Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Châu Đôn Gi »»
(無極): có hai nghĩa chính. (1) Vô cùng tận, không biên giới. Như trong Tả Truyện (左傳), chương Hy Công Nhị Thập Tứ Niên (僖公二十四年), có câu: “Nữ đức vô cực, nữ oán vô chung (女德無極、女怨無終, đức của người nữ không cùng, nỗi oán hờn của người nữ không tận).” Hay trong bài Phụng Hòa Đậu Dung Châu (奉和竇容州) của Nguyên Chẩn (元稹, 779-831) nhà Đường cũng có đoạn: “Tự thán phong ba khứ vô cực, bất tri hà nhật hựu tương phùng (自歎風波去無極、不知何日又相逢, tự than phong ba đi hoài mãi, biết đến ngày nao lại trùng phùng).” (2) Các triết học gia cổ đại Trung Quốc cho rằng Vô Cực là bản nguyên hình thành vũ trụ vạn vật; vì nó không hình tượng, không âm thanh cũng như màu sắc, vô thỉ vô chung, chẳng thể nào đặt tên, nên gọi là Vô Cực. Trong tác phẩm Thái Cực Đồ Thuyết (太極圖說) của Châu Đôn Gi (周敦頤, 1017-1073) nhà Tống giải thích rằng: “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực động nhi sanh dương, động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sanh âm, … âm dương nhất Thái Cực dã, Thái Cực bổn Vô Cực dã (無極而太極、太極動而生陽、動極而靜、靜而生陰…陰陽一太極也、太極本無極也, Vô Cực mà Thái Cực, Thái Cực động mà sanh ra dương, động đến tận cùng thì tĩnh, tĩnh thì sanh âm, … âm dương hợp nhất là Thái Cực, Thái Cực vốn Vô Cực vậy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập