Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cao Dã Sơn »»
(印融, Inyū, 1435-1519): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh và Chiến Quốc, húy là Ấn Dung (印融), tự là Lại Thừa (賴乘), xuất thân vùng Cửu Bảo (久保, Kubo), Võ Tàng (武藏, Musashi). Lúc còn trẻ, ông đi du học khắp các vùng kinh đô Kyoto, Nại Lương (奈良, Nara); đến năm 1460, ông thọ pháp với Hiền Kế (賢繼) ở Tam Hội Tự (三會寺) vùng Ô Sơn (烏山, Karasuyama), Võ Tàng; rồi học áo nghĩa của Dòng Tây Viện qua Trường Viên (長圓), Viên Trấn (圓鎭). Sau đó, ông đến trú tại Vô Lượng Thọ Viện (無量壽院) của Cao Dã Sơn, chuyên tu về Mật Giáo. Đến khoảng năm 1488, ông trở về lại Võ Tàng, sống qua một số nơi như Quang Đức Tự (光德寺) ở Kim Trạch (金澤, Kanazawa), Tích Trượng Tự (錫杖寺), Tam Hội Tự ở Hà Khẩu (河口, Kawaguchi), v.v.; từ đó ông tận lực truyền bá Mật Giáo để phục hưng lại tình trạng suy thối ở vùng Quan Đông (關東, Kantō). Đệ tử phú pháp của ông có Thị Dung (是融), Giác Dung (覺融). Trước tác của ông có San Bảo Ẩn Độn Sao (杣本隱遁鈔) 20 quyển, Thích Luận Chỉ Nam Sao (釋論指南鈔) 10 quyển, Đại Nhật Kinh Sớ Chỉ Nam Sao Điếu Vật (大日經疏指南鈔釣物) 9 quyển, Thích Luận Ngu Án Sao (釋論愚案鈔) 7 quyển, Cổ Bút Sao (古筆鈔) 6 quyển, v.v.
(安祥寺, Anjō-ji): ngôi chùa phụ thuộc vào sự quản lý của Chơn Ngôn Tông trên Cao Dã Sơn, hiện tọa lạc tại Yamashina-ku (山科區), Kyoto-shi (京都市), tên núi là Cát Tường Sơn (吉祥山). Vì đây là ngôi chùa kiêm chuyên trách của Cao Dã Sơn, nên được gọi là Cao Dã Sơn Đường (高野山堂). Ngôi già lam này được khai sáng vào năm 848 (Gia Tường [嘉祥] nguyên niên), nhằm cầu nguyện cho Thuần Hòa Thái Hậu được tăng long phước thọ. Huệ Vận (惠運, Eun) được cung thỉnh làm vị Tổ khai sáng nơi đây. Đến đời vị Tổ thứ 11 là Tông Ý (宗意), vận thế của chùa rất hưng thạnh, trở thành ngôi chùa nổi tiếng hàng đầu trong 3 dòng ở Tiểu Dã (小野) thuộc Chơn Ngôn Tông, từ đó hình thành Dòng An Tường Tự (安祥寺流). Đến năm 1310 (Diên Khánh [延慶] 3), vào thời của Thành Huệ (成惠), vị Tổ đời 18, chùa được liệt vào một trong những ngôi danh thắng dành cho Hoàng Tử và tầng lớp quý tộc ở với hiệu là Môn Tích (門跡, Monzeki). Tuy nhiên, đến thời vị Tổ thứ 21 là Hưng Nhã (興雅), ông nhường lại hiệu chùa và luôn của Dòng An Tường Tự cho Cao Dã Sơn. Vào năm 1469 (Văn Minh [文明] nguyên niên), chùa bị binh hỏa cháy rụi tan tành, rồi dần dần không còn là đạo tràng căn bản tu hành cho ba dòng Tiểu Dã. Vào năm 1759 (Bảo Lịch [寶曆] 9), vị Tổ đời thứ 41 là Hoằng Phạm (弘範) mới tiến hành xây dượng Quan Âm Đường, Bảo Tháp, Địa Tạng Đường, v.v., và chỉnh bị lại cảnh quan của chùa. Trong Chánh Điện chùa có thờ tượng Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, Ngũ Trí Như Lai, thuộc dạng quốc bảo. Quần thể kiến trúc hiện tại của chùa có Chánh Điện, Địa Tạng Đường, Đại Sư Đường, được tái kiến vào cuối thời Giang Hộ (江戸, Edo).
(高野春秋, Kōyashunjū): tên gọi tắt của bộ Cao Dã Xuân Thu Biên Niên Tập Lục (高野春秋編年輯錄), 21 quyển, do Hoài Anh (懷英) biên, là bộ biên niên sử về sự thật lịch sử của Cao Dã Sơn trong vòng 900 năm, từ năm 816 (niên hiệu Hoằng Nhân [弘仁] thứ 7) cho đến 1718 (niên hiệu Hưởng Bảo [享保] thứ 3, năm người biên tập từ chức Kiểm Hiệu). Bộ này gồm quyển Tựa 1 quyển, Thiên Chính 18 quyển, Thông Khảo 2 quyển. Phần Thiên Chính có 17 quyển đầu là ký sự cho đến năm 1697 (niên hiệu Nguyên Lộc [元祿] thứ 10), và quyển 18 là phần ghi chép những năm còn lại. Phần Thông Khảo nêu lên Tổng Cương Mục, rất dễ nhìn thấy, và ghi rõ cuộc kháng tranh của hai phe Học Lữ (學侶), Hành Nhân (行人), rồi được an định vào năm 1692 (niên hiệu Nguyên Lộc thứ 2) thể theo mệnh lệnh của chính quyền Mạc Phủ (幕府, Bakufu), từ đó nêu rõ những điểm đúng sai của họ. Thái độ biên tập bộ sách này rất công phu, dựa trên sự chính xác mang tính thực chứng, tìm tòi kho báu của các tự viện để đưa ra dẫn chứng các ký lục cổ; cho nên hiện tại tác phẩm này vẫn có giá trị rất lớn về mặt tư liệu.
(眞辯, Shinben, ?-1261): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Liêm Thương, Kiểm Hiệu đời thứ 56 và 58 của Cao Dã Sơn, húy là Chơn Biện (眞辯), xuất thân vùng Danh Thủ (名手, Nate), Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣]). Ông xuất gia rồi lên Cao Dã Sơn, học mật giáo và trú tại Thập Luân Viện (十輪院). Vào năm 1259, ông được bổ nhiệm làm Kiểm Hiệu của Cao Dã Sơn.
(眞然, Shinzen, 804/812?-898): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Tự Trưởng đời thứ 6 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), húy là Chơn Nhiên (眞然), thường gọi là Trung Viện Tăng Chánh (中院僧正), Hậu Tăng Chánh (後僧正), xuất thân vùng Đa Độ (多度, Tado), Tán Kì (讚岐, Sanuki), họ Tá Bá (佐伯). Ban đầu ông theo hầu Không Hải (空海, Kūkai), rồi đến năm 831 thì thọ phép Quán Đảnh với Chơn Nhã (眞雅, Shinga), đến năm 834 thì được Không Hải phó chúc cho xây dựng già lâm ở Cao Dã Sơn. Năm 836, ông cùng với Chơn Tế (眞濟, Shinzei) có ý định sang nhà Đường cầu pháp, nhưng vì phong ba bão táp dữ dội nên sự việc bất thành, cuối cùng vào năm này ông đến trú tại Thái Long Tự (太龍寺) ở vùng A Ba (阿波, Awa) và soạn bản duyên khởi của chùa này. Năm 861, ông làm đơn xin mượn bộ Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子) để xem. Vào năm 883 thì được cử làm Quyền Thiếu Tăng Đô. Đến năm sau, ông làm Tự Trưởng đời thứ 6 của Đông Tự, rồi đến năm 889, do vì ông mang bộ sách này về Cao Dã Sơn, nên từ đó tạo sự phân tranh với Đông Tự. Suốt trong 56 năm tận lực chỉnh bị cho Cao Dã Sơn, ông đã dưỡng thành một số đệ tử nổi danh như Thọ Trường (壽長), Vô Không (無空), Duy Thủ (惟首), Thánh Bảo (正寶), v.v. Trước tác của ông để lại có Vô Chướng Kim Cang Thứ Đệ (無障金剛次第) 1 quyển, Nhiếp Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương Niệm Tụng Pháp (攝一切佛頂輪王念誦法) 1 quyển, Chơn Nhiên Tăng Chánh Ký (眞然僧正記) 1 quyển, Hoan Hỷ Thiên Cúng Pháp (歡喜天供法) 1 quyển, v.v.
(眞濟, Shinzei, 800-860): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Tự Trưởng đời thứ 3 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), một trong 10 vị đại đệ tử của Không Hải, húy là Chơn Tế (眞濟), thông xưng là Cao Hùng Tăng Chánh (高雄僧正), Kỷ Tăng Chánh (紀僧正), Thị Bổn Tăng Chánh (柿本僧正), xuất thân kinh đô Kyoto; con của Tuần Sát Đàn Chánh Đại Bậc Kỷ Ngự Viên (巡察彈正大弼紀御園). Lúc nhỏ, ông theo học Nho Giáo, sau đầu sư với Không Hải, rồi đến năm 824 thì thọ phép Quán Đảnh và trở thành Truyền Pháp A Xà Lê. Đến năm 832, khi Không Hải lên ẩn cư trên Cao Dã Sơn, ông được phó chúc quản lý Cao Hùng Sơn Tự (高雄山寺, tức Thần Hộ Tự [神護寺, Jingo-ji]). Vào năm 836, ông định sang nhà Đường với Chơn Nhiên (眞然), nhưng vì phong ba bão táp nên không thành, và đến năm 840 thì làm Biệt Đương của Thần Hộ Tự. Năm 843, ông làm Tự Trưởng của Đông Tự, rồi đến năm 855 thì được bổ nhiệm làm Tăng Chánh của Chơn Ngôn Tông, nhưng ông nhường chức lại cho Không Hải. Vào năm 858, ông làm lễ cầu nguyện cho bệnh tình của Văn Đức Thiên Hoàng (文德天皇, Montoku Tennō, tại vị 850-858), nhưng sau đó thì Thiên Hoàng băng hà; từ đó, ông lui về ẩn cư ở Thần Hộ Tự. Và tận lực làm cho chùa này hưng thịnh. Ông rất giỏi về thi văn, từng biên tập bộ Hán Thi của Không Hải là Tánh Linh Tập (性靈集). Trước tác của ông để lại có Thai Tạng Giới Niệm Tụng Tư Ký (胎藏界念誦私記) 1 quyển, Phật Bộ Phật Cúng Dường Pháp (佛部佛供養法) 1 quyển, Cao Hùng Khẩu Quyết (高雄口決) 1 quyển, v.v.
(大安寺, Daian-ji): ngôi chùa của Phái Cao Dã Sơn (高野山派) thuộc Chơn Ngôn Tông, tọa lạc tại Daianji-cho (大安町), Nara-shi (奈良市), là một trong 7 ngôi chùa lớn của Phật Giáo Nam Đô, còn gọi là Nam Đại Tự (南大寺, Nandai-ji). Theo Đại An Tự Già Lam Duyên Khởi Tinh Lưu Ký Tư Tài Trương (南大寺伽藍緣起并流記資財帳) có ghi lại việc Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi) phó thác cho Điền Thôn Hoàng Tử (田村皇子, sau này là Thư Minh Thiên Hoàng [舒明天皇, Jomei Tennō]) xây dựng ngôi đại tự với tên gọi là Hùng Ngưng Tự (熊凝寺, Kumagori-dera). Đây chính là khởi nguyên của Đại An Tự. Trong Thánh Đức Thái Tử Truyện Tư Ký (聖德太子傳私記) cũng cho rằng Hùng Ngưng Tự là tiền thân của ngôi già lam này. Trong Nhật Bản Thư Kỷ (日本書紀, Nihonshōki) có ghi rằng vào năm thứ 11 (639) đời Thư Minh Thiên Hoàng, nhà vua ra chiếu chỉ xây Đại Cung và Đại Tự bên bờ sông Bách Tế, cho dựng ngôi tháp 9 tầng và đổi tên chùa là Bách Tế Đại Tự (百濟大寺, Kudara-no-ōdera). Đến năm thứ 2 (673) đời vua Thiên Võ Thiên Hoàng (天武天皇, Temmu Tennō), chùa lại được dời về vùng Cao Thị (高市, Takechi) và lấy tên là Cao Thị Đại Tự (高市大寺, Takechi-no-ōdera). Sau đó, chùa lại đổi tên là Đại Quan Đại Tự (大官大寺, Daikandai-ji), trở thành một trong 3 ngôi chùa quan lớn và hưng thịnh đến tột đỉnh. Vào năm thứ 3 (710) niên hiệu Hòa Đồng (和銅), lúc kinh đô được dời về Bình Thành (平城, Heizei), chùa cũng chuyển về vị trí hiện tại và lấy tên là Đại An Tự. Từ quy mô già lam có dạng thức đặc thù được gọi là Cách Thức Đại An Tự, chiều cao của chùa, nó được gọi là Nam Đại Tự (南大寺, Nandai-ji) để sánh với Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji). Với tư cách là trung tâm học vấn của Tam Luận Tông, chùa đã một thời hưng thạnh. Chính từ đây đã xuất hiện những bậc danh tăng như Đạo Từ (道慈, Dōji), Cần Tháo (勤操, Gonzō), Hành Biểu (行表, Gyōbyō), Tối Trừng (最澄, Saichō), Lương Biện (良辨, Rōben), v.v. Đến thời đại Bình An, sau mấy lần bị hỏa tai vào năm thứ 11 (911) niên hiệu Diên Hỷ (延喜), năm đầu (1071) niên hiệu Khoan Nhân (寬仁), ngôi già lam bị cháy rụi khá nhiều và sau đó được tái thiết ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, vào khoảng cuối thời Bình An, cũng cùng chung số phận với những ngôi đại tự khác của vùng Nam Đô, chùa lâm vào tình trạng suy vi. Đến thời Liêm Thương, cùng với việc phục hưng giáo học, một số chùa như Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji), Tây Đại Tự, v.v., đã phát triển mạnh; nhưng trường hợp Đại An Tự thì lại càng suy thối hơn. Quần thể đường vũ hiện tồn được tái thiết dưới thời Minh Trị; bảo vật của chùa có bức tượng đứng Thập Nhất Diện Quan Âm (dưới thời Nại Lương) là tượng thờ chính, tượng Dương Liễu Quan Âm, Thiên Thủ Quan Âm, v.v., theo Cách Thức Đại An Tự.
(s: Mahāvairocana, Vairocana, 大日如來): âm dịch là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (摩訶毘盧遮那), dịch là Đại Biến Chiếu Như Lai (大遍照如來), Biến Chiếu Như Lai (遍[徧]照如來). Về danh nghĩa, ma ha (摩訶) có nghĩa là to lớn, nhiều, hơn cả. Tỳ (毘) là phổ biến, quảng bác, rộng rãi, cao hiển. Lô giá na (盧遮那) là quang minh, sáng tỏa, mỹ lệ. Cho nên Ma Ha Tỳ Lô Giá Na còn có các tên gọi khác nhau như Tối Cao Hiển Quảng Minh Nhãn Tạng Như Lai (最高顯廣明眼藏如來, Kim Cang Đảnh Nghĩa Quyết [金剛頂義決], Bất Không [s: Amoghavajra, 不空] soạn, Taishō No. 39), Vô Lượng Vô Biên Cứu Cánh Như Lai (無量無邊究竟如來, Lý Thú Kinh [理趣經], Kim Cang Trí [s: Vajrabodhi, 金剛智] dịch, Taishō No. 8), Quảng Bác Thân Như Lai (廣博身如來, Thí Chư Ngạ Quỷ Pháp [施諸餓鬼法], Bất Không dịch, Taishō No. 21), Nhất Thiết Pháp Tự Tại Mâu Ni (一切法自在牟尼, Đại Nhật Kinh Sớ [大日經疏] 18, Nhất Hành [一行, 683-727] ghi, 20 quyển, Taishō No. 39), v.v. Đây là đấng giáo chủ bổn tôn trung tâm tuyệt đối của Mật Giáo, được xem như thể hiện toàn bộ chân lý của vũ trụ. Trong Đại Nhật Kinh Sớ giải thích rằng ánh sáng trí tuệ của Ngài trừ tối tăm, tỏa sáng khắp tất cả, là ánh sáng lớn không thể nào so sánh với thần mặt trời có phân biệt ngày đêm, phương hướng, tỏa chiếu khắp hết thảy mọi nơi, hoạt động từ bi của Ngài liên tục, vĩnh viễn bất diệt; vì vậy mới thêm vào chữ “đại (s: mahā, 大)” để thể hiện sự hơn hẳn, vượt trội lên tất cả. Đấng Đại Nhật Như Lai như vậy lấy thật tướng của vũ trụ làm Pháp Thân, hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều xuất sanh từ đức Phật này, và tất cả mọi chuyển động đều là hiển hiện cái đức của đấng Như Lai này. Đại Nhật Kinh (s: Mahāvairocanābhisaṃbodhi-vikurvitādhiṣṭhāna-vaipulya-sūtrendra-rāja nāma dharmaparyāya, 大日經) cũng như Kim Cang Đảnh Kinh (s: Sarvatathāgatatattvasaṃgrahanāmamahāyāna-sūtra, 金剛頂經) là những kinh điển thuyết về cách thức hiển hiện các đức ấy trong mối quan hệ với rất nhiều đấng bổn tôn khác; đồ hình thể hiện Ngài là hai bộ Mạn Trà La của Thai Tạng Giới (胎藏界) và Kim Cang Giới (金剛界). Mật hiệu của Ngài là Biến Chiếu Như Lai. Về hình tượng, với tính cách là đấng Như Lai nhưng hình là Bồ Tát. (1) Kim Cang Giới Đại Nhật (金剛界大日): hình tháp, chủng tử là vaṃ, āḥ, oṃ; là đấng trung tôn của 8 hội, ngoài Lý Thú Hội (理趣會) vốn lấy Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵) làm đấng chủ tôn trong 9 hội, thuyết về kinh điển của hệ Kim Cang Đảnh Kinh. Trong quyển 3 của Kim Cang Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (金剛頂瑜伽中略出念誦經, 4 quyển, Kim Cang Trí dịch, Taishō No. 18) có dạy rằng nên nghĩ tưởng đức Tỳ Lô Giá Na Phật, Ngài ngồi ngay trung ương của đàn, ngồi kiết già với oai đức lớn, sắc trắng như con thiên nga, hình như mặt trăng trong lành, hết thảy tướng hảo đều tròn đầy; trên đầu Ngài đội mũ báu, tóc rũ xuống, áo trời bằng tơ mỏng nhẹ buông trên vai. Trong quyển Trung của Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Kinh (諸佛境界攝眞實經, 3 quyển, Bát Nhã [般若] dịch, Taishō No. 18) cũng có giải thích rằng trên đảnh đầu Ngài có mũ 5 thứ báu, trong mũ báu có 5 vị Hóa Phật ngồi kiết già; quán như vậy xong rồi, hãy bắt Kiên Lao Kim Cang Quyền Ấn (堅牢金剛拳印), Bồ Đề Dẫn Đạo Đệ Nhất Trí Ấn (菩提引導第一智印); nhờ gia trì ấn này mà có thể thọ ký quyết định chắc chắn chứng đắc vô thượng Bồ Đề. (2) Thai Tạng Giới Đại Nhật (胎藏界大日): hình Ngũ Luân Tháp (五輪塔) không có trang sức, chủng tử āḥ, a, khaṃ, ma; là đấng chủ tôn trung tâm của Trung Đài Bát Diệp Viện (中台八葉院), được thuyết trong hệ Đại Nhật Kinh; trong quyển 1 của Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh (大毘盧遮那成佛神變加持經, 7 quyển, gọi tắt là Đại Nhật Kinh, Taishō No. 18, Thiện Vô Úy [善無畏, 637-765] và Nhất Hành [一行, 683-727] cọng dịch) có đoạn rằng đấng Đại Nhật Thắng Tôn xuất hiện, sắc vàng ròng rực rỡ, trên đầu đội mũ búi tóc; có ánh sáng cứu thế viên mãn, xa lìa nhiệt não, trú trong Tam Muội. Trong Đại Nhật Kinh Sớ quyển 4 cũng giải thích thêm rằng Ngài lấy chữ A để chuyển thành thân của Đại Nhật Như Lai, giống như sắc màu vàng kim của Diêm Phù Đàn Tử Ma (閻浮檀紫摩), như tượng Bồ Tát, khắp thân phóng đủ loại hào quang. Ấn tướng của Ngài là Pháp Giới Định Ấn (法界定印) nhằm thuyết về sự xa lìa nhiệt não và trú trong Tam Muội. (3) Tứ Diện Đại Nhật (四面大日): trong Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (中略出念誦經) quyển 1 có giải thích rằng từ ý nghĩa hiển đắc Tứ Trí của Như Lai nội chứng, đức Phật này thể hiện không y cứ vào phương diện nào cả. Đấng bổn tôn chính của Tháp Du Kỳ (瑜祇塔) trên Cao Dã Sơn cũng dựa trên cơ sở của đấng Tứ Diện Đại Nhật. Tại Nhật Bản, hiện tồn rất nhiều tôn tượng bằng tranh cũng như gỗ khắc của đức Đại Nhật Như Lai này.
(道範, Dōhan, 1184-1252): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng đầu và giữa thời Liêm Thương, húy là Đạo Phạm (道範), hiệu Giác Bổn Phòng (覺本房), xuất thân vùng Thuyền Vĩ (船尾), Hòa Tuyền (和泉, Izumi, thuộc Osaka). Năm 14 tuổi, ông theo xuất gia với Minh Nhiệm (明任) ở Chánh Trí Viện (正智院) trên Cao Dã Sơn; vào năm 1202 thì kế thừa Bảo Quang Viện (寶光院), và đến năm 1216 thì thọ phép Quán Đảnh với Minh Nhiệm. Ông theo học giáo nghĩa Mật Giáo với Giác Hải (覺海) của Hoa Vương Viện (華王院) và được liệt vào một trong Tứ Triết. Sau ông lên kinh đô, thọ pháp với Tĩnh Biến (靜遍) của Thiền Lâm Tự (禪林寺, Zenrin-ji) cũng như với Thật Hiền (實賢) của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji); và kế thừa Dòng Quảng Trạch (廣澤流) của Thủ Giác (守覺) ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji). Sau khi trở về lại sơn môn, ông lại được Minh Nhiệm truyền thừa cho Dòng Trung Viện (中院流); vào năm 1234, ông chuyển về Chánh Trí Viện và bắt đầu khai mở pháp diên hóa đạo. Thế nhưng, do vì có liên quan đến cuộc phân tranh với Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院) vào năm 1243, ông bị lưu đày đến vùng Tán Kì (讚岐, Sanuki). Năm 1249, ông được tha tội và trở về sống tại Bảo Quang Viện. Ông là bậc học tượng của Cao Dã Sơn, đại diện cho thời đại Liêm Thương; hàng đệ tử của có Năng Biến (能遍), Thanh Viên (清圓), Long Biện (隆辯), Hựu Nhân (祐仁), v.v. Trước tác của ông để lại có rất nhiều như Đại Nhật Kinh Sớ Biến Minh Sao (大日經疏遍明鈔) 21 quyển, Bí Mật Niệm Phật Sao (秘密念佛抄) 3 quyển, Bồ Đề Tâm Luận Sao (菩提心論抄) 1 quyển, Trinh Ứng Sao (貞應抄) 3 quyển, Nam Hải Lưu Lãng Ký (南海流浪記), v.v.
(定譽, Jōyo, 958-1047): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời Bình An, húy là Định Dự (定譽), thường gọi là Kỳ Thân Thượng Nhân (祈親上人), Trì Kinh Thượng Nhân (持經上人), thụy hiệu Thường Chiếu (常照); xuất thân vùng Nam Bổn (楠本), Đại Hòa (大和, Yamato), họ Hà Tỉnh (河井). Năm 13 tuổi, ông vào tu ở Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji), học về Pháp Tướng; sau đó theo hầu Chơn Hưng (眞興, Shinkō) ở Tử Đảo Tự (子島寺, Koshima-dera) và thọ phép Quán Đảnh từ Tiên Cứu (仙救). Sau khi song thân qua đời, ông chuyên tâm trì tụng Kinh Pháp Hoa để cầu nguyện cho song thân được siêu độ; vì vậy ông có tên gọi là Kỳ Thân, Trì Kinh. Vào năm 1016, thể theo điềm báo mộng Quan Âm ở Trường Cốc Tự (長谷寺, Hase-dera), biết được song thân mình đã được siêu thăng lên cõi Tịnh Độ Cao Dã Sơn, ông lên núi và hành lễ cúng dường tại đây. Ông thề nguyện nơi Miếu Không Hải và tận lực giúp sức với Kiểm Hiệu Phong Cảo (峰杲), Hành Minh (行明) cũng như Nhân Hải (仁海) của Đông Tự (東寺, Tō-ji) để phục hưng Sơn Môn.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập