Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Càn tượng »»
(s: maṇḍa, sarpir-maṇḍa, p: maṇḍa, sappi-maṇḍa, 醍醐):
(1) chỉ loại dầu tinh chất được chế thành từ ván sữa; màu vàng trắng, đem làm bánh, rất ngọt và béo;
(2) chỉ cho một loại rượu ngon;
(3) là một trong 5 vị, tức sữa, cạo sữa, ván sữa sống, ván sữa chín và đề hồ; nên có tên gọi là Đề Hồ Vị (醍醐味);
(4) vì Đề Hồ là vị ngon nhất trong các loại sữa, nên Phật Giáo dùng để chỉ Niết Bàn, Phật tánh, giáo lý chân thật. Trong kinh điển Hán dịch của Phật Giáo Trung Quốc thời kỳ đầu, Đề Hồ có nghĩa là “bản chất, tinh túy.”
Ngoài ra, Đề Hồ còn được dùng như là một phương thuốc chữa bệnh; như trong chương Tây Vức (西域) của Ngụy Thư (魏書) có đoạn: “Tục tiễn phát tề mi, dĩ Đề Hồ đồ chi, dục dục nhiên quang trạch, nhật tam tháo thấu, nhiên hậu ẩm thực (俗剪髮齊眉、以醍醐塗之、昱昱然光澤、日三澡漱、然後飲食, có tục lệ cắt tóc xén lông mày, lấy đề hồ thoa lên, hong nắng ánh sáng, một ngày tắm giặt ba lần, sau đó mới ăn uống).” Quyển 596 của Toàn Đường Văn (全唐文), bài Tống Thái Chiểu Hiếu Liêm Cập Đệ Hậu Quy Mân Cận Tỉnh Tự (送蔡沼孝廉及第後歸閩覲省序) của Âu Dương Chiêm (歐陽詹, 756-798) lại có đoạn rằng: “Phanh nhũ vi đề hồ, đoán kim vi càn tương, dự kỳ phanh đoán dĩ biến hóa (烹乳爲醍醐、鍛金爲乾將、予期烹鍛以變化, nấu sữa thành Đề Hồ, nung vàng làm kiếm tốt, chờ đợi lúc nấu và rèn biến hóa).” Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật Đa Kinh (大乘理趣六波羅蜜多經) quyển 1 có giải thích rằng: “Khế Kinh như nhũ, điều phục như lạc, Đối Pháp Giáo giả như bỉ sanh tô, Đại Thừa Bát Nhã do như thục tô, Tổng Trì Môn giả thí như Đề Hồ. Đề Hồ chi vị, nhũ, lạc, tô trung vi diệu đệ nhất, năng trừ chư bệnh, linh chư hữu tình thân tâm an lạc. Tổng Trì Môn giả, Khế Kinh đẳng trung tối vi đệ nhất, năng trừ trọng tội, linh chư chúng sanh giải thoát sanh tử, tốc chứng Niết Bàn an lạc pháp thân (契經如乳、調伏如酪、對法敎者如彼生酥、大乘般若猶如熟酥、總持門者譬如醍醐。醍醐之味、乳、酪、酥中微妙第一、能除諸病、令諸有情身心安樂。總持門者、契經等中最爲第一、能除重罪、令諸眾生解脫生死、速證涅槃安樂法身, Khế Kinh như sữa, điều phục như cạo sữa, giáo lý Đối Pháp giống như ván sữa sống, Bát Nhã Đại Thừa như ván sữa chín, Tổng Trì Môn ví như Đề Hồ. Vị của Đề Hồ vi diệu số một trong các loại sữa, cạo sữa, ván sữa; có thể trừ các bệnh, khiến cho thân tâm chúng hữu tình được an lạc. Tổng Trì Môn là số một trong Khế Kinh, v.v., có thể trừ các tội nặng, khiến các chúng sanh giải thoát sanh tử, mau chứng Niết Bàn, pháp thân an lạc).” Do vì Đề Hồ được xem như là giáo lý tối thượng, Phật tánh, v.v.; cho nên xuất hiện thuật ngữ “Đề Hồ Quán Đảnh (醍醐灌頂)” để ví dụ cho việc lấy giáo pháp tối thượng giúp người hành trì để chuyển hóa vô minh, phiền não và đạt được mát mẻ, an lạc. Như trong bài thơ Hành Lộ Nan (行路難) của Cố Huống (顧況, 725-814) có câu: “Khởi tri quán đảnh hữu Đề Hồ, năng sử thanh lương đầu bất nhiệt (豈知灌頂有醍醐、能使清涼頭不熱, sao biết quán đảnh có Đề Hồ, thể khiến mát trong không nóng).” Hay trong bài Ta Lạc Phát (嗟落髮) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) cũng có câu: “Hữu như Đề Hồ quán, tọa thọ thanh lương lạc (有如醍醐灌、坐受清涼樂, lại như rưới Đề Hồ, ngồi thọ vui mát mẻ).” Lại như trong bài Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán Kinh Tự (大乘本生心地觀經序) của vua Hiến Tông (憲宗, tại vị 805-820) nhà Đường có đoạn: “Tỉ phi duyệt chi giả Cam Lồ sái ư tâm điền, hiểu ngộ chi giả Đề Hồ lưu ư tánh cảnh (俾披閱之者甘露灑於心田、曉悟之者醍醐流於性境, người đọc kỹ nó như Cam Lồ rưới nơi ruộng tâm, người hiểu ngộ được nó như Đề Hồ chảy vào cảnh giới tánh).” Bên cạnh đó, trong bài Thật Tế Tự Cố Tự Chủ Hoài Uẩn Phụng Sắc Tặng Long Xiển Đại Pháp Sư Bi Minh (實際寺故寺主懷惲奉敕贈隆闡大法師碑銘) của Đổng Hạo (董浩) nhà Thanh cũng có đoạn: “Tri dữ bất tri, ngưỡng Đề Hồ ư cú kệ, thức dữ bất thức, tuân pháp nhũ ư ba lan (知與不知、仰醍醐於句偈、識與不識、詢法乳於波瀾, biết và không biết, kính Đề Hồ từng câu kệ, hiểu và không hiểu, tin sữa pháp nơi sóng cả).” Ngay như trong Tây Du Ký (西遊記), hồi thứ 31 có câu: “Na Sa Tăng nhất văn Tôn Ngộ Không tam cá tự, tiện hảo tợ Đề Hồ quán đảnh, Cam Lồ tư tâm (那沙僧一聞孫悟空三個字、便好似醒醐灌頂、甘露滋心, Sa Tăng một khi nghe được ba chữ Tôn Ngộ Không, tức thì giống như nước Đề Hồ rưới đầu, Cam Lồ rửa tâm).” Trong bài tán Kinh Pháp Hoa cũng có đề cập đến Đề Hồ như: “Hầu trung Cam Lồ quyên quyên nhuận, khẩu nội đề hồ đích đích lương (喉中甘露涓涓潤、口內醍醐滴滴涼, dưới cổ Cam Lồ rả rích nhỏ, trong miệng Đề Hồ giọt giọt tươi).”
(坤儀): có ba nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho đại địa. Như trong bài thơ Đáp Lô Kham (答盧諶) của Lưu Côn (劉琨, 270-317) nhà Tấn có câu: “Càn tượng đống khuynh, khôn nghi chu phú (乾象棟傾、坤儀舟覆, trời cao mái nghiêng, đất cả thuyền che).” Hay trong Cựu Đường Thư (舊唐書), phần Âm Nhạc Chí (音樂志) 3 lại có câu: “Đại hỉ khôn nghi, chí tai Thần Huyện (大矣坤儀、至哉神縣, lớn thay đại địa, to thay Thần Huyện [Trung Hoa]).” (2) Nhà tướng số lấy Ngũ Nhạc (五嶽, tức 5 ngọn núi lớn, gồm Đông Nhạc Thái Sơn [東嶽泰山] ở Thái An [泰安], Sơn Đông [山東]; nam nhạc hành sơn [南嶽衡山] ở Hành Sơn [衡山], Hồ Nam [湖南]; Tây Nhạc Hoa Sơn [西嶽華山] ở Hoa Âm [華陰], Thiểm Tây [陝西]; Bắc Nhạc Hằng Sơn [北嶽恆山] ở Đại Đồng [大同], Sơn Tây [山西]; và Trung Nhạc Tung Sơn [中嶽嵩山] ở Đăng Phong [登封], Hà Nam [河南]), Tứ Độc (四瀆, tức 4 con sông lớn, gồm Trường Giang [長江], Hoàng Hà [黃河], Hoài Hà [淮河] và Tế Thủy [濟水]) trên mặt đất tỷ dụ cho 5 giác quan và các bộ phận trên khuôn mặt con người; cho nên gọi dung mạo, bề ngoài của con người là khôn nghi. (3) Cũng như mẫu nghi thiên hạ, phần lớn được dùng để xưng tụng hoàng hậu, được xem như là tiêu biểu, mực thước cho người mẹ của thiên hạ. Như trong bài Úy Thái Hậu Biểu (慰太后表) của Vương An Thạch (王安石, 1021-1086) nhà Tống có câu: “Phương chánh khôn nghi chi vị, thượng đồng càn thí chi nhân (方正坤儀之位、上同乾施之仁, mới đúng mẫu nghi cương vị, trên giống trời ban lòng nhân).”
(梵堂): nhà thờ Phật, tên gọi khác của tự viện Phật Giáo. Như trong bài Phụng Hòa Cửu Nguyệt Cửu Nhật Đăng Từ Ân Tự Phù Đồ Ứng Chế (奉和九月九日登慈恩寺浮屠應制) của Sầm Hi (岑羲, ?-713) nhà Đường có câu: “Phạm đường dao tập nhạn, đế nhạc cận tường loan (梵堂遙集雁、帝樂近翔鸞, chùa Phật xa nhạn đến, nhạc vua gần chim bay).” Hay trong Ấu Học Quỳnh Lâm (幼學瓊林), phần Khí Dụng (器用) có câu: “Thọ quang thị trang đài vô trần chi kính, trường minh thị Phạm đường bất diệt chi đăng (壽光是妝檯無塵之鏡、長明是梵堂不滅之燈, sống lâu là kính trang điểm không gợn bụi, sáng tỏ là đèn bất diệt của Thiền môn).” Trong Trường A Hàm Kinh (長阿含經, Taishō Vol. 1, No. 1) quyển 8 còn cho biết thêm rằng: “Nhập đệ tứ Thiền, phục hữu tứ pháp, vị tứ Phạm đường, nhất từ, nhị bi, tam hỷ, tứ xả (入第四禪、復有四法、謂四梵堂、一慈、二悲、三喜、四捨, vào cõi Thiền thứ tư, lại có bốn pháp, gọi là bốn Phạm đường: một là từ, hai là bi, ba là hỷ, bốn là xả).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập