Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chế Độ Chùa Chính Chùa Con »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chế Độ Chùa Chính Chùa Con








KẾT QUẢ TRA TỪ


Chế Độ Chùa Chính Chùa Con:

(本末制度, Honmatsu-seido, Bản Mạt Chế Độ): chế độ mang tính giai cấp phong kiến phân biệt giữa chùa chính (chùa bản sơn trung tâm) với chùa con trong hệ thống tự viện Phật Giáo. Chế độ này được quy định dưới thời Cận Đại, với tư cách là chế độ có hệ thống hẳn hòi. Mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con dưới thời Trung Đại là chế độ được sản sinh từ tính tất yếu trong nội bộ Tông phái, là chế độ Ngũ Sơn thuộc thể chế quan quyền do chính quyền Mạc Phủ Thất Đinh tác thành. Về chế độ được sản sinh từ tính tất yếu trong nội bộ Tông phái, từ đầu thời đại Thất Đinh trở đi, vị Du Hành Thượng Nhân của Thanh Tịnh Quang Tự (清淨光寺, Shōjōkō-ji) khi đi hành cước các tiểu quốc, ông đã từng cải tông các tự viện của Tông phái khác, thăng cách những am đền lên thành chùa, vè biến chúng thành những ngôi chùa con của ông. Nhật Liên Tông thì cũng giống như trường hợp Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺, Hokkekyō-ji) ở Trung Sơn (中山, Nakayama), đã lấy thư thệ nguyện gọi là Trạng Quy Phục để xác lập mối quan hệ này. Trường hợp Tịnh Độ Tông thì lập ra những trường Đàn Lâm (檀林, danrin) ở miền quê vùng Quan Đông (關東, Kantō) làm đạo tràng học vấn, và xác lập mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con thông qua việc tương thừa giữa thầy với trò. Đối với Tịnh Độ Chơn Tông, Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) hạ lệnh cho những ngôi chùa con phải thờ tượng thờ chính A Di Đà Như Lai bằng gỗ để phân biệt rõ mối quan hệ này. Vào năm 1386 (Chí Đức [至德] 3), chính quyền mạc phủ thất đinh đã ban hành Chế Độ Chùa Chính Chùa Con theo thể chế quan quyền đối với Ngũ Sơn, Thập Sát và chư sơn của Lâm Tế Tông. Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) ở Kyoto được đặt hàng đầu, tiếp theo dưới đó là Thập Sát ở kinh đô, Thập Sát ở Quan Đông; rồi đặt ra nhưũng ngôi chùa trung tâm ở các tiểu quốc để tạo mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con trùng trùng như vậy. Đến thời Cận Đại, chế độ này cũng được cải biên theo mục đích tổ chức các tự viện trên cơ cấu chính trị. Cho đến tháng 7 năm 1615 (Nguyên Hòa [元和] nguyên niên), Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) đã hạ chiếu chỉ giải thích về pháp luật tự viện đối với những ngôi chùa trung tâm của các Tông phái. Nội dung của pháp luật ấy quy định việc những ngôi chùa trung tâm bản sơn của các Tông phái có đặc quyền về kinh tế cũng như chính trị kể từ thời Trung Đại trở về sau, việc chùa trung tâm bản sơn có quyền bãi miễn chức Trú Trì của chùa con, việc chùa con phải phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của chùa trung tâm, việc chùa trung tâm quy định nơi tu hành cũng như học tập của Tông phái và sau khi học xong thì đương sự phải có nghĩa vụ phục vụ nơi ấy một thời gian nhất định nao đó, việc chùa trung tâm có quyền hạn thăng cách giai cấp Tăng lữ, v.v. Về mặt pháp lịnh, mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con được xác lập theo pháp luật tự viện, nhưng thực tế chế độ hóa vẫn còn hơi chậm. Vào năm 1632 (Khoan Vĩnh [寛永] 9), chính quyền Mạc Phủ ra lệnh cho những ngôi chùa trung tâm bản sơn của các Tông phái phải dâng nộp lên danh sách Chùa Chính Chùa Con của Tông phái mình, và buộc phải thi hành chế độ này. Trong lúc đó, về phía các ngôi chùa trung tâm lại lợi dụng cơ hội này để xác lập vững chắc sự chi phối các chùa con. Theo nguyên tắc, đương thời kèm theo bản danh sách Chùa Chính Chùa Con có các điều kiện xin chùa công nhận và tất nhiên các ngôi tự viện cổ xưa cũng được ban cho đặc quyền khác. Tuy nhiên, mấy năm sau khi Chế Độ Xin Chùa Công Nhận (寺請制度, Terauke-seido) ra đời, chính chùa con cũng thỉnh thoảng xảy ra việc chùa con tranh đoạt tín đồ, rồi chùa chính tranh giành chùa con; vì thế các nhà Nho học đã phê phán kịch liệt Chế Độ Chùa Chính Chùa Con này. Chính vì lẽ đó, thể theo văn bản pháp luật Chư Tông Tự Viện Pháp Độ (諸宗寺院法度), vào tháng 7 năm 1665 (Khoan Văn [寛文] 5), chính quyền Mạc Phủ đã sửa đổi lại chế độ này, nhấn mạnh rằng chùa chính không được xem thường ý hướng của chùa con để cưỡng quyền. Thế nhưng, một khi đã có được quyền hạn tối cao trong tay, những ngôi chùa chính không dễ gì để nó mất đi được; và họ đã đưa ra Luật Chùa Con để tăng cường quyền hạn của mình thêm lên. Từ đó, việc quản lý về thân phận Tăng lữ ở chùa con, quyền bổ nhiệm người trú trì tương lai của chùa, rồi quyền quản lý tài sản của chùa con, v.v., bị nắm chặt hơn trong tay của chùa chính. Thời đại qua đi, những ngôi chùa chính lại tái biên tư cách của chùa con, và càng tăng cường mạnh việc quản lý chặt chẽ các chùa con hơn trước. Cùng với việc tiến hành cho chư tăng ở chùa con đến tham bái chùa chính trong những dịp lễ Húy Kỵ Tổ sư khai sáng Tông phái, lễ hội hằng năm, hay Đại Pháp Hội, các chùa chính đã ra quy định rằng chùa con phải cúng dường đúng lượng vào những dịp này. Từ đó, nảy sinh ra việc cạnh tranh nhau xây dựng, tu sửa già lam của chùa chính. Những ngôi già lam hùng vĩ hiện còn chính là sản phẩm của Chế Độ Chùa Chính Chùa Con này. Và mãi cho đến ngày nay, chế độ này vẫn còn tồn tại.




Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Chuyện Phật đời xưa


Phúc trình A/5630


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...