Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bỉ ngạn »»
(檀度): Đàn là từ viết tắt của Đàn Na (s, p: dāna, 檀那), nghĩa là bố thí; Độ là ý dịch của từ Ba La Mật (s, p: pāramitā, 波羅蜜), nghĩa là Đáo Bỉ ngạn (到彼岸, đạt đến bờ bên kia của Niết Bàn). Cho nên, Đàn Độ là Bố Thí Ba La Mật, một trong 6 hạnh tu của vị Bồ Tát. Nếu thực hành trọn vẹn hạnh bố thí, các hạnh kia đều được thâu nhiếp. Như trong Đại Bát Niết Bàn Kinh Tập Giải (大般涅槃經集解, Taishō No. 1763) quyển 4 có câu: “Nhược Đàn Độ tất thành, thị tắc trưởng dưỡng tương lai Pháp Thân dã (若檀度必成、是則長養將來法身也, nếu Bố Thí thành tựu, ắt sẽ nuôi lớn Pháp Thân của tương lai vậy).” Hay trong Diệu Pháp Thánh Niệm Xứ Kinh (妙法聖念處經, Taishō No. 722) quyển 4 cũng có dạy rằng: “Nhược phục hữu nhân, tu tập Đàn Độ, ư đương lai thế, tài vật cụ túc, ly chư tổn hoại (若復有人、修習檀度、於當來世、財物具足、離諸損壞, nếu lại có người, tu tập bố thí, trong đời tương lai, lìa các tổn thất).”
(頓悟): không trãi qua giai đoạn thứ tự, chứng ngộ nhanh chóng và khai mở tâm địa; đối nghĩa với tiệm ngộ (漸悟, chứng ngộ dần dần theo từng giai đoạn). Tác phẩm Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận (頓悟入道要門論, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1223) định nghĩa rằng: “Vân hà vi đốn ngộ ? Đáp: 'Đốn giả, đốn trừ vọng niệm; ngộ giả, ngộ vô sở đắc' (云何爲頓悟、答、頓者、頓除妄念、悟者、悟無所得, Thế nào là đốn ngộ ? Đáp: 'Đốn tức là nhanh chóng dứt trừ vọng niệm, ngộ là ngộ cái không đạt được').” Trong Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La Liễu Nghĩa Kinh (大方廣圓覺修多羅了義經, Taishō Vol. 17, No. 842) cho biết rằng: “Thị kinh danh vi Đốn Giáo Đại Thừa, đốn cơ chúng sanh tùng thử khai ngộ (是經名爲頓教大乘、頓機眾生從此開悟, kinh này có tên gọi là Giáo Lý Đốn Ngộ Đại Thừa, chúng sanh có căn cơ đốn ngộ từ đây mà khai ngộ).” Như trong Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Ngữ Lục (無異元來禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 19, phần Khai Thị Kệ (開示偈), bài Thị Tề Bảo Minh Cư Sĩ (示齊寶明居士), có câu: “Đốn ngộ tâm nguyên khai bảo tạng, tùng tha phiền não dữ bồ đề, tam xan trà phạn tùy thời quá, vô sự thâm sơn thính điểu đề (頓悟心源開寶藏、從他煩惱與菩提。三餐茶飯隨時過、無事深山聽鳥啼, đốn ngộ nguồn tâm bày kho báu, từ kia phiền não với bồ đề, ba bữa trà cơm tùy thời độ, vô sự núi sâu chim hót nghe).” Hay trong Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (般若心經註解, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 26, No. 573) lại có đoạn rằng: “Thân kiến bản lai diện mục, đốn ngộ vô sanh, tiện đăng Bỉ ngạn, nhất đắc vĩnh đắc, nhất ngộ vĩnh ngộ, cánh bất phục sanh, luân hồi vĩnh tức, sanh tử vĩnh đoạn (親見本來面目、頓悟無生、便登彼岸、一得永得、一悟永悟、更不復生、輪迴永息、生死永斷, thấy rõ mặt mũi xưa nay, đốn ngộ vô sanh, bèn lên bờ kia, đx chứng mãi chứng, đã ngộ mãi ngộ, lại không sanh nữa, luân hồi chấm dứt, sanh tử mãi đoạn).”
(覺岸): bờ bên kia của giác ngộ, tức cảnh giới của Phật. Như trong Pháp Hoa Kinh Huyền Tán Quyết Trạch Ký (法華經玄贊決擇記, CBETA No. 637) có giải thích rằng: “Giác ngạn giả, Phật quả dã; nhiên Phật thuyết pháp, vọng linh chúng sanh tất cánh ly thử sanh tử khổ tân, chung cứu đăng vu Phật quả Bỉ ngạn (覺岸者、佛果也、然佛說法、望令眾生畢竟離此生死苦津、終究登于佛果彼岸, bờ giác là quả Phật; vì vậy đức Phật thuyết pháp, khiến cho chúng sanh rốt cuộc xa lìa bến bờ khổ sanh tử, cuối cùng lên quả Phật bờ bên kia).” Trong Luật Yếu Hậu Tập (律要後集, CBETA No. 1124) có đoạn: “Mạng chung chi hậu, sanh chư Phật tiền, chứng bất tư nghì, giải thoát cảnh giới, phổ năng du hý, xuất nhập trần lao, tận độ mê lưu, đồng đăng giác ngạn, hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng, quy mạng đảnh lễ, nhất thiết Tam Bảo (命終之後、生諸佛前、證不思議、解脫境界、普能遊戲、出入塵勞、盡度迷流、同登覺岸、虛空有盡、我願無窮、歸命頂禮、一切三寶, sau khi mạng hết, sanh trước chư Phật, chứng không nghĩ bàn, giải thoát cảnh giới, vui chơi cùng khắp, ra vào trần lao, độ khắp dòng mê, cùng lên bờ giác, hư không có tận, nguyện con không cùng, quy mạng đảnh lễ, hết thảy Tam Bảo).”
(s: ṣaḍ-indriyāṇi, 六根): hay còn gọi là Lục Tình (六情), tức 6 cơ quan cảm giác hay năng lực nhận thức, là Sáu Xứ trong Mười Hai Xứ, Sáu Căn Giới trong Mười Tám Giới. Căn (s, p: indriya, 根) có nghĩa là cơ quan nhận thức. Sáu Căn gồm:
(1) Nhãn (s: cakṣus, p: cakkhu, 眼, mắt, cơ quan và năng lực thị giác);
(2) Nhĩ (s: śrotra, śrotas, p: sota, 耳, tai, cơ quan và năng lực thính giác);
(3) Tỷ (s: ghrāṇa, p: ghāna, 鼻, mũi, cơ quan và năng lực khứu giác);
(4) Thiệt (s: jihvā, p: jivhā, 舌, lưỡi, cơ quan và năng lực vị giác);
(5) Thân (s, p: kāya, 身, thân thể, cơ quan và năng lực xúc giác); và
(6) Ý (s: manaḥ, p: mano, manas, 意, ý, cơ quan và năng lực tư duy).
Năm Căn đầu được gọi là Ngũ Căn (五根), thuộc về sắc pháp, có 2 loại: cơ quan sinh lý là Phù Trần Căn (浮塵根, hay Thô Sắc Căn [粗色根]), tức 5 căn này hiện hình trạng ra bên ngoài; còn Ý Căn là nơi nương tựa của tâm để sanh khởi tâm lý, nương vào Phù Trần Căn để có thể phát sinh tác dụng thấy, nghe, hiểu biết, v.v.; có tên là Thắng Nghĩa Căn (勝義根, hay Tịnh Sắc Căn [淨色根]). Như trong Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō No. 945) quyển 6 có dạy rằng: “Nhất thiết chúng sanh, Lục Thức tạo nghiệp, sở chiêu ác báo, tùng Lục Căn xuất (一切眾生、六識造業、所招惡報、從六根出, hết thảy chúng sanh, Sáu Thức tạo nghiệp, ác báo nhận lấy, do Sáu Căn ra).” Hay trong Đạt Ma Đại Sư Phá Tướng Luận (達磨大師破相論, CBETA No. 1220) có giải thích về Lục Căn thanh tịnh rằng: “Lục Ba La Mật giả, tức tịnh Lục Căn dã; Hồ danh Ba La Mật, Hán danh đạt Bỉ ngạn, dĩ Lục Căn thanh tịnh, bất nhiễm Lục Trần, tức thị độ phiền não hà, chí Bồ Đề ngạn; cố danh Ba La Mật (六波羅蜜者、卽淨六根也、胡名波羅蜜、漢名達彼岸、以六根清淨、不染六塵、卽是度煩惱河、至菩提岸、故名六波羅蜜, Sáu Ba La Mật tức là làm trong sạch Sáu Căn; người Ấn Độ gọi là Ba La Mật, người Trung Quốc gọi là qua bờ bên kia; do Sáu Căn trong sạch, không nhiễm Sáu Trần, tức là qua sông phiền não, đến bờ Bồ Đề; nên được gọi là Ba La Mật).” Hoặc trong bài Di Sơn Phát Nguyện Văn (怡山發願文) của Thiền Sư Di Sơn Kiểu Nhiên (怡山皎然, ?-?) nhà Đường cũng có câu: “Đệ tử mỗ giáp, tự vi chơn tánh, uổng nhập mê lưu, tùy sanh tử dĩ phiêu trầm, trục sắc thanh nhi tham nhiễm; Thập Triền Thập Sử, tích thành Hữu Lậu chi nhân; Lục Căn Lục Trần, vọng tác vô biên chi tội (弟子某甲、自違眞性、枉入迷流、隨生死以飄沉、逐色聲而貪染、十纏十使、積成有漏之因、六根六塵、妄作無邊之罪, đệ tử …, tự sai chơn tánh, lầm nhập dòng mê, theo sanh tử để thăng trầm, đắm sắc thanh mà tham nhiễm; Mười Triền Mười Sử, tích thành Hữu Lậu nhân sâu, Sáu Căn Sáu Trần, lầm tạo vô biên tội lỗi).”
(s: ṣaḍ-pāramitā, ṣaṭ-pāramitā, 六度): tức Lục Ba La Mật (六波羅蜜), Lục Ba La Mật Đa (六波羅蜜多), Lục Độ Ba La Mật (六度波羅蜜), còn gọi là Lục Độ Vô Cực (六度無極), Lục Đáo Bỉ ngạn (六到彼岸). Ba La Mật (s, p: pāramitā, 波羅蜜) dịch là Độ (度), nghĩa là đáo Bỉ ngạn (到彼岸, đến bờ bên kia), tức là đạt thành, hoàn thành lý tưởng. Đây là 6 pháp tu hành thật tiễn để thành Phật đạo của vị Bồ Tát, được giải thích rất rõ trong Phật Thuyết Bồ Tát Nội Tập Lục Ba La Mật Kinh (佛說菩薩內習六波羅蜜經, Taishō No. 778), gồm:
(1) Bố Thí Ba La Mật (s, p: dāna-pāramitā, 布施波羅蜜), còn gọi là Thí Ba La Mật (施波羅蜜), Đàn Ba La Mật (檀波羅蜜), Đàn Na Ba La Mật (檀那波羅蜜), Bố Thí Độ Vô Cực (布施度無極); có 3 loại bố thí là Tài Thí (財施, bố thí về tiền tài, vật chất), Pháp Thí (法施, bố thí lời dạy, giáo lý để tu tập và đạt được chân lý) và Vô Úy Thí (無畏施, bố thí sự không sợ hãi, giúp cho mọi người an tâm), để đối trị với sự tham lam, keo kiệt và tiêu trừ sự bần cùng.
(2) Trì Giới Ba La Mật (s: śīla-pāramitā, p: sīla-pāramitā, 持戒波羅蜜), còn gọi là Giới Ba La Mật (戒波羅蜜), Thi La Ba La Mật (尸羅波羅蜜), Giới Độ Vô Cực (戒度無極); giữ gìn giới luật đã lãnh thọ, thường tự tỉnh thức, có thể đối trị ác nghiệp, khiến cho thân tâm thanh tịnh.
(3) Nhẫn Nhục Ba La Mật (s: kṣānti-pāramitā, p: khantī-pāramitā, 忍辱波羅蜜), hay Nhẫn Ba La Mật (忍波羅蜜), Sàn Đề Ba La Mật (孱提波羅蜜), Nhẫn Nhục Độ Vô Cực (忍辱度無極); nghĩa là nhẫn nại, chịu đựng các sự bức hại, đối trị sân hận, nóng nảy, giúp cho tâm an trú.
(4) Tinh Tấn Ba La Mật (s: vīrya-pāramitā, p: virya-pāramitā, 精進波羅蜜), hay Tấn Ba La Mật (進波羅蜜), Tỳ Lê Da Ba La Mật (毘梨耶波羅蜜), Tinh Tấn Độ Vô Cực (精進度無極), nỗ lực tinh tấn tiến lên, bất khuất, không thối chí; giúp đối trị sự lười biếng, sinh trưởng các pháp lành.
(5) Thiền Định Ba La Mật (s: dhyāna-pāramitā, p: jhāna-pāramitā, 禪定波羅蜜), hay Thiền Ba La Mật (禪波羅蜜), Thiền Na Ba La Mật (禪那波羅蜜), Thiền Độ Vô Cực (禪度無極); nghĩa là tu tập Thiền định, có thể đối trị sự loạn tâm, giúp cho tâm được an định.
(6) Trí Tuệ Ba La Mật (s: prajñā-pāramitā, p: paññā-pāramitā, 智慧波羅蜜), hay Tuệ Ba La Mật (慧波羅蜜), Bát Nhã Ba La Mật (般若波羅蜜), Minh Độ Vô Cực (明度無極).
Sáu pháp này được thuyết đầu tiên trong kinh Bát Nhã và một số kinh điển Đại Thừa khác và được xem như là hạnh lý tưởng của Phật Giáo Đại Thừa. Đặc biệt, căn bản của các hạnh này có trong Bát Nhã Ba La Mật, và hạnh từ bi vốn căn cứ trên cở sở của Bát Nhã là nội dung của Lục Độ. Trong Đạt Ma Đại Sư Phá Tướng Luận (達磨大師破相論) có đoạn: “Lục Ba La Mật giả, tức tịnh Lục Căn dã; Hồ danh Ba La Mật, Hán danh Đạt Bỉ ngạn, dĩ Lục Căn thanh tịnh, bất nhiễm Lục Trần, tức thị độ phiền não hà, chí Bồ Đề ngạn, cố danh Lục Ba La Mật (六波羅蜜者、卽淨六根也、胡名波羅蜜、漢名達彼岸、以六根清淨、不染六塵、卽是度煩惱河、至菩提岸、故名六波羅蜜, Sáu Ba La Mật tức là làm trong sạch Sáu Căn; người Hồ [Ấn Độ] gọi là Ba La Mật, người Hán [Trung Quốc] gọi là đạt đến bờ bên kia; vì Sáu Căn trong sạch, không nhiễm Sáu Trần, tức là qua được sông phiền não, đến bờ Bồ Đề; cho nên có tên là Sáu Ba La Mật).” Hay như trong Duy Tâm Tập (唯心集, CBETA No. 1208) có đoạn: “Nhất cú A Di Đà, vạn thiện đồng đăng; nhất cú A Di Đà, Lục Độ tề hành; nhất cú A Di Đà, tịnh uế trừng thanh; nhất cú A Di Đà, Đông Tây hợp tinh; nhất cú A Di Đà, bao quát cổ kim; nhất cú A Di Đà, hàm cái càn khôn; nhất cú A Di Đà, chứng nhập vô sanh (一句阿彌陀、萬善同登、一句阿彌陀、六度齊行、一句阿彌陀、淨穢澄清、一句阿彌陀、東西合并、一句阿彌陀、包括古今、一句阿彌陀、函蓋乾坤、一句阿彌陀、證入無生, một câu A Di Đà, vạn thiện cùng lên; một câu A Di Đà, Lục Độ cùng hành; một câu A Di Đà, sạch nhớp lắng trong; một câu A Di Đà, Đông Tây hợp lại; một câu A Di Đà, bao quát cổ kim; một câu A Di Đà, trùm khắp càn khôn; một câu A Di Đà, chứng vào vô sanh).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập