Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ca Diếp Ma Đằng »»
(阿彌陀五十菩薩像, Amidagojūbosatsuzō): hay còn gọi là Ngũ Thông Mạn Trà La (五通曼茶羅), một trong đồ hình biến tướng của Tịnh Độ, là bức họa đồ hình lấy đức Phật Di Đà làm trung tâm và chung quanh có 50 vị Phật, Bồ Tát khác. Căn cứ vào quyển trung của bộ Thần Châu Tam Bảo Cảm Thông Lục (神州三寳感通錄) do Đạo Tuyên (道宣, 596-667) nhà Đường (唐, 618-907) thâu tập có ghi rằng xưa kia Ngũ Thông Bồ Tát (五通菩薩) ở Kê Đầu Ma Tự (雞頭摩寺) xứ Thiên Trúc đến thế giới Cực Lạc cung thỉnh đức Phật A Di Đà giáng xuống tượng Phật, khiến cho chúng sanh nào ở cõi Ta Bà nguyện sanh về cõi Tịnh Độ, nhờ có hình tượng Phật mà đạt được nguyện lực của mình, nhân đó Phật hứa khả cho. Vị Bồ Tát này trở về nước thì tượng Phật kia đã đến rồi, có một đức Phật và 50 vị Bồ Tát đều ngồi tòa sen trên lá cây. Ngũ Thông Bồ Tát bèn lấy lá cây ấy đem vẽ ra và cho lưu hành rộng rãi gần xa. Trong khoảng thời gian niên hiệu Vĩnh Bình (58-75) dưới thời Hán Minh Đế, nhân nằm mộng, nhà vua bèn sai sứ sang Tây Vức cầu pháp, thỉnh được Ca Diếp Ma Đằng (s: Kāśyapamātaṅga, 迦葉摩騰, ?-73) sang Lạc Dương (洛陽), sau đó cháu ngoại của Ma Đằng xuất gia làm Sa Môn, có mang bức tượng linh thiêng này sang Trung Quốc; tuy nhiên nó không được lưu truyền rộng rãi cho lắm, vì kể từ thời Ngụy, Tấn trở đi gặp phải nạn diệt pháp, cho nên các kinh tượng theo đó mà bị thất truyền. Vào đầu thời nhà Tùy, Sa Môn Minh Hiến (明憲) may gặp được một bức tượng này từ xứ Đạo Trường (道長) của nước Cao Tề (高齊, tức Bắc Tề), bèn cho đem chép vẽ và lưu hành khắp nơi. Đương thời, Tào Trọng Vưu Thiện (曹仲尤善), họa sĩ trứ danh của Bắc Tề, là người vẽ ra bức tượng này. Từ đó, các nhân sĩ dưới thời nhà Đường cũng bắt đầu sao chép lưu truyền tượng này rất nhiều, lấy nó làm tượng thờ chính. Hơn nữa, các đồ hình biến tướng của A Di Đà Tịnh Độ cũng được lưu bố rất rộng rãi, nhưng xét cho cùng thì đồ hình Ngũ Thông Mạn Trà La này là tối cổ. Trong phần A Di Đà Quyển của bộ Giác Thiền Sao (覺禪鈔) do vị tăng Nhật Bản là Giác Thiền (覺禪, Kakuzen, 1143-?) trước tác, có đồ hình 52 thân tượng của đức Phật A Di Đà; tuy nhiên đây không phải là truyền bản đồ hình Mạn Trà La thời nhà Đường.
(白馬): ngựa trắng. Tương truyền dưới thời vua Minh Đế (明帝, 57-75 tại vị) nhà Hậu Hán, nhóm Ca Diếp Ma Đằng (s: Kāśyapamātaṅga, 迦葉摩騰, ?-73) lần đầu tiên mang một số kinh điển Phật Giáo như Tứ Thập Nhị Chương (四十二章), v.v., từ bên Tây Vực (Ấn Độ) sang, chở trên lưng con bạch mã, đến trú tại Hồng Lô Tự (鴻臚寺, nơi dùng để tiếp đãi các sứ đoàn ngoại quốc). Nhân đó, nhà vua cho xây dựng Bạch Mã Tự (白馬寺) tại kinh đô (nay là Lạc Dương, Tỉnh Hà Nam) để an trí các kinh điển này. Nguyên lai chữ tự (寺) vốn có nghĩa là sảnh đường làm việc của quan, nhưng từ khi có ngôi Bạch Mã Tự này, chữ này bắt đầu có thêm nghĩa là ngôi chùa Phật Giáo.
(竺法蘭, Jikuhōran, ?-?): vị tăng xuất thân miền trung Ấn Độ, tên tiếng Phạn là Dharmaratna (?), từng đọc tụng kinh luận cả vạn chương và nổi tiếng là học giả Thiên Trúc (天竺). Theo Lương Cao Tăng Truyện (梁高僧傳) quyển 1, dưới thời vua Minh Đế nhà Hậu Hán, khi nhóm Thái Âm (蔡愔) được phái sang Tây Vức (西域) thỉnh kinh Phật, ông cùng với vị tăng người Đại Nguyệt Thị (大月氏) là Ca Diếp Ma Đằng (s: Kāśyapamātaṅga, 迦葉摩騰) kết bạn và hứa hẹn với nhau sang Trung Quốc. Họ tháp tùng theo Thái Âm định xuất phát lên đường, nhưng không đi được vì bị chúng đệ tử ngăn cản. Cuối cùng vào năm thứ 2 niên hiệu Vĩnh Bình (永平), ông cũng đến Lạc Dương (洛陽), trú tại Bạch Mã Tự (白馬寺), cùng với Ca Diếp Ma Đằng dịch Tứ Thập Nhị Chương Kinh (四十二經). Các kinh điển ông dịch có Thập Địa Đoạn Kết Kinh (十地斷結經), Phật Bản Sanh Kinh (佛本生經), Phật Bản Hạnh Kinh (佛本行經), Pháp Hải Tạng Kinh (法海藏經), v.v. Sau ông qua đời tại Lạc Dương, hưởng thọ 60 tuổi. Tuy nhiên, trong Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) có độ tin cậy cao nhất về việc dịch kinh xưa lại không có ký lục về Trúc Pháp Lan; vì vậy cần phải xét lại về sự thật lịch sử. Có thể đây là nhân vật truyền thuyết.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập