Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bổn Giác Tự »»
(了庵清欲, Ryōan Seiyoku, 1288-1363): vị tăng của Phái Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Liễu Am (了庵), biệt hiệu Nam Đường (南堂), xuất thân Lâm Hải (臨海), Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang). Ông vốn là pháp từ của Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), đã từng sống qua một số chùa như Khai Phước Tự (開福寺) vùng Lật Thủy (溧水, Tỉnh Giang Tô), Bổn Giác Tự (本覺寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), Linh Nham Tự (靈巖寺) Tô Châu (蘇州). Ông được ban tặng hiệu là Từ Vân Phổ Tế Thiền Sư (慈雲普濟禪師). Vào ngày 25 tháng 8 năm thứ 23 niên hiệu Chí Chánh (至正), ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi. Ông có để lại bộ Liễu Am Hòa Thượng Ngữ Lục (了庵和尚語錄) 9 quyển. Tống Liêm (宋濂) soạn ra Hành Đạo Ký (行道記), viết về hành trạng của ông.
(靈石如芝, Rinshii Nyoshi, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Nguyên, thuộc Phái Dương Kì của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Linh Thạch (靈石), pháp từ của Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚). Ông khai mở đạo tràng bố giáo ở Hưng Thánh Tự (興聖寺) thuộc Phủ Gia Hưng (嘉興府, Tỉnh Triết Giang), rồi chuyển đến Dũng Tuyền Tự (湧泉寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang) cũng như Bổn Giác Tự (本覺寺) ở Phủ Gia Hưng.
(日靜, Nichijō, 1298-1369): vị Tăng của Nhật Liên Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương và đầu thời đại Nam Bắc Triều, húy là Nhật Tĩnh (日靜), tự Phong Long (豐龍), hiệu Diệu Long Viện (妙龍院); xuất thân vùng Hạ Đảo (賀島), Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka-ken [靜岡縣]), con của Thượng Sam Lại Trọng (上杉賴重). Ông xuất gia với Nhật Vị (日位) ở Bổn Giác Tự (本覺寺) vùng Tuấn Hà; sau khi vị này qua đời thì ông đến làm đệ tử của Nhật Ấn (日印) ở Bổn Thắng Tự (本勝寺) vùng Liêm Thương. Về sau, ông lên kinh đô, sáng lập nên Bổn Quốc Tự (本國寺) ở vùng Lục Điều Quật Xuyên (六條堀川). Ông được Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji) quy y theo, nhờ vậy mà phát triển chùa này to lớn ngang hàng với Diệu Hiển Tự (妙顯寺), và sáng lập Dòng Phái Lục Điều (六條門流). Trước tác của ông có Liêm Thương Điện Trung Vấn Đáp Ký (鎌倉殿中問答記) 1 quyển, Thử Kinh Nan Trì Thập Tam Khẩu Quyết (此經難持十三口決), Lục Điều Yếu Văn (六條要文).
(日住, Nichijū, 1406-1486): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Nhật Trú (日住), hiệu Chơn Như Viện (眞如院), xuất thân vùng Kyoto. Ban đầu ông theo hầu hạ Nhật Diên (日延) ở Diệu Giác Tự (妙覺寺) thuộc kinh đô Kyoto; rồi sau đó cũng đã từng lên tu học trên Tỷ Duệ Sơn, làm trú trì các chùa Bổn Giác Tự (本覺寺) cũng như Diệu Giác Tự. Thỉnh thoảng ông có dâng sớ can gián, rồi mấy lần xuống vùng Quan Đông để giảng hòa cuộc đối lập giữa hai phe Cửu Viễn Tự (久遠寺) ở Thân Diên Sơn (身延山) và Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) ở Trung Sơn (中山); trở thành nhân vật trung tâm của giáo đoàn qua những hoạt động truyền giáo của ông. Ông đã tận lực trong việc nghiên cứu giáo học Tông phái và giáo dục giáo đoàn. Trước tác của ông có Diệu Pháp Trị Thế Tập (妙法治世集) 1 quyển, Diệu Pháp Trị Thế Tập Thỉ Mạt Ký (妙法治世集始末記) 1 quyển, Dữ Trung Sơn Tịnh Quang Viện Thư (與中山淨光院書) 1 quyển, Bổn Tôn Sao Kiến Văn (本尊抄見聞) 1 quyển, v.v.
(日出, Nisshutsu, 1381-1459): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Chánh Tín (正信), Nhật Xuất (日出); tự là Thị Sanh (是生), hiệu Nhất Thừa Phòng (一乘房); xuất thân vùng Võ Tàng (武藏, Musashi). Trước kia ông vốn là tăng sĩ của Thiên Thai Tông, nhưng sau khi được anh ông là Nhật Học (日學) ở Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) giáo hóa, ông chuyển sang Nhật Liên Tông. Ông sáng lập ra Bổn Giác Tự (本覺寺) ở vùng Tam Đảo (三島, Mishima), Y Đậu (伊豆, Izu). Về sau, ông luận tranh về Tông nghĩa với Tâm Hải (心海) ở Bảo Giới Tự (寶戒寺) thuộc Thiên Thai Tông và thắng thế; rồi được vị quản lãnh vùng Quan Đông (關東, Kantō) là Túc Lợi Trì Thị (足利持氏, Ashikaga Mochiuji) cúng dường đất đai để kiến lập nên một ngôi Bổn Giác Tự khác, và mở rộng phạm vi giáo hóa của ông đến các địa phương như Giáp Phỉ (甲斐, Kai), Y Đậu (伊豆, Izu) và Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Trước tác của ông có Vĩnh Hưởng Vấn Đáp Ký (永享問答記) 1 quyển.
(楚石梵琦, Soseki Bonki, 1296-1370): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Đàm Diệu (曇曜), Sở Thạch (楚石), hiệu Tây Trai Lão Nhân (西齋老人), sinh tháng 6 năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Trinh (元貞), xuất thân Tượng Sơn (象山), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ Chu (朱). Năm 9 tuổi, ông đến tham yết và xuất gia với Nột Ông Mô (訥翁模) ở Thiên Ninh Tự (天寧寺), Hải Diêm (海塩, Tỉnh Triết Giang). Ngoài ra, ông còn tham vấn Tấn Ông Tuân (晉翁洵) ở Sùng Ân Tự (崇恩寺) vùng Hồ Châu (湖州, Tỉnh Triết Giang). Năm 16 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới ở Chiêu Khánh Tự (昭慶寺) vùng Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Từ đó, ông lại đến tham yết một số danh tăng khác như Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) ở Kính Sơn (徑山), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫) ở Thiên Đồng Sơn (天童山), Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺), v.v. Cuối cùng ông đến tham vấn Nguyên Tẩu Hành Đoan (元叟行端) ở Kính Sơn và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào mùa đông năm đầu (1324) niên hiệu Thái Định (泰定), thể theo lời thỉnh cầu ông đến trú trì Phước Trăn Tự (福臻寺) ở Hải Diêm, rồi đến ngày mồng 3 tháng 2 năm đầu (1328) niên hiệu Thiên Lịch (天曆) đến Thiên Ninh Vĩnh Tộ Tự (天寧永祚寺), ngày 25 tháng 7 năm đầu niên hiệu Chí Nguyên (至元) đến Đại Báo Quốc Tự (大報國寺) ở Lộ Phụng Sơn (路鳳山), Hàng Châu (杭州), và ngày mồng 8 tháng 8 năm thứ 4 (1344) niên hiệu Chí Chánh (至正) đến Bổn Giác Tự (本覺寺) ở Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang). Sau đó, ông nhận sắc chỉ được ban tặng hiệu Phật Nhật Phổ Chiếu Huệ Biện Thiền Sư (佛日普照慧辯禪師). Ngoài ra, vào ngày mồng 1 tháng 8 năm thứ 17 cùng niên hiệu trên, ông đến sống ở Báo Ân Quang Hiếu Tự (報恩光孝寺), rồi trở về lại Thiên Ninh Vĩnh Tộ Tự. Đến năm thứ 19 (1359) niên hiệu Chí Chánh, ông xây dựng một ngôi chùa ở phía tây Thiên Ninh Tự, đặt tên là Tây Trai Tự (西齋寺) và lui về đó ẩn cư. Sau đó, ông phụng chiếu khai đường thuyết pháp ở Tương Sơn Tự (蔣山寺), Kim Lăng (金陵). Ông có mối thâm giao với Tống Cảnh Liêm (宋景濂). Vào ngày 26 tháng 7 năm thứ 3 niên hiệu Hồng Võ (洪武), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 63 hạ lạp. Ông có để lại một số trước tác như Tịnh Độ Thi (淨土詩), Từ Thị Thượng Sanh Kệ (慈氏上生偈), Bắc Du Tập (北遊集), Phụng Sơn Tập (鳳山集), Tây Trai Tập (西齋集), Hòa Thiên Thai Tam Thánh Thi (和天台三聖詩), Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư Sơn Cư Thi (永明壽禪師山居詩), Đào Tiềm Thi (陶潛詩), Lâm Thông Thi (林通詩), v.v. Nhóm môn nhân Tổ Quang (祖光) của ông biên tập bộ Sở Thạch Phạm Kỳ Thiền Sư Ngữ Lục (楚石梵琦禪師語錄) 20 quyển, lại còn có Chí Nhân (至仁) soạn bản Sở Thạch Hòa Thượng Hành Trạng (楚石和尚行狀). Tống Cảnh Liêm soạn văn Phật Nhật Phổ Chiếu Huệ Biện Thiền Sư Tháp Minh (佛日普照慧辯禪師塔銘).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập