Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chánh Biến Tri »»
(s: anuttara-samyak-sambodhi, p: anuttara-sammā-sambodhi, j: anokutarasammyakusambodai, 阿耨多羅三藐三菩提): cựu ý dịch là Vô Thượng Chánh Biến Tri (無上正遍[徧]知), Vô Thượng Chánh Biến Đạo (無上正遍[徧]道); tân ý dịch là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (無上正等正覺); gọi tắt là A Nậu Tam Bồ Đề (阿耨三菩提), A Nậu Bồ Đề (阿耨菩提), v.v. Do vì nội dung của từ này không thể hiện một cách chính xác, nên trong kinh điển phần nhiều người ta vẫn dùng nguyên âm. Cụm từ này có nghĩa là đức Phật thoát ly khỏi thế giới mê muội, chứng được giác trí viên mãn, trong chân lý bình đẳng không có nơi nào không biết đến, cho nên trên thế gian ngài là bậc vô thượng (không ai trên ngài).
(玉曆、玉歷): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho ngày đầu tiên của năm Âm Lịch, tức mồng 1 Tết. Như trong bài Kiến Bình Vương Khánh Cải Hiệu Khải (建平王慶改號啟) của Lương Giang Yêm (梁江淹, ?-?) thời Nam Triều có đoạn “Thiết dĩ hoàng cù vĩnh mật, tắc ngọc lịch duy trinh (竊以皇衢永謐、則玉歷惟禎, nép nghĩ đường vua mãi yên, tất đầu năm tốt đẹp).” (2) Lịch thư do nhà vua ban cho vào mỗi đầu năm. Như trong bài thơ Quận Trung Xuân Yến Nhân Tặng Chư Khách (郡中春宴因贈諸客) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường có câu: “Thị thời tuế nhị nguyệt, ngọc lịch bố Xuân Phân (是時歲二月、玉歷布春分, lúc bấy giờ nhằm tháng hai, lịch ngọc ban bố dịp Xuân Phân).” Hay trong bài thơ Nhâm Tý Thu Quá Cố Cung (壬子秋過故宮) của Tống Nột (宋訥, 1311-1390) nhà Minh cũng có câu: “Triêu hội bảo đăng trầm chuyển lậu, thọ thời ngọc lịch bãi ban xuân (朝會寶燈沉轉漏、授時玉歷罷班春, sáng gặp đèn báu thầm khắc đếm, truyền cho lịch ngọc thôi ban [bố] xuân).” (3) Loại dầu cao quý giá, tức là thuốc tiên trong truyền thuyết. Như trong bài thơ Mông Tứ Tửu (蒙賜酒) của Dữu Tín (庾信, 513-581) nhà Bắc Chu có câu: “Kim cao hạ đế đài, ngọc lịch tại bồng lai (金膏下帝臺、玉歷在蓬萊, thuốc vàng dưới bệ vua, cao ngọc chốn bồng lai).” Trong Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) quyển 23, phần Niêm Công Thiếp Pháp Ngữ (拈公帖法語), có câu: “Kim luân thống ngự tam thiên giới, ngọc lịch diên hồng ức vạn xuân (金輪統御三千界、玉曆延洪億萬春, xe vàng thống lãnh ba ngàn cõi, lịch ngọc kéo dài ức vạn xuân).” Hay trong Chương Sở Tri Luận (彰所知論, Taishō Vol. 32, No. 1645) quyển Hạ cũng có đoạn: “Huống Chánh Biến Tri chi diệu dụng, kỳ thục năng ngộ ư thử; thạnh hỉ Ưu Đàm thụy thế, thiên khai ngọc lịch chi kỳ; Tượng Giáo trung hưng, thời tế kim luân chi trị (況正遍知之妙用、其孰能語於此、盛矣優曇瑞世、天開玉曆之期、像教中興、時際金輪之治, huống chi sự diệu dụng của Chánh Biến Tri, liệu ai có thể ngộ được điều này; hưng thịnh thay hoa Ưu Đàm hiện thế, trời mở lịch ngọc thời kỳ; Tượng Giáo chấn hưng, gặp lúc xe vàng cai trị).”
(三尊): hay Tam Tôn Phật (三尊佛); tức lấy đấng Trung Tôn ở giữa làm chủ và có hai vị hầu hai bên. Hình thức này phát xuất từ dạng thức Nhất Quang Tam Tôn (一光三尊) của Ấn Độ. Thông thường, đấng Trung Tôn là Phật Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋迦), bên trái là Phật Dược Sư (s: Bhaiṣajyaguru, 藥師), bên phải là Phật Di Đà (s: Amitāyus, Amitābha; 彌陀). Ngoài ra, còn có hình thức một Phật hai Bồ Tát hay Minh Vương hầu hai bên. Xưa nay Tam Tôn vốn có hình thức nhất định, như Phật Thích Ca cùng với hai vị đệ tử Thanh Văn là Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 迦葉), A Nan (s: Ānanda, 阿難); hay Phật Thích Ca với hai Bồ Tát Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢) và Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊), được gọi là Thích Ca Tam Tôn (釋迦三尊). Phật Di Đà với hai Bồ Tát Quan Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音) và Đại Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 大勢至) được gọi là Di Đà Tam Tôn (彌陀三尊) hoặc Tây Phương Tam Thánh (西方三聖). Dược Sư Như Lai cùng với hai Bồ Tát Nhật Quang (s: Sūryaprabha, 日光) và Nguyệt Quang (s: Candraprabha, 月光), được gọi là Dược Sư Tam Tôn (藥師三尊); hoặc Dược Sư Như Lai cùng với hai Bồ Tát Dược Vương (s: Bhaiṣajyarāja, 藥王) và Dược Thượng (s: Bhaiṣajyasamudgata, 藥上). Cũng có trường hợp Bát Nhã Bồ Tát (般若菩薩) với hai vị trời Phạm Thiên (s: Braḥma, 梵天) và Đế Thích (s: Indra, p: Inda, 帝釋). Bất Động Minh Vương (s: Acalanātha, 不動明王) với hai đồng tử Chế Tra Ca (s: Ceṭaka, 制吒迦) và Căng Yết La (s: Kiṅkara, 矜羯羅), v.v. Như trong Cư Sĩ Truyện (居士傳, CBETA No. 1646) quyển 22, phần Dương Thứ Công Vương Mẫn Trọng Truyện (楊次公王敏仲傳) có đoạn: “Quy mạng Chánh Biến Tri, Như Lai diệu pháp tạng, thập phương đại Bồ Tát, Tam Tôn chơn Thánh chúng, ngã kim ư pháp bảo, nguyện tác thắng diệu duyên (歸命正遍知、如來妙法藏、十方大菩薩、三尊真聖眾、我今於法寶、願作勝妙緣, quy kính Chánh Biến Tri, Như Lai pháp tạng mầu, mười phương đại Bồ Tát, Tam Tôn các bậc Thánh, con nay nơi pháp bảo, nguyện tạo nhân duyên lành).”
(十號): 10 danh hiệu của đức Phật Thích Ca cũng như các đức Phật khác, còn gọi là Như Lai Thập Hiệu (如來十號), Thập Chủng Thông Hiệu (十種通號), gồm:
(1) Như Lai (s, p: tathagāta, 如來), âm dịch là Đa Đà A Già Đà (多陀阿伽陀), nghĩa là cỡi đạo như thật mà đến và thành chánh giác.
(2) Ứng Cúng (s: arhat, p: arahant, 應供), âm dịch là A La Hán (阿羅漢), nghĩa là xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường của trời, người.
(3) Chánh Biến Tri (s: samyaksaṃbuddha, p: sammāsambuddha, 正徧知), âm dịch là Tam Miệu Tam Phật Đà (三藐三佛陀), nghĩa là biết đúng đắn, cùng khắp tất cả các pháp.
(4) Minh Hạnh Túc (s: vidyā-caraṇa-saṃpanna, p: vijjācaraṇa-sampanna, 明行足), tức Tam Minh (三明) là Thiên Nhãn (天眼), Túc Mạng (宿命), Lậu Tận (漏盡) và hạnh nghiệp của thân miệng được viên mãn, đầy đủ.
(5) Thiện Thệ (s, p: sugata, 善逝), có nghĩa là lấy hết thảy các trí làm cổ xe lớn và hành Bát Chánh Đạo (s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇgika-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga, 八正道) để nhập Niết Bàn (s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃).
(6) Thế Gian Giải (s: lokavid, p: lokavidū, 世間解), nghĩa là biết rõ hai loại thế gian có chúng sanh và không phải chúng sanh; cho nên biết rõ sự diệt tận của thế gian và con đường thoát ra khỏi thế gian.
(7) Vô Thượng Sĩ (s, p: anuttara, 無上士), như trong các pháp, Niết Bàn là trên hết, trong tất cả chúng sanh, Phật là đấng tối thượng.
(8) Điều Ngự Trượng Phu (s: puruṣa-damya-sārathi, p: purisa-damma-sārathi, 調御丈夫), là đại bi và đại trí của Phật, có khi dùng lời nhu hòa, có khi dùng lời bi thiết hay tạp ngữ, v.v., lấy đủ các loại phương tiện để điều ngự người tu hành, giúp cho họ nhập Niết Bàn.
(9) Thiên Nhân Sư (s: śāstā devamanuṣyanaṁ, p: satthā devamanussānaṁ, 天人師), nghĩa là bậc thầy hướng dẫn chúng sanh việc gì nên làm, việc gì không nên làm, cái nào là thiện, là không thiện, khiến cho họ giải thoát khỏi phiền não.
(10) Phật Thế Tôn (s, p: buddha-bhagavat, 佛世尊), nghĩa là bậc tự giác tỉnh chính minh, giác tỉnh mọi người, biết và thấy hết thảy các pháp trên đời, có đầy đủ các đức; cho nên được mọi người tôn trọng, cung kính.
Như trong Đế Thích Sở Vấn Kinh (帝釋所問經, Taishō No. 15) có câu: “Ngã Phật Thế Tôn Thập Hiệu cụ túc, Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn (我佛世尊十號具足、如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛世尊, đức Phật Thế Tôn chúng ta có đủ Mười Hiệu là Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập