân Loan (親鸞, )—người kết hợp tự lực và tha lực, Tiệm Giáo và Đốn Giáo—thì chủ trương thuyết Nhị Song Tứ Trùng (二雙四重); Nhật Liên (日蓮, Nichiren) thì có thuyết Ngũ Cương (五綱), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập