Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cao Phong Hiển Nhật »»
(孤峰覺明, Kohō Kakumyō, 1271-1361): vị tăng của Phái Pháp Đăng thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Cô Phong (孤峰), xuất thân Hội Tân (會津, Aizu, thuộc Fukushima-ken [福島縣]), họ Bình (平), sinh năm thứ 8 niên hiệu Văn Vĩnh (文永). Năm lên 7 tuổi, ông đã để tang mẹ, đến năm 17 tuổi ông theo xuất gia với giảng sư Lương Phạm (良範), thọ giới trên Duệ Sơn (叡山), học giáo lý Thiên Thai được 8 năm, sau đó theo hầu Pháp Đăng Quốc Sư Vô Bổn Giác Tâm (法燈國師無本覺心) ở Hưng Quốc Tự (興國寺) được 3 năm. Tiếp theo, ông đến tham học với Liễu Nhiên Pháp Minh (了然法明) ở Xuất Vũ (出羽, Dewa) và thỉnh giáo nơi Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日), Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), v.v. Đến năm đầu (1311) niên hiệu Ứng Trường (應長), ông sang nhà Nguyên, đến tham yết Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) ở Thiên Mục Sơn (天目山). Ngoài ra ông còn tham học với các danh tăng khác như Nguyên Ông Tín (元應信), Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), Đoạn Nhai Liễu Nghĩa (斷崖了義), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Vô Kiến Tiên Đỗ (無見先覩), v.v. Sau khi trở về nước, ông lại đến tham vấn Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) ở Vĩnh Quang Tự (永光寺) vùng Năng Đăng (能登, Noto), thọ bồ tát giới và khai sáng Vân Thọ Tự (雲樹寺) tại vùng Xuất Vân (出雲, Izumo). Vào đầu niên hiệu Nguyên Hoằng (元弘), Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇) mời ông đến truyền giới và ban cho hiệu là Quốc Tế Quốc Sư (國濟國師). Đến năm thứ 2 (1346) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), ông tiến hành tái kiến Hưng Quốc Tự, rồi đến sống ở Diệu Quang Tự (妙光寺), được Hậu Thôn Thượng Thiên Hoàng (後村上天皇) ban tặng cho hiệu là Tam Quang Quốc Sư (三光國師) và thể theo sắc chỉ của nhà vua ông làm tổ khai sơn Cao Thạch Đại Hùng Tự (高石大雄寺) ở vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi). Chính trong khoảng thời gian này, ông đã dâng sớ thỉnh cầu triều đình ban cho thầy ông là Oánh Sơn Thiệu Cẩn tước hiệu Thiền Sư. Vào ngày 24 tháng 5 năm thứ 16 (1361) niên hiệu Chánh Bình (正平, tức năm đầu niên hiệu Khang An [康安]), ông thị tịch, hưởng thọ 91 tuổi đời và 75 hạ lạp.
(夢窻疎石, Musō Soseki, 1275-1351): vị tăng của Phái Phật Quang thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Mộng Song (夢窻), xuất thân vùng Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken [三重縣]). Ông xuất gia từ hồi còn nhỏ tuổi, trước học về Thiên Thai, sau chuyển sang Thiền, đến tham bái Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日) và được kế thừa dòng pháp của vị này. Sau đó ông đã từng lui về sống ẩn cư ở một số nơi như Long Sơn Am (龍山庵) vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]), Hổ Khê Am (虎溪庵) vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino, thuộc Gifu-ken [岐阜縣]), Hấp Giang Am (汲江庵)vùng Thổ Tá (土佐, Tosa, thuộc Kōchi-ken [高知縣]), Bạc Thuyền Am (泊船庵) vùng Tam Phố (三浦, Miura, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]), Thối Canh Am (退耕庵)vùng Thượng Tổng (上總, Kazusa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]), v.v. Mãi đến năm 1325 (năm thứ 2 niên hiệu Chánh Trung [正中]), nhận sắc chỉ của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō, 1318-1339), ông đến trú trì Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji). Nhưng rồi năm sau ông lại quay trở về Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), dựng Nam Quang Am (南光庵) và trùng hưng một số chùa như Tịnh Trí Tự (淨智寺), Thoại Tuyền Tự (瑞泉寺), Viên Giác Tự (圓覺寺), v.v. Song vì mệnh lệnh của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng nên lần thứ hai ông phải quay trở lại trú trì Nam Thiền Tự. Sau khi Thiên Hoàng băng hà, nhận lời thỉnh cầu của Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji), ông đến khai sơn Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji). Ngoài ra ông còn khai sáng một số chùa khác như Lâm Xuyên Tự (臨川寺, Rinsen-ji), Đẳng Trì Viện (等持院, Tōji-in), Chơn Như Tự (眞如寺, Shinyo-ji), Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji). Vào năm 1351 (năm thứ 6 niên hiệu Chánh Bình [正平]), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Môn hạ của ông có Vô Cực Chí Huyền (無極志玄), Tuyệt Hải Trung Tân (絕海中津), v.v. Pháp hệ của ông được gọi là Mộng Song Phái (夢窻派) hay Tha Nga Môn Phái (嵯峨門派), chiếm hầu hết dòng chủ lưu của Thiền lâm thời Trung Đại. Lúc còn sanh tiền, ông đã được bantặng các danh hiệu Quốc Sư như Mộng Song (夢窻), Chánh Giác (正覺), Tâm Tông (心宗); sau khi qua đời ông còn được ban tặng các danh hiệu khác như Phổ Tế (普濟), Huyền Du (玄猷), Phật Thống (佛統), Đại Viên (大圓) và được tôn xưng là Thất Triều Đế Sư. Các trước tác để lại của ông có Mộng Song Lục (夢窻錄), Mộng Song Pháp Thoại (夢窻法話), Cốc Hưởng Tập (谷響集), Mộng Trung Vấn Đáp (夢中問答), Tây Sơn Dạ Thoại (西山夜話), v.v.
(月林道皎, Gatsurin Dōkō, 1293-1351): vị Thiền Tăng của Phái Dương Kì (楊岐) và Tùng Nguyên (松源) thuộc Lâm Tế Tông, húy là Diệu Hiểu (妙曉), Đạo Kiểu (道皎); đạo hiệu là Nguyệt Lâm (月林), thụy hiệu là Phổ Quang Đại Tràng Quốc Sư (普光大幢國師); hiệu là Độc Bộ Tẩu (獨歩叟), Viên Minh Tẩu (圓明叟), Phật Từ Tri Giám Đại Sư (佛慈知鑑大師); xuất thân vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro, thuộc Kyoto); con của Trung Nạp Ngôn Cửu Ngã Cụ Phòng (中納言久我具房). Lúc còn tuổi thơ, ông đã theo mẹ đến Bình Truyền Tự (平泉寺) làm thị giả và học về giáo học, đến năm 16 tuổi thì xuống tóc xuất gia, làm môn đệ của Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日) ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Sau khi Thầy mình qua đời, ông đến tham bái Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超) ở Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji). Sau đó ông đã quy y cho Hoa Viên Thượng Hoàng (花園上皇). Vào mùa xuân năm thứ 2 (1322) niên hiệu Nguyên Hanh (元亨), ông sang nhà Nguyên cầu pháp, đến tham bái Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂) và kế thừa dòng pháp của vị này. Vua Văn Tông (文宗) nhà Nguyên có ban cho ông hiệu là Phật Từ Tri Giám Đại Sư. Đến năm 1330, ông quay trở về nước. Ông nhận lời quy y cho vị Lãnh Chúa vùng Mai Tân (梅津, Umezu) là Thanh Cảnh (清景), cải đổi ngôi chùa của Thiên Thai Tông thành Trường Phước Thiền Tự (長福禪寺), và làm vị Tổ khai sơn chùa này. Đến ngày 25 tháng 2 năm thứ 2 niên hiệu Quán Ứng (觀應), ông thị tịch, hưởng thọ 59 tuổi đời và 44 hạ lạp. Ông được ban thụy hiệu là Phổ Quang Đại Tràng Quốc Sư. Bộ Nguyệt Lâm Kiểu Thiền Sư Ngữ Lục (月林皎禪師語錄), 2 quyển, hiện vẫn còn.
(宗峰妙超, Shūhō Myōchō, 1282-1337): vị Thiền Tăng của Phái Đại Ứng (大應派) thuộc Lâm Tế Tông, vị Tổ khai sáng Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji) và Phái Đại Đức Tự (大德寺派), người vùng Bá Ma (播磨, Harima, thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]), húy là Diệu Siêu (妙超, Myōchō), thường được gọi là Đại Đăng Quốc Sư (大燈國師, Daitō Kokushi), đạo hiệu là Tông Phong (宗峰, Shūhō), và thụy hiệu là Hưng Thiền Đại Đăng Quốc Sư (興禪大燈國師), Cao Chiếu Chánh Đăng Quốc Sư (高照正燈國師), Đại Từ Vân Khuông Chơn Quốc Sư (大慈雲匡眞國師); họ là Kỷ (紀). Năm lên 11 tuổi, ông theo xuất gia với Luật Sư Giới Tín (戒信) ở Thư Tả Sơn Viên Giáo Tự (冩書山圓敎寺) và học về Thiên Thai giáo học. Sau đó ông đến tham vấn Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日) ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji) thuộc vùng Liêm Thương. Vào năm thứ 3 (1305) niên hiệu Gia Nguyên (嘉元), nhân khi Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明) từ vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]) lên kinh đô và sống ở Thao Quang Am (韜光庵), ông đến đó tham vấn, kế đến ông đi theo hầu Nam Phố lên Vạn Thọ Tự, rồi đến Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), hết mình chuyên tâm nghiên cứu và cuối cùng thì liễu ngộ được yếu chỉ, nên được Am Phố ấn khả cho, lúc ấy ông 26 tuổi. Đến năm 1308, Nam Phố qua đời thì ông trở về Kinh Đô, rồi sống ẩn cư ở Vân Cư Tự (雲居寺) trong vòng khoảng 20 năm. Đến năm đầu (1226) niên hiệu Gia Lịch (嘉曆), ông đến Tử Dã (紫野, Murasakino, thuộc Jokyo-ku [上京區], Kyoto-fu [京都府]), dựng thảo am mà sống. Sau đó, một số các bậc vua chúa, công khanh như Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō), Xích Tùng Tắc Thôn (赤松則村, Akamatsu Norimura), v.v., quy y theo, nhờ đó ông xây dựng thành ngôi chùa lấy tên là Long Bảo Sơn Đại Đức Tự (龍寶山大德寺), và thỉnh ông làm vị Tổ khai sơn chùa này. Hoa Viên Thượng Hoàng (花園上皇, Hanazono Jōkō) cũng nhân nghe đạo phong của ông, mới triệu thỉnh ông đến để hỏi pháp, rồi ban cho ông hiệu là Hưng Thiền Đại Đăng Quốc Sư. Từ đó, Đại Đức Tự được xếp ngang hàng với Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji). Về sau, thể theo lời thỉnh cầu của vị quan ở Thái Tể Phủ là Đại Hữu Lại Thượng (大友賴尚), ông chuyển đến ở tại Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji), nhưng chẳng được bao lâu thì ông lại trở về kinh đô sống ở Đại Đức Tự. Vào ngày 23 tháng 12 năm thứ 3 niên hiệu Diên Nguyên (延元), ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi đời và 34 pháp lạp. Các trước tác của ông để lại có Đại Đăng Quốc Sư Ngữ Lục (大燈國師語錄) 3 quyển, Pháp Ngữ (法語), Bích Nham Tập Hạ Ngữ (碧巖集下語) 1 quyển, v.v. Pháp từ của ông có Quan Sơn Huệ Huyền (關山慧玄), Triệt Ông Nghĩa Hanh (徹翁義亨), Hải Ngạn Liễu Nghĩa (海岸了義), Hổ Khê Đạo Nhâm (虎溪道壬), v.v. Vào năm thứ 3 (1686) niên hiệu Trinh Hưởng (貞享), Linh Nguyên Thiên Hoàng (靈元天皇, Reigen Tennō) ban tặng thêm cho ông thụy hiệu là Đại Từ Vân Khuông Chơn Quốc Sư.
(雲巖寺, Ungan-ji): ngôi chùa thuộc Phái Diệu Tâm Tự (妙心寺派), Tông Lâm Tế, hiệu núi là Đông Sơn (東山), hiện tọa lạc ở số 27 Unganji (雲岩寺), Ōtawara-shi (大田原市), Tochigi-ken (栃木縣); tượng thờ chính của chùa là Thích Ca Như Lai. Tương truyền vào khoảng niên hiệu Đại Trị (大治, 1126-1131), thì Tẩu Nguyên (叟元) khai sáng chùa này; đến năm thứ 4 (1281), Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日) đến sống ở vùng đất này. Khi ấy Cao Lê Thắng Nguyện Pháp Ấn (高梨勝願法印) mới đến đến lễ bái xin làm đệ tử của Hiển Nhật, rồi dâng cúng miếng đất để xây chùa. Cũng cùng năm đó, Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hoji Tokimune) kiến lập thành ngôi Thiền tự. Hiển Nhật bèn cung thỉnh thầy ông là Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元) đến làm Tổ khai sơn của chùa, còn ông thì làm Tổ đời thứ hai. Về sau, chùa cũng gặp bao phen hỏa họa, cháy rụi cả chùa, nhưng sau lại được Vô Trú Diệu Đức (無住妙德) trùng tu lại như cũ. Đặc biệt trong khuôn viên chùa có tấm bia khắc bài ca Haiku, đối đáp qua lại giữa Thiền Sư Phật Đảnh (佛頂) và Tùng Vĩ Ba Tiêu (松尾芭蕉, Matsuo Bashō).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập