Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chỉ Nguyệt Lục »»
(金蓮): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Hoa sen bằng vàng. Như trong bài thơ Nam Triều (南朝) của Lý Thương Ẩn (李商隱, khoảng 813-858) nhà Đường có câu: “Thùy ngôn quỳnh thọ triêu triêu kiến, bất cập kim liên bộ bộ lai (誰言瓊樹朝朝見、不及金蓮步步來, ai bảo cây quỳnh sáng sáng thấy, chẳng bằng sen vàng bước bước đi).” (2) Chỉ cho bàn chân bó nhỏ lại của người nữ theo tục lệ ngày xưa. Như trong bài Hòa Hàn Trí Quang Thị Lang Vô Đề (和韓致光侍郎無題) 2 của Ngô Dung (吳融, ?-?) nhà Đường có câu: “Ngọc trứ hòa trang ấp, kim liên trục bộ tân (玉箸和妝裛、金蓮逐步新, đũa ngọc cùng áo kép, gót vàng theo bước xinh).” (3) Chỉ cho tòa sen, tòa ngồi của Phật hình hoa sen. Như trong bài Thất Ngôn (七言) thứ 9 của Lữ Nham (呂岩, 798-?) nhà Đường có câu: “Thủy trung bạch tuyết vi vi kết, hỏa lí kim liên tạm tạm sanh (水中白雪微微結、火裏金蓮漸漸生, trong nước tuyết trắng nho nhỏ kết, lửa rực đài sen dần dần sinh).” (4) Chỉ hoa đăng. Như trong tác phẩm Tuyên Hòa Di Sự (宣和遺事) có câu: “Kim liên vạn trản, tản hướng thiên cù (金蓮萬盞、撒向天街, hoa đăng muôn ngọn, tung khắp không gian).” Trong Chỉ Nguyệt Lục (指月錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 83, No. 1578) quyển 31 có đoạn: “Kim liên tùng địa dũng, bảo cái tự thiên thùy, vi thị thần thông diệu dụng, vi thị pháp nhĩ như nhiên (金蓮從地湧、寶蓋自天垂、爲是神通妙用、爲是法爾如然, sen vàng từ đất vọt, lọng báu tự trời buông, đó là thần thông diệu dụng, đó là pháp vốn tự nhiên).” Hay trong Ảnh Hưởng Tập (影響集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1209), bài Tịnh Độ Thi (淨土詩), có đoạn: “Nhất cú Di Đà tận lực xưng, Tam Đồ Bát Nạn tổng siêu thăng, trì danh diệt tội kim liên hiện, bi nguyện toàn bằng Phật lực tăng (一句彌陀盡力稱、三塗八難總超升、持名滅罪金蓮現、悲願全憑佛力增, một câu Di Đà tận lực xưng, Ba Đường Tám Nạn thảy siêu thăng, trì danh diệt tội sen vàng hiện, bi nguyện toàn nhờ Phật lực tăng).”
(三陽): Dịch Học Tượng Số thời nhà Hán lấy 12 quẻ tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Trong đó, tháng 10 là quẻ Khôn (坤卦), thuần về hào âm; tháng 11 là quẻ Phục (復卦), một dương sanh bên dưới; tháng 12 là quẻ Lâm (臨卦), hai dương sanh bên dưới; tháng Giêng là quẻ Thái (泰卦), ba dương sanh bên dưới. Lúc này âm dần tiêu, dương dần tăng trưởng, có ý là vạn sự vạn vật đều đổi mới. Cho nên, sau này người ta thường dùng từ Tam Dương khai thái (三陽開泰), Tam Dương giao thái (三陽交泰) để xưng tụng, chúc mừng đầu năm mới hoặc ngụ ý cát tường, tốt đẹp. Như trong tờ Hạ Nguyên Đán Biểu (賀元旦表) của Trương Cư Chánh (張居正, 1525-1582) nhà Minh có đoạn: “Tư giả đương Tam Dương khai thái chi hầu, chánh vạn vật xuất chấn chi thời, khí chuyển hồng quân, cọng lạc Nghiêu thiên chi hóa nhật (茲者當三陽開泰之候、正萬物出震之時、氣轉鴻鈞、共樂堯天之化日, nay gặp lúc khí tiết đầu xuân tốt đẹp, đúng phải lúc vạn vật chuyển mình, khí rung đất trời, cùng vui ngày chuyển hóa dưới trời vua Nghiêu).” Hay trong Tục Chỉ Nguyệt Lục (續指月錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1579) quyển 11 có câu: “Tam Dương giao thái, vạn vật hàm tân, hiển nhất chân chi diệu dụng, tổng tạo hóa chi uyên nguyên, trần trần hợp đạo, xứ xứ thông tân, pháp diên đại khải, giác uyển hoằng khai (三陽交泰、萬物咸新、顯一眞之妙用、總造化之淵源、塵塵合道、處處通津、法筵大啟、覺苑弘開, đầu xuân an thái, muôn vật mới toanh, lộ nguồn chơn ấy diệu dụng, thảy tạo hóa ấy uyên nguyên, nơi nơi hợp đạo, chốn chốn thấm nhuần, cỗ pháp rộng mở, vườn giác phô bày).”
(請益): có ba nghĩa chính:
(1) Thỉnh cầu thầy giảng lại một đoạn văn hay một chương nào đó. Như trong Lễ Ký (禮記), phần Khúc Lễ (曲禮) có câu: “Thỉnh nghiệp tắc khởi, thỉnh ích tắc khởi (請業則起、請益則起, thỉnh cầu dạy thì phải đứng dậy, thỉnh cầu giảng lại cũng phải đứng dậy).” Hay trong Đường Quốc Sử Bổ (唐國史補) quyển Hạ của Lý Triệu (李肇, ?-?) nhà Đường có đoạn: “Hàn Dũ dẫn trí hậu tấn, vi cầu khoa đệ, đa hữu đầu thư thỉnh ích giả, thời nhân vị chi Hàn môn đệ tử (韓愈引致後進、爲求科第、多有投書請益者、時人謂之韓門弟子, Hàn Dũ hết mình hướng dẫn lớp đi sau, để cầu thi đỗ, có nhiều người đem sách đến xin giảng cho một đoạn, người đương thời gọi họ là môn đệ của Hàn Dũ).”
(2) Thỉnh cầu thêm nữa.
(3) Trong Thiền lâm, phần lớn học trò sau khi thọ giáo xong, vẫn có chỗ chưa rõ ràng, thấu triệt, nên lại đến cầu xin thầy chỉ giáo cho lần nữa; đó gọi là thỉnh ích. Về nguyên tắc thỉnh ích, trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規, Taishō Vol. 48, No. 2025) quyển 6, phần Thỉnh Ích có giải thích rõ rằng: “Phàm dục thỉnh ích giả, tiên bẩm Thị Giả, thông phú Trú Trì: 'Mỗ giáp Thượng Tọa kim vãn dục nghệ Phương Trượng thỉnh ích.' Như duẫn sở thỉnh, định chung hậu nghệ Thị Ty, hầu Phương Trượng bỉnh chúc trang hương, Thị Giả dẫn nhập Trú Trì tiền vấn tấn sáp hương, đại triển cửu bái, thâu Tọa Cụ tấn vân: 'Mỗ vi sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc, phục vọng Hòa Thượng từ bi phương tiện khai thị.' Túc cung trắc lập đế thính thùy hối tất, tấn tiền sáp hương, đại triển cửu bái, vị chi tạ nhân duyên, tắc miễn xúc lễ, thứ nghệ thị ty Trí Tạ (凡欲請益者、先稟侍者、通覆住持、某甲上座今晚欲詣方丈請益、如允所請、定鍾後詣侍司、候方丈秉燭裝香、侍者引入住持前問訊插香、大展九拜、收坐具進云、某爲生死事大、無常迅速、伏望和尚慈悲方便開示、肅恭側立諦聽垂誨畢、進前插香、大展九拜、謂之謝因緣、免則觸禮、次詣侍司致謝, phàm có người xin chỉ giáo, trước thưa với Thị Giả để thông qua trước với vị Trú Trì rằng: 'Có Thượng Tọa … chiều nay muốn đến gặp Phương Trượng để xin thỉnh giáo.' Như được chấp thuận lời thỉnh cầu, sau khi cử chuông xong thì đến gặp người hầu cận, hầu Phương Trượng cầm đuốc dâng hương; Thị Giả dẫn vào trước mặt vị Trú Trì thưa hỏi, cắm hương lên, rồi lạy xuống chín lạy, gấp Tọa Cụ lại và thưa rằng: 'Con vì sanh tử chuyện lớn, vô thường chóng qua, cúi mong Hòa Thượng từ bi phương tiện khai thị.' Xong cung kính đứng qua một bên lắng nghe lời dạy xong, tiến về phía trước cắm hương, lạy xuống chín lạy, đó gọi là lạy nhân duyên; nếu được miễn thì chỉ vái thôi, tiếp theo đến gặp người hầu cận tạ lễ).” Cho nên, quy tắc thỉnh ích rất nghiêm cẩn. Trong các Ngữ Lục của Thiền Tông thường thấy xuất hiện rất nhiều ký lục liên quan đến việc thỉnh ích. Như trong Tục Chỉ Nguyệt Lục (續指月錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1579) quyển 4 có đoạn: “Lâm An Kính Sơn Vô Chuẩn Sư Phạm Thiền Sư, sanh ư Thục chi Tử Đồng Ung thị, cửu tuế xuất gia, trường du Thành Đô chi tọa hạ, thỉnh ích Tọa Thiền chi pháp ư lão túc Nghiêu Thủ Tòa (臨安徑山無準師範禪師、生於蜀之梓潼雍氏、九歲出家、長遊成都坐夏、請益坐禪之法於老宿堯首座, Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm ở Kính Sơn, Lâm An, sanh ra trong nhà họ Ung ở Tử Đồng nước Thục, năm 9 tuổi xuất gia, giao du thân mật với chư vị tăng An Cư Kiết Hạ ở Thành Đô, thỉnh giáo pháp môn Tọa Thiền với bậc lão túc Nghiêu Thủ Tòa).” Hay trong Vân Cốc Hòa Thượng Ngữ Lục (雲谷和尚語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1454) quyển Hạ có câu: “Tài đáo nhất sở tại, tu thị tiên thỉnh ích nhân duyên, phương hứa nhập thất (纔到一所在、須是先請益因緣、方許入室, mới đến một nơi nào, trước nên xin chỉ giáo nhân duyên, mới cho vào thất).”
(坐化): tín đồ Phật Giáo ngồi ngay ngắn, an nhiên mà chết, gọi là tọa hóa. Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các thư tịch Phật Giáo. Như trong Tây Quy Trực Chỉ (西歸直指, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1173) quyển 4, phần Cửu Pháp Hoa (久法華), có đoạn: “Cư Minh Châu, thường tụng Pháp Hoa, nguyện sanh Tịnh Độ, thời hiệu Cửu Pháp Hoa; Thiên Hựu bát niên, niên bát thập nhất, tọa hóa, tam nhật hậu phục tô (居明州、常誦法華、願生淨土、時號久法華、天祐八年、年八十一、坐化、三日後復蘇, ông sống ở Minh Châu, thường tụng kinh Pháp Hoa, nguyện sanh về Tịnh Độ, đương thời gọi ông là Cửu Pháp Hoa; vào năm thứ 8 [911] niên hiệu Thiên Hựu, lúc 81 tuổi, ông ngồi an nhiên ra đi, ba ngày sau thì sống lại).” Hay trong Chỉ Nguyệt Lục (指月錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 83, No. 1578) quyển 6, phần Ngưu Đầu Sơn Trí Uy Thiền Sư (牛頭山智威禪師), lại có đoạn: “Đại Lịch tứ niên lục nguyệt thập ngũ nhật, tập tăng Bố Tát ngật, mạng thị giả tịnh phát dục thân, chí dạ hữu thụy vân phú kỳ Tinh Xá, thiên nhạc tứ văn, cật đán di nhiên tọa hóa (大曆四年六月十五日、集僧布薩訖、命侍者淨髮浴身、至夜有瑞雲覆其精舍、天樂四聞、詰旦怡然坐化, vào ngày rằm tháng 6 năm thứ 4 [769] niên hiệu Đại Lịch, Thiền Sư tập trung tăng chúng Bố Tát xong, bảo thị giả cạo tóc tắm rửa thân thể sạch sẽ, đến đêm có đám mây lành che phủ Tinh Xá của ngài, nhạc trời nghe khắp bốn phía, sáng sớm hôm sau thì Thiền Sư ngồi an nhiên ra đi).” Hoặc trong Vi Lâm Đạo Bái Thiền Sư Bỉnh Phất Ngữ Lục (爲霖道霈禪師秉拂語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1438) quyển Hạ, phần Tháp Chí (塔誌), lại có đoạn: “Ư Thanh Thuận Trị Đinh Dậu cửu nguyệt sơ nhất nhật thị vi dạng, thập nguyệt sơ thất nhật Tý thời thuyết kệ từ chúng, nguy nhiên tọa hóa, xuân thu bát thập, Lạp tứ thập hữu nhất (於清順治丁酉年九月初一日示微恙、十月初七日子時說偈辭眾、危然坐化、春秋八十、臘四十有一, vào ngày mồng một tháng 9 năm Đinh Dậu [1657] niên hiệu Thuận Trị nhà Thanh, Thiền Sư nhuốm bệnh nhẹ; đến giờ Tý ngày mồng 7 tháng 10, sư nói kệ từ giã đại chúng, ngồi ngay ngắn an nhiên ra đi, hưởng thọ 80 tuổi đời, 41 Hạ Lạp).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập