Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống.
(Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy.
(When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó.
(There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc.
(We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích.
(Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Câu Xá Tông
KẾT QUẢ TRA TỪ
Câu Xá Tông:
(倶舍宗, Gusha-shū): tên gọi của một tông phái lớn trong 8 tông phái ở Trung Quốc và trong 6 tông lớn của Phật Giáo vùng Nam Đô, Nhật Bản. Tại Ấn Độ, người ta chia thành 18 bộ phái của Phật Giáo Thượng Tọa Bộ (xưa gọi là Tiểu Thừa). Lần đầu tiên sau khi đức Phật diệt độ được 400 năm, thể theo lời thỉnh cầu của vua Ca Nị Sắc Ca (s: Kaniṣka, p: Kanisika, 迦膩色迦王) của vương quốc Kiện Đà La (s, p: Gandhāra, 健駄羅), 500 vị A La Hán đã tiến hành kết tập bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận (s: Abhidharma-mahāvibhāṣa-śāstra, 大毘婆沙論), 200 quyển; cho nên trong số 18 bộ phái ấy, tông nghĩa của Tát Bà Đa Bộ (薩婆多部, tức Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ [s: Sarvāstivādin, p: Sabbatthivādin, 說一切有部]) được thành lập. Bộ luận này theo nghĩa của Lục Túc Luận (s: Śaḍpadaśāstra, 六足論) để giải thích về Phát Trí Luận (s: Abhidharma-jñāna-prasthāna, 發智論), vì vậy giáo nghĩa của Tát Bà Đa Bộ đều tập trung vào bộ luận này. Trải qua 500 năm sau, Bồ Tát Thế Thân (s, p: Vasubandhu, 世親) xuất hiện, đầu tiên xuất gia tu tập theo Tát Bà Đa Bộ (薩婆多部), học tông nghĩa của bộ phái này, rồi sau đó học giáo lý của Kinh Lượng Bộ (s: Sautrāntika, 經量部), nhưng có điều không hài lòng về tông này, nên ông đã y cứ vào bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận mà trước tác ra bộ Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāṣya, 倶舍論). Trong mỗi phần ông đều lấy ý của Kinh Lượng Bộ để đả phá giáo thuyết của Tát Bà Đa Bộ. Vì vậy, từ đó ông đã tách riêng ra khỏi 18 bộ phái trên. Tại Ấn Độ, bộ luận này được gọi là Thông Minh Luận (聰明論), tất cả mọi người trong và ngoài tông phái đều học cả. Kể từ khi Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) nhà Tùy bên Trung Quốc dịch bộ này sang Hán ngữ vào năm thứ 4 (563) niên hiệu Thiên Gia (天嘉), người ta bắt đầu nghiên cứu về nó. Kế đến, Huyền Trang (玄奘, 602-664) nhà Đường lại dịch Câu Xá Luận lần thứ hai vào năm thứ 5 (654) niên hiệu Vĩnh Huy, rồi các môn nhân của ông như Thần Thái (神泰), Phổ Quang (普光), Pháp Bảo (法寳) đã chú sớ cho bộ này. Từ đó Câu Xá Tông bắt đầu hưng thạnh ở Trung Quốc. Tại Nhật Bản, tông này được Đạo Chiêu (道昭, Dōshō, 629-700) truyền vào cùng với Pháp Tướng Tông. Vị này sang nhà Đường cầu pháp vào năm thứ 4 (653) niên hiệu Bạch Trỉ (白雉), theo hầu Huyền Trang và trở về nước vào năm thứ 7 (661) đời Tề Minh Thiên Hoàng (齊明天皇, Saimei Tennō, tại vị 655-661). Ông được xem như là người đầu tiên truyền bá Câu Xá Tông vào Nhật. Tiếp theo, có Trí Thông (智通, Chitsū, ?-?), Trí Đạt (智達, Chitatsu, ?-?), hai người sang nhà Đường vào năm thứ 4 (658) đời Tề Minh Thiên Hoàng, cũng như Huyền Phưởng (玄昉, Gembō, ?-746), vị tăng sang cầu pháp vào năm đầu (717) niên hiệu Dưỡng Lão (養老), đều có truyền tông này vào Nhật. Trong bản Tả Kinh Sở Khải (冩經所啓) ghi ngày mồng 8 tháng 7 năm thứ 12 (740) niên hiệu Thiên Bình (天平) còn lưu lại trong Chánh Thương Viện Văn Khố (正倉院文庫), ta thấy có ghi “Câu Xá Tông 30 quyển”; như vậy sách mà Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch ra đã được bắt đầu nghiên cứu từ khoảng thời gian này. Tên gọi Câu Xá Tông cũng được tìm thấy lần đầu tiên trong bản Tăng Trí Cảnh Chương Sớ Phụng Thỉnh Khải (僧智憬章疏奉請啓). Vì Câu Xá Tông được xem giống như Tát Bà Đa Tông vốn được tìm thấy trong bản Lục Tông Trù Tử Trương (六宗厨子張) ghi ngày 18 tháng 3 nhuận năm thứ 3 niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo (天平勝寳), có thể sự thành lập của học phái này là trong khoảng thời gian năm thứ 3 hay 4 của niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo. Kế đến, trong phần quy định về số người được xuất gia và tu học mỗi năm của các tông phái như trong bức công văn của quan Thái Chính ghi ngày 26 tháng giêng năm thứ 25 (806) niên hiệu Diên Lịch (延曆), ta thấy có quy định Pháp Tướng Tông là 3 người, 2 người đọc Duy Thức Luận (s: Vijñānamātrasiddhi-śāstra, 唯識論) và 1 người đọc về Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāṣya, 倶舍論); như vậy ta biết được rằng lúc bấy giờ Câu Xá Tông vẫn là tông phái phụ thuộc vào Pháp Tướng Tông. Giáo nghĩa của tông này phân tích các pháp thành 5 vị và 75 pháp, công nhận tính thực tại của các pháp ấy, chủ trương rằng thế giới được thành lập dựa trên các pháp đó và con người tồn tại trong vòng luân hồi đau khổ, vì vậy cần phải đoạn diệt phiền não căn bản và chứng đạt Vô Dư Y Niết Bàn. Cũng giống như Pháp Tướng Tông, tông này cũng chia thành 2 phái là Bắc Tự Truyền (北寺傳) và Nam Tự Truyền (南寺傳). Phái Nam Tự Truyền thì chủ trương thuyết Dụng Diệt (用滅), nghĩa là các pháp hoại diệt nhưng thật thể của chúng vẫn tồn tại và cái tiêu diệt chính là tác dụng. Phái Bắc Tự Truyền đứng trên lập trường của thuyết Thể Diệt (体滅), tức là các pháp sanh khởi nhờ duyên và thật thể của chúng tiêu diệt theo từng Sát Na.
Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng
Tỳ Đàm Tông
(毘曇宗, Bidon-shū): tên gọi một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, dựa trên A Tỳ Đạt Ma (s: Abhidharma, 阿毘達摩, Đối Tỷ Pháp) và y cứ vào Luận Tạng mà thuyết giáo, còn gọi là Tát Bà Đa Tông (薩婆多宗, tức Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ), hay Số Luận (s: Sāṅkhya, p: Saṅkhyā, 數論), học phái chuyên nghiên cứu thắng pháp trong bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận (阿毘曇心論) và pháp cứu trong Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận (雜阿毘曇心論), v.v., của Hữu Bộ. Tông phái này đã từng hưng thạnh nhờ Tăng Già Đề Bà (僧伽提婆), Đạo An (道安) của thời Tiền Tần và Huệ Viễn (慧遠) của thời Đông Tấn. Các giảng luận và chú thích của một số nhân vật như Huệ Thông (慧通) thời Lưu Tống, Đạo Thừa (道乘) nhà Lương, Huệ Bật (慧弼) nhà Trần, Huệ Tung (慧嵩) nhà Bắc Ngụy, Chí Niệm (志念) nhà Tùy, và Đạo Cơ (道基) nhà Đường, đã được triển khai mạnh mẽ. Đến khi mấy bộ tân dịch của Huyền Trang (玄奘, 602-664) nhà Đường như Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論), Phát Trí Luận (發智論), Câu Xá Luận (倶舍論) xuất hiện, thì tông phái này trở nên diệt vong một cách nhanh chóng. Ở Trung Quốc thì tông này hoằng giáo chủ yếu tại vùng Hoa Bắc, nhưng đến thời nhà Đường thì hấp thu tinh thần của Câu Xá Tông do Huyền Trang lập nên. Ở Nhật Bản, vào thời kỳ Phật Giáo Nại Lương thì Câu Xá Tông cũng có khi được gọi là Tỳ Đàm Tông.
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Giai nhân và Hòa thượng
Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...