Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cao Phong Đại Sư Ngữ Lục »»
(高峰原妙, Kōhō Genmyō, 1238-1295): vị tăng của phái Phá Am và Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Cao Phong (高峰), xuất thân Huyện Ngô Giang (呉江縣), Phủ Tô Châu (蘇州府), Tỉnh Giang Tô (江蘇省), họ Từ (徐), sanh ngày 23 tháng 3 năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Hy (元熙) nhà Nam Tống. Năm 15 tuổi, ông xuống tóc xuất gia, đến năm 17 tuổi thì theo tu học với Pháp Trú (法住) ở Mật Ấn Tự (密印寺) vùng Gia Hòa (嘉禾). Ông còn học cả giáo học Thiên Thai, sau đến tham vấn Đoạn Kiều Diệu Luân (斷橋妙倫), rồi Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽) và đắc pháp với vị này. Vào năm thứ 2 (1266) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), ông ẩn cư tại vùng Long Tu (龍鬚), Lâm An (臨安) và 5 năm sau thì hoát nhiên triệt ngộ. Đến năm thứ 10 cũng niên hiệu trên, ông đến trú tại Song Kế Phong (雙髻峰), rồi đến năm thứ 16 (1279) niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông đến Tây Phong (西峰) trên Thiên Mục Sơn (天目山) và bắt đầu hoằng pháp ở Sư Tử Nham (獅子巖). Ông sáng lập ra 2 ngôi chùa Sư Tử (獅子) và Đại Giác (大覺), đệ tử tham học có đến cả ngàn người và thọ giới hơn vạn người. Ông dùng gia phong gọi là Tam Quan Ngữ (三關語) để lại cho hậu thế bộ Cao Phong Đại Sư Ngữ Lục (高峰大師語錄) 2 quyển. Vào ngày mồng 1 tháng 12 năm đầu niên hiệu Nguyên Trinh (元貞), ông thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi đời và 43 hạ lạp, được ban tặng cho thụy hiệu là Phổ Minh Quảng Tế Thiền Sư (普明廣濟禪師). Chi Tốn (之巽) soạn văn bia tháp, cư sĩ Trực Ông (直翁) và Hồng Kiêu Tổ (洪喬祖) viết hành trạng của ông.
(高峰原妙禪師語錄, Kōhōgenmyōzenjigoroku): tức Cao Phong Đại Sư Ngữ Lục (高峰大師語錄, Kōhōdaishigoroku), 2 quyển, do Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙) soạn, nhóm Vương Nhu (王柔) biên, san hành dưới thời nhà Nguyên, tái san hành vào năm thứ 27 (1599) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), là bộ Ngữ Lục của Nguyên Diệu―pháp từ của Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽). Tác phẩm này thâu lục những bài pháp ngữ thượng đường, dạy chúng, niêm cổ, tụng cổ, kệ tụng, các Phật sự nhỏ, các bài tán chư Phật tổ, bài tự tán, hành trạng, bài minh của tháp, v.v. Sau khi qua đời, môn nhân của Nguyên Diệu đã tiến hành biên tập và cho san hành; vào năm thứ 27 niên hiệu Vạn Lịch, Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏) có ghi thêm lời tựa cho nên bộ này lại được tái san hành. Về sau, nó được đưa vào Tục Tạng nhà Minh vào năm thứ 6 (1667) niên hiệu Khang Hy (康熙). Ngoài ra còn có bản san hành năm thứ 25 (1899) niên hiệu Quang Tự (光緒). Tại Nhật Bản, thư tịch này được san hành dưới thời đại Nam Bắc Triều, có bản năm thứ 3 (1657) niên hiệu Minh Lịch (明曆). Vào khoảng niên hiệu Nguyên Lộc (元祿), bộ này được san hành tại Cao Nguyên Tự (高源寺, Kōgen-ji) vùng Đơn Ba (丹波, Tamba, thuộc Hyōgo-ken).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập