Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cao Phong Nguyên Diệu »»
(高峰大師語錄, Kōhōdaishigoroku): xem Cao Phong Nguyên Diệu Thiền Sư Ngữ Lục (高峰原妙禪師語錄, Kōhōgenmyōzenjigoroku) bên dưới.
Goke : khái niệm gọi là Ngũ Gia do Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益) khởi xướng qua tác phẩm của ông là Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論, Shūmonjukkiron) vốn đã được một số trước tác khác kế thừa như Ngũ Gia Tông Phái (五家宗派, Gokeshūha) của Đạt Quán Đàm Dĩnh (達觀曇頴), Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目, Nindenganmoku, năm 1188) của Hối Nham Trí Chiêu (晦巖智昭, hậu bán thế kỷ 12), Ngũ Gia Chánh Tông Tán (五家正宗賛, Gokeshōshūsan, năm 1254) của Hy Tẩu Thiệu Đàm (希叟紹曇), cho nên vào thời nhà Tống thì khái niệm này đã trở thành cố định. Sự hiện hữu của bộ Ngũ Gia Ngữ Lục (五家語錄, Gokegoroku, năm 1630) do Ngữ Phong Viên Tín (五風圓信, 1571-1647) và Quách Ngưng Chi (郭凝之, ?-?) biên tập, có thể nói là sự quy kết của khái niệm này. Sự cố định của Ngũ Gia đã dẫn đến sự cố định hóa tông phong của mỗi tông phái. Trong các tác phẩm như Nhân Thiên Nhãn Mục, v.v., ta có thể tìm thấy những quy định rất chi tiết về tông phong; nhưng người mà thể hiện quan niệm thông thường đơn giản và dễ hiểu về Ngũ Gia có thể được xem như khởi đầu từ Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙, 1238-1295) nhà Nguyên. Đó là những giải thích như Lâm Tế Tông thì đau nhức khoái lạc, Quy Ngưỡng Tông thì cẩn trọng nghiêm khắc, Vân Môn Tông thì cao siêu cổ xưa, Tào Động Tông thì chi tiết chặt chẽ, Pháp Nhãn Tông thì rõ ràng sáng sủa. Hơn nữa, về tính cách của Ngũ Gia thì ở tại Nhật Bản cũng có đề cập đến qua tác phẩm Ngũ Gia Tham Tường Yếu Lộ Môn (五家參詳要路門, Gokesanshōyōromon, năm 1788) của Đông Lãnh Viên Từ (東嶺圓慈, 1721-1791). Ngoài ra, từ lập trường nhìn tuyệt đối Phật đạo toàn nhất, Đạo Nguyên (道元, Dōgen, 1200-1253) của Nhật Bản đã phê phán kịch liệt bộ Nhân Thiên Nhãn Mục khi giải thích riêng về Ngũ Gia.
(中峰明本, Chūhō Myōhon, 1263-1323): vị tăng của Phái Dương Kì và Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Tiền Đường (錢塘), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), họ Tôn (孫), hiệu Trung Phong (中峰). Lúc còn nhỏ, ông đã đến tham học với Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙) ở Sư Tử Nham (獅子巖) trên Tây Thiên Mục Sơn (西天目山), đọc Kinh Kim Cang, cảm nhận được sứ mạng Như Lai và đến năm 24 tuổi thì xuất gia với vị này. Sau đó, nhân nhìn thấy suối nước chảy mà khai ngộ rồi kế thừa dòng pháp của Cao Phong. Từ đó trở đi, ông không định cư, khi thì sống trên thuyền, có khi sống trong túp lều tranh đơn sơ và tự xưng là Huyễn Trú (幻住, sống tạm bợ). Chúng tăng tục tập trung đến chiêm lễ và gọi ông là Cổ Phật Giang Nam. Vào năm thứ 5 (1318) niên hiệu Diên Hựu (延祐), Nhân Tông Hoàng Đế có hạ chiếu chỉ mời, nhưng ông không nhận lời nên nhà vua ban cho ông y ca sa tơ vàng và hiệu là Phật Từ Viên Chiếu Quảng Huệ Thiền Sư (佛慈圓照廣慧禪師). Đến thời vua Anh Tông cũng quy y theo ông. Vào ngày 14 tháng 8 năm thứ 3 niên hiệu Chí Trị (至治), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi. Sau khi qua đời được 7 năm, vua Văn Tông lại ban cho ông thụy hiệu là Trí Giác Thiền Sư (智覺禪師). Lại nữa, 5 năm sau vua Thuận Tông cho đưa vào Đại Tạng Kinh bản Trung Phong Quảng Lục (中峰廣錄) 3 quyển và ban thêm cho thụy hiệu là Phổ Ứng Quốc Sư (普應國師). Trước tác của ông có Huyễn Trú Am Thanh Quy (幻住庵清規) 1 quyển, Nhất Hoa Ngũ Diệp (一華五葉) 5 quyển, v.v. Tổ Thuận (祖順) soạn ra Hành Lục (行錄) và Ngu Tập (虞集) soạn văn bia tháp.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập