Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cao Tằng Vân »»
(離六堂集): bên cạnh các tác phẩm như Hùng Lục Đường Nhị Tập (雄六堂二集), Triều Hành Cận Thảo (潮行近草), Ly Lục Đường Cận Cảo (離六堂近稿), Hải Ngoại Kỷ Sự (海外紀事), bộ này cũng là Thi Văn Tập do Thiền tăng Đại Sán (大汕) trước tác, được thâu lục vào trong quyển thứ 99 của Thiền Tông Toàn Thư (禪宗全書), quyển thứ 7 của Thiền Môn Dật Thư (禪門逸書); nguyên san bản của Hoài Cổ Lâu (懷古樓) trong khoảng thời gian Khang Hy (康熙, 1661-1722). Vốn là pháp từ của Giác Lãng Đạo Thạnh (覺浪道盛, 1592-1659), vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Thanh, Đại Sán kế thừa tông phong của Thầy và làm cho phát triển. Tư tưởng Thiền học của Đạo Thạnh khá đặc dị, từng đưa ra các quan niệm lấy Tào Động Tông chỉnh hợp học thuyết Thiền Tông Ngũ Gia (禪宗五家) với Tam Giáo Nho, Đạo, Thích; từ đó đề xuất lý luận gọi là “tôn hỏa vi tông (尊火爲宗, tôn sùng lửa làm tông chỉ).” Hơn nữa, tư tưởng này còn liên quan đến chủ trương Ngũ Vị Quân Thần Quyết (五位君臣訣) của Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂, 840-901) cũng như quan niệm lấy Ngũ Vị phối hợp với 5 quẻ trong 64 quẻ của Chu Dịch (周易). Việc Đại Sán lấy tên Ly Lục (離六) đặt tên cho nhà ông ở, cho danh tập, cũng đều có liên quan đến tư tưởng nói trên. Có nghĩa là Tào Động Tông lấy phẩm vị Kiêm Trung Đáo (兼中到) trong Ngũ Vị để phối hợp với quẻ Trùng Ly (重離) của 64 quẻ dịch. Theo giải thích của Đại Sán, Ly Lục có nghĩa là “dĩ nhất quy ngũ (以一歸五, lấy một quy về năm)”; lấy 6 quy về 5 tức là đạt đến Kiêm Trung Đáo của Ngũ Vị, là cảnh giới sự lý viên dung vô ngại. Ly Lục nghĩa là lìa nước được lửa, và đó cũng là “lấy lửa làm tông khí, tạo nên pháp mạch của Tào Động”. Được hình thành với 12 tập, trong phần đầu có khá nhiều bài Tựa của các danh nhân đương thời như Tằng Xán (曾燦), Hùng Nhất Tiêu (熊一瀟), Khuất Đại Quân (屈大均), Cao Tằng Vân (高層雲), Từ Hoàn (徐釚), v.v. Trong 12 quyển ấy, có 1 quyển chuyên về Phú, thơ 1 quyển. Trước sách có đồ hình 32 bức, mỗi bức đều có đề tán của các danh nhân. Trong sách có thuật lại những phong tục, tập quán xã hội Lĩnh Nam (嶺南), tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, v.v.
(神社, Jinja): cơ quan tế tự được thiết lập trên cơ sở tín ngưỡng của Thần Đạo; thường làm bằng gỗ. Cơ sở này khác với lễ bái đường, nơi thuyết pháp, truyền đạo của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và các tự viện Phật Giáo. Về nguồn gốc, Thần Xã vốn là tế đàn gọi là Thần Li (神籬, Himorogi), được thiết lập tạm thời vào những lúc tế cúng, tiến hành ở các vùng đất cấm địa (tục gọi là Thần Thể Sơn [神体山])—Bàn Tọa (磐座, Iwakura), nơi trú ngụ của chư vị Thần. Nguyên lai, Thần Xã cũng giống như Ngự Nhạc (御嶽, Utaki) ở Xung Thằng (沖繩, Okinawa). Đối với các đền thờ Thần Xã kế tục từ thời Cổ Đại đến nay, vẫn có Thần Xã không có điện thờ chính. Đó là các đền thờ kiến lập Bái Điện (拜殿) ngay trước nơi Bàn Tọa, vùng đất cấm túc, núi rừng hay hoang đảo; tỷ dụ như trường hợp Đại Thần Thần Xã (大神神社), Thạch Thượng Thần Cung (石上神宮), Tông Tượng Đại Xã (宗像大社), v.v.; hay nơi hoàn toàn không có điện thờ như Phi Lang Thần Xã (飛瀧神社). Tín ngưỡng cho rằng Thần thường ngự nơi điện thờ vốn hình thành từ khi kiến thiết Xã Điện (社殿, điện thờ của Thần Xã). Trong quá trình kiến thiết, cũng có ảnh hưởng của các tự viện Phật Giáo. Những ngôi đền thờ Thần Xã cổ xưa thì do một nhân duyên nào đó, người ta thiết lập nên Xã Điện ở nơi gần với ngự thần thể; tỷ dụ như Việt Mộc Nham Thần Xã (越木岩神社). Mặt khác, trường hợp khi cần phải có ngôi đền thờ Thần Xã mới, khi thôn làng hình thành, người ta tạo dựng ngôi đền ở nơi thích hợp để tôn thờ các Phân Linh (分靈), Thị Thần (氏神). Cho nên, cũng có nhiều phương pháp chọn lựa vị trí để tôn tạo Thần Xã. Tỷ dụ, theo nhân duyên mà chọn lựa, như trường hợp nơi phát xuất đầu tiên của một dòng tộc, như Thái Tể Phủ (太宰府, Dazaifu), nơi đầu nguồn của dòng họ Quản (菅); hay chọn nơi thanh tịnh (kỵ ô uế), như vùng đất xây dựng Minh Trị Thần Cung (明治神宮); hoặc chọn nơi tham bái dễ dàng, thuận tiện, như trường hợp Nhị Hoang Sơn Thần Xã (二荒山神社) vốn tọa lạc trên đỉnh núi, nhưng lại có Xã Điện ở nơi khác để tiện tham bái hơn. Tùy theo từng vị trí, Xã Điện có thể ở trên biển, đỉnh núi, hay thậm chí vào thời hiện đại này, ngay trên nóc tòa nhà cao tầng vẫn có. Với nghĩa rộng, tại tư gia vẫn có thiết Thần Bằng (神棚), hình thức đền thờ thu nhỏ. Về kiến trúc, hầu hết các đền thờ Thần Xã đều có quần thể kiến trúc chung nhất, gồm: Điểu Cư (鳥居, Torii, cổng chính màu đỏ dẫn vào đền thờ), Tham Đạo (參道, Sandau, Sandō), Đăng Lung (燈籠, Tōrō, đèn lồng bằng đá), Bạch Khuyển (狛犬, Komainu), Thủ Thủy Xá (手水舍, Teuzuya, nơi rửa tay trước khi vào tham bái), Bái Điện (拜殿, Haiden, thường an trí trước điện thờ chính), Tệ Điện (幣殿, Heiden, nơi có đặt thùng đựng tiền cúng dường công đức, gọi là Tái Tiền Sương [賽錢箱], có trường hợp được nhất thể hóa với Bái Điện và Bổn Điện), Bổn Điện (本殿, điện thờ chính, nơi Thần trấn tọa), Thần Lạc Điện (神樂殿, Kaguraden), Vũ Điện (舞殿, Mahidono, Midono), Hội Mã Điện (繪馬殿, Emaden), Sự Vụ Sở (事務所, Jimusho, văn phòng làm việc điều hành), Nạp Trát Sở (納札所, Nōsatsusho, nơi thâu nạp các thẻ bài cầu nguyện hay thẻ bùa cũ), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập