Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chương »»
(s: Aniruddha, p: Anuruddha, 阿冕樓馱): còn gọi là A Na Luật (阿那律), A Nan Luật (阿難律), A Lâu Đà (阿樓陀), hay A Ni Luật Đà (阿尼律陀), A Nê Lô Đậu (阿泥盧豆); ý dịch là Vô Diệt (無滅), Vô Tham (無貪), Vô Chướng (無障), Như Ý (如意), Thiện Ý (善意), Bất Tranh Hữu Vô (不爭有無); là người em họ của Đức Phật, một trong các vị đại đệ tử của Phật. Về xuất xứ tên Vô Tham của Tôn Giả, do đời trước xa xưa đói khát, ông thường lấy thức ăn của mình cúng dường cho một vị Bích Chi Phật (辟支佛), do đó, 7 đời sanh lên cõi trời đều làm Thiên Vương; 7 đời sanh vào cõi người đều làm vua, đời đời về sau mọi cầu mong đều được như ý, và trong 91 kiếp không chịu nỗi khổ nghèo cùng, khốn khổ. Về thân thế của Tôn Giả, Khởi Thế Kinh (起世經) quyển 10, Ngũ Phần Luật (五分律) quyển 15, Chúng Hứa Ma Ha Đế Kinh (眾許摩訶帝經) quyển 2, v.v., cho biết rằng Tôn Giả là con của Hộc Phạn Vương (斛飯王). Tuy nhiên, Phật Bản Hạnh Tập Kinh (佛本行集經) quyển 11, Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 3 lại cho rằng Tôn Giả là con Cam Lồ Phạn Vương (甘露飯王). Sau khi thành đạo, đức Phật trở về thăm cố hương, lúc đó A Na Luật cùng với A Nan (阿難), Nan Đà (難陀), Ưu Ba Ly (優波離), v.v., xuất gia làm đệ tử đức Phật. Tôn Giả cũng giống như A Nan và rất nhiều người trong giòng họ xuất gia theo Phật. Tôn Giả có tật vừa nghe thuyết pháp vừa ngủ gục nên một lần kia bị Đức Phật quở mắng, Ngài phát thệ nguyện từ đó trở đi, tuyệt đối không ngủ nghỉ, đến nỗi, về sau Tôn Giả bị mù cả hai mắt. Tuy nhiên, do kết quả của sự tinh tấn tu hành như vậy, Tôn Giả đã chứng được Thiên Nhãn. Tôn Giả thông cả Bát Đại Niệm (八大念, tức tám điều giác ngộ của bậc đại nhân) và Tứ Niệm Xứ (四念處, bốn phép Thiền Quán). Tôn Giả được liệt vào 10 vị đại đệ tử và được xem là người có Thiên Nhãn Đệ Nhất. Khi Đức Phật nhập diệt thì Tôn Giả đã cùng với A Nan và các đệ tử khác hầu cận một bên.
(唵伽囉帝耶娑婆訶): làPhá Địa Ngục Chơn Ngôn (破地獄眞言), được tìm thấy trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (毗尼日用切要, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1115) do Độc Thể (讀體, 1601-1679), cao tăng của Phái Thiên Hoa (千華派) thuộc Luật Tông ở Bảo Hoa Sơn (寶華山) soạn. Câu thần chú này nằm trong bài kệ Văn Chung (聞鐘, Nghe Chuông), có âm dịch hơi khác: “Án, già ra đế da sa ha (唵、伽囉帝耶莎訶).” Bên cạnh đó, chú ngữ này còn được tụng trong thời khóa Công Phu Chiều hằng ngày.
(北條時宗, Hōjō Tokimune, 1251-1284): người chấp chưởng quyền chính Mạc Phủ Liêm Thương, thông xưng là Tương Mô Thái Lang (相模太郎), con của Thời Lại (時賴, Tokiyori). Năm 1274, ông đánh lui bọn thảo khấu nhà Nguyên và dựng đê phòng ở vùng Bắc Cửu Châu (北九州, Kitakyūshū). Chính ông là người kiến lập ra Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) và mời Phật Quang Tổ Nguyên (佛光祖元, Bukkō Sogen) từ nhà Tống sang làm vị tổ khai sơn chùa này.
(北海): biển phía Bắc, có nhiều nghĩa khác nhau.
(1) Tên gọi một địa phương rất xa xôi, rất ít được dùng đến thời cổ đại. Như trong Tả Truyện (左傳), Chương Hy Công Tứ Niên (僖公四年) có câu: “Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã (君處北海、寡人處南海、唯是風馬牛不相及也, người ở biển Bắc, quả nhân ở biển Nam, chỉ là gió trâu ngựa không cùng đến được).” Hay trong Tuân Tử (荀子), phần Vương Chế (王制) cũng có đoạn: “Bắc Hải tắc hữu tẩu mãu phệ khuyển yên, nhiên nhi Trung Quốc đắc nhi súc sử chi (北海則有走馬吠犬焉、然而中國得而畜使之, biển Bắc tất có ngựa chạy chó sủa, vì vậy Trung Quốc bắt đem về nuôi và sử dụng chúng).”
(2) Tên gọi khác của Bột Hải (渤海), như trong Trang Tử (莊子), phần Thu Thủy (秋水) có câu: “Thuận lưu nhi Đông hành, chí ư Bắc Hải, Đông diện nhi thị, bất kiến thủy đoan (順流而東行、至於北海、東面而視、不見水端, theo dòng mà đi về phía Đông, đến nơi Bột Hải, xoay mặt về phía đông mà nhìn, chẳng thấy nguồn nước).”
(3) Tên gọi của Quận Bắc Hải (北海郡) dưới thời nhà Hán, hiện ở tại địa phương Huyện Xương Lạc (昌樂縣), Tỉnh Sơn Đông (山東省). Như trong Văn Tâm Điêu Long (文心雕龍), phần Lụy Bi (誄碑) có đoạn rằng: “Phó Nghị chi lụy Bắc Hải, vân 'bạch nhật u quang, phân vụ yểu minh' (傅毅之誄北海、云'白日幽光、雰霧杳冥', Phó Nghị thuật về Quận Bắc Hải rằng: 'ban ngày tối tăm, sương khói mù mịt).” Vào cuối thời nhà Hán, Khổng Dung (孔融) được bổ nhiệm làm tướng ở Quận Bắc Hải, nên người đời gọi ông là Khổng Bắc Hải (孔北海). Trong bài thơ Thanh Uyển Vọng Lang Sơn Hữu Hoài Chu Khắc Trai (清苑望郎山有懷朱克齋) của Diêu Nãi (姚鼐, 1731-1815) nhà Thanh lại có câu: “Dục tương Bắc Hải đồng tôn tửu, nhiễu tận Tây Sơn đáo Vệ Châu (欲將北海同樽酒、遶盡西山到衛州, muốn đến Bắc Hải cùng nhắp rượu, đi khắp Tây Sơn đến Vệ Châu).”
(4) Bên cạnh đó, đây là tên gọi của Hồ Baikan của Siberia. Trong Tô Võ Truyện (蘇武傳) nhà Hán có đoạn rằng: “Hung Nô tỉ Tô Võ ư Bắc Hải thượng (匈奴徙蘇武於北海上, giặc Hung Nô đuổi Tô Võ lên vùng Hồ Baikan).”
(北礀居簡, Hokkan Kokan, 1164-1253): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Kính Tẩu (敬叟), thông xưng là Bắc Nhàn Hòa Thượng, họ là Long (龍), người vùng Viễn Xuyên (遠川, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông nương theo Viên Trừng (圓澄) ở Quảng Phước Viện (廣福院) trong làng xuất gia, rồi đến tham vấn Biệt Phong (別峰) cũng như Đồ Độc (塗毒) ở Kính Sơn (徑山, Tỉnh Triết Giang). Có hôm nọ, nhân nghe câu nói của Vạn Am (卍庵), ông chợt tỉnh ngộ, đi đến Dục Vương Sơn (育王山, Tỉnh Triết Giang), gặp được Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) và kế thừa dòng pháp của vị này. Ông theo vị này suốt 15 năm trường, sau đó bắt đầu tuyên dương giáo pháp ở Bát Nhã Thiền Viện (般若禪院), rồi sau dời đến Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (報恩光孝禪寺). Đông Lâm Tự (東林寺) trên Lô Sơn (廬山) không có người trú trì, nên cung thỉnh ông nhưng ông lại chối từ vì bệnh hoạn. Về sau ông đến dựng một cái thất nhỏ ở Bắc Nhàn (北礀) trên Phi Lai Phong (飛來峰) và sống nơi đây trong 10 năm. Từ đó về sau, ông đã từng sống qua một số nơi như Thiết Quan Âm Thiền Tự (鐵觀音禪寺) ở Hồ Nam (湖南, Tỉnh Triết Giang), Tây Dư Đại Giác Thiền Tự (西余大覺禪寺), Tư Khê Viên Giác Thiền Tự (思溪圓覺禪寺) ở An Cát Châu (安吉州, Tỉnh Triết Giang), Chương Giáo Thiền Tự (彰敎禪寺) ở Phủ Ninh Quốc (寧國府), Hiển Khánh Thiền Tự (顯慶禪寺) và Bích Vân Sùng Minh Thiền Tự (碧雲崇明禪寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), Huệ Nhật Thiền Tự (慧日禪寺) ở Phủ Bình Giang (平江府), Đạo Tràng Sơn Hộ Thánh Thiền Viện (道塲山護聖禪院), Tịnh Từ Sơn Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (淨慈山報恩光孝禪寺) ở Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), v.v. Ông thị tịch vào ngày mồng 1 tháng 4 năm thứ 6 (1253) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), hưởng thọ 83 tuổi đời và 62 hạ lạp. Một số trước tác của ông hiện còn lưu hành như Bắc Nhàn Hòa Thượng Ngữ Lục (北礀和尚語錄), Bắc Nhàn Văn Tập (北礀文集) 10 quyển, Bắc Nhàn Thi Tập (北礀詩集) 9 quyển, Bắc Nhàn Ngoại Tập (北礀外集) 1 quyển.
(博山參禪警語, Hakuzansanzenkeigo): 1 quyển, do Vô Dị Nguyên Lai (無異元來) nhà Minh trước tác, Thành Chánh (成正) biên, san hành vào năm thứ 39 (1611) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), nguyên văn là Bác Sơn Hòa Thượng Tham Thiền Cảnh Ngữ (博山和尚參禪警語, Hakuzanoshōsanzenkeigo), gọi tắt là Bác Sơn Cảnh Ngữ (博山警語, Hakuzankeigo). Đây là tác phẩm thâu lục 5 Chương văn cảnh tỉnh những Thiền bệnh trong khi công phu tham Thiền và 10 bài kệ tham Thiền. Năm Chương gồm 131 hạng mục như lời cảnh ngữ dạy người mới sơ tâm tu tập công phu, lời cảnh ngữ bình xướng những lời thùy thị của chư vị cổ đức, lời cảnh ngữ để làm phát khởi nghi tình, lời cảnh ngữ dạy người hành Thiền tham cứu công án, v.v.
(北宗五方便門): gọi tắt là Ngũ Phương Tiện (五方便) hay Ngũ Phương Tiện Môn (五方便門), cùng với thuyết Quán Tâm (觀心), là tư tưởng cốt cán của Bắc Tông Thiền vốn do Đại Sư Thần Tú (神秀, 606-706) chủ xướng. Theo Đại Thừa Vô Sanh Phương Tiện Môn (大乘無生方便門, Taishō Vol. 85, No. 2834), Ngũ Phương Tiện gồm có: (1) Tổng Chương Phật Thể (總彰佛體): tức nương vào thuyết của Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論) mà làm sáng tỏ Phật thể, xa lìa các niệm. (2) Khai Trí Tuệ (開智慧): còn gọi là Bất Động Môn (不動門), tức nương vào Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經) để mở bày cửa trí tuệ. (3) Hiển Thị Bất Tư Nghì Pháp (顯示不思議法): tức nương vào thuyết của Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩經) để làm hiển bày giải thoát không thể nghĩ bàn. (4) Minh Chư Pháp Chánh Tánh (明諸法正性): tức nương vào thuyết của Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (思益梵天所問經) để minh sát tánh đúng đắn của các pháp. (5) Tự Nhiên Vô Ngại Giải Thoát Đạo (自然無礙解脫道): tức nương vào giáo nghĩa của Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) để chứng đắc giải thoát tự nhiên vô ngại. Như vậy, Ngũ Phương Tiện Môn của Bắc Tông Thiền vốn lập cuớc trên 5 bộ kinh luận chính là Đại Thừa Khởi Tín Luận, Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh và Hoa Nghiêm Kinh; lấy giáo thuyết của các kinh luận này để làm phương tiện chứng đắc giải thoát; nên có tên gọi là Ngũ Phương Tiện Môn, tức 5 cánh cửa phương tiện. Đây là đặc sắc nổi bật của Bắc Tông Thiền.
(百八煩惱): 108 loại phiền não, còn gọi là Bách Bát Kết Nghiệp (百八結業), vì phiền não thường có thể sinh các loại ác nghiệp. Về nội dung của chúng, Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 7, Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) quyển 6, v.v., có liệt kê 108 loại phiền não chỉ cho 10 Triền (十纒, 10 loại phiền não trói buộc chúng sanh) và 98 Kiết (九十八結, 98 loại phiền não trói buộc và sai khiến chúng sanh). 10 Triền là Vô Tàm (無慚, không biết xấu hổ khi không cung kính người có công đức và đức độ), Vô Quý (無愧, không biết xấu hổ khi phạm tội), Tật (嫉, đố kỵ, ghen ghét), Xan (慳, keo kiệt đối với tài sản bố thí của thế gian và pháp tài của xuất thế gian), Hối (悔, tâm bất an khi hối hận những sai lầm đã tạo ra), Miên (眠, tâm hôn trầm nên không có năng lực tỉnh giác), Trạo Cử (掉舉, khiến cho tâm không yên lắng, không thể thành tựu các Thiền quán), Hôn Trầm (惽沉, thần thức hôn mê, thân tâm không có năng lực an trú các thiện pháp), Phẫn (忿, khi bị làm sai ý mình thì sanh phẫn nộ, mất đi chánh niệm) và Phú (覆, che giấu tội lỗi của mình). 98 Kiết gồm 88 Kiến Hoặc (見惑, sai lầm về cái nhìn, quan điểm) và 10 loại Tu Hoặc (修惑, sai lầm về tu tập) của Ba Cõi. Trong các tự viện, thường đánh 108 tiếng chuông vào buổi sáng sớm cũng như chiều, với ý nghĩa là để tiêu trừ 108 loại phiền não này. Bên cạnh đó, cũng căn cứ vào số phiền não này, có hình thức 108 lần niệm tụng, xâu chuỗi 108 hạt, 108 Tam Muội, v.v.
(s: ūrṇa, p: uṇṇa, 白毫): lông mày trắng, tức bạch hào tướng (s: ūrṇa-lakṣana, p: uṇṇa-lakkhaṇa, 白毫相, tướng lông mày trắng), một trong 32 tướng tốt của đức Phật; còn gọi là Hào Mi (毫眉), Hào Tướng (毫相), Bạch Mao Tướng (白毛相), Mi Gian Bạch Mao Tướng (眉間白毛相), Bạch Hào Trang Nghiêm Diện Tướng (白毫莊嚴面相), Bạch Hào Mao Quang Tướng (白毫毛光相), Mi Gian Hào Tướng (眉間毫相), v.v. Giữa hai hàng chân mày của đức Thế Tôn, có lông mày trắng nhỏ mịn, mềm mại như bông Đâu La (s, p: tūla, 兜羅), kéo ra rất dài (khi sơ sanh là 5 tấc, khi thành đạo là 1 trượng 5 tấc), khi thả lỏng ra thì uyển chuyển xoay về bên phải như trôn ốc. Lông mày trắng này có thể phóng ra ánh sáng, nên có tên gọi là bạch hào quang (白毫光). Chúng sanh nào gặp được ánh sáng này thì có thể tiêu trừ nghiệp chướng và thân tâm an lạc. Theo Vô Thượng Y Kinh (無上依經) quyển hạ có giải thích rằng khi đức Phật đang còn tu nhân hạnh Bồ Tát, mỗi khi thấy chúng sanh nào tu tập Tam Học Giới, Định, Tuệ, ngài thường xưng dương, tán thán; cho nên có được tướng tốt này. Hơn nữa, Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 1, 2, Phẩm Quán Tướng (觀相品) còn cho rằng bên cạnh vô lượng tướng tốt của đức Như Lai, tướng này được xem như là thù thắng nhất. Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) có đề cập rằng lông mày trắng giữa hai hàng chân mày của đức Phật Vô Lượng Thọ giống như 5 ngọn núi Tu Di; người nào thấy được tướng này, thì tự nhiên thấy được toàn bộ tám vạn bốn ngàn tướng tốt. Trong bài kệ tán dương đức Phật A Di Đà có câu: “A Di Đà Phật thân kim sắc, tướng hảo quang minh vô đẳng luân, bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di, cám mục trừng thanh tứ đại hải (阿彌陀佛身金色、相好光明無等倫、白毫宛轉五須彌、紺目澄清四大海, Phật A Di Đà thân vàng sắc, tướng tốt chói sáng không sánh bằng, mày trắng uyển chuyển năm Tu Di, xanh mắt trong suốt bốn biển lớn).” Hay như trong Phổ Đà Lạc Già Tân Chí (普陀洛迦新志) quyển 1 có đoạn: “Đàn chỉ năng siêu, tiện Tây phương chi vô lượng, cầu Thế Tôn phóng bạch hào chi quang, trực thú an lạc (彈指能超、羨西方之無量、求世尊放白毫之光,直趣安乐。求世尊放白毫之光、直趣安樂, trong khoảng khảy móng tay có thể vượt qua, lòng ham thích Tây phương vô lượng, cầu mong Thế Tôn phóng ánh sáng nơi lông mày trắng, và trực tiếp đến cõi an lạc).” Ngoài ra, có thuật ngữ “bạch hào chi tứ (白毫之賜)” được dùng để chỉ các đồ vật thọ dụng của chư tăng. Ngay trong kinh điển của đạo giáo cũng có xuất hiện từ hào quang này, như trong Thái Thượng Tam Nguyên Tứ Phước Xá Tội Giải Ách Tiêu Tai Diên Sanh Bảo Mạng Diệu Kinh (太上三元賜福赦罪解厄消災延生保命妙經) có đoạn: “Ngọc Nữ bổng hương hoa, ngũ sắc tường vân nội, phóng xuất bạch hào quang, chiếu nhất thiết thiên hạ, hiển thân cứu chúng sanh (玉女捧香花、五色祥雲內、放出白毫光、照一切天下、顯身救眾生, Ngọc Nữ nâng hương hoa, trong mây lành năm sắc, phóng ra ánh bạch hào, chiếu hết thảy thiên hạ).”
(白馬): ngựa trắng. Tương truyền dưới thời vua Minh Đế (明帝, 57-75 tại vị) nhà Hậu Hán, nhóm Ca Diếp Ma Đằng (s: Kāśyapamātaṅga, 迦葉摩騰, ?-73) lần đầu tiên mang một số kinh điển Phật Giáo như Tứ Thập Nhị Chương (四十二章), v.v., từ bên Tây Vực (Ấn Độ) sang, chở trên lưng con bạch mã, đến trú tại Hồng Lô Tự (鴻臚寺, nơi dùng để tiếp đãi các sứ đoàn ngoại quốc). Nhân đó, nhà vua cho xây dựng Bạch Mã Tự (白馬寺) tại kinh đô (nay là Lạc Dương, Tỉnh Hà Nam) để an trí các kinh điển này. Nguyên lai chữ tự (寺) vốn có nghĩa là sảnh đường làm việc của quan, nhưng từ khi có ngôi Bạch Mã Tự này, chữ này bắt đầu có thêm nghĩa là ngôi chùa Phật Giáo.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập