Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bích lạc »»
(黃泉): suối vàng. Trong văn hóa Trung Quốc, nó chỉ cho thế giới cư trú của người chết. Người xưa cho rằng trời là đen huyền, đất là màu vàng; suối thì nằm trong lòng đất, nên có tên gọi là Huỳnh Tuyền. Có thuyết cho rằng, Trung Quốc lấy lưu vực Hoàng Hà (黃河) làm trung tâm, do vì đất màu vàng nên nước suối chảy ra cũng có màu như vậy. Người Trung Quốc quan niệm rằng dưới âm phủ có chín suối nước màu vàng, nên có tên gọi Cửu Tuyền (九泉, Chín Suối). Cửu Tuyền hay Huỳnh Tuyền đều chỉ cho thế giới của người chết. Tương truyền vào thời Xuân Thu, có Trịnh Trang Công (鄭莊公) rất có hiếu với mẹ, vì mẹ bất chính nên ông có lời thề rằng: “Bất cập huỳnh tuyền bất tương kiến dã (不及黃泉無相見也, không xuống Huỳnh Tuyền thì không gặp nhau).” Trong Tạp Khúc Ca Từ (雜曲歌辭) 13 của Lạc Phủ Thi Tập (樂府詩集) quyển 73 có câu: “Kết phát đồng chẩm tịch, Huỳnh Tuyền cọng vi hữu (結髮同枕席、黃泉共爲友, nối tóc cùng gối chiếu, Huỳnh Tuyền làm bạn thân).” Hay trong bài Trường Hận Ca (長恨歌) của thi hào Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường còn có câu: “Thượng cùng Bích lạc hạ Huỳnh Tuyền, lưỡng xứ mang mang giai bất kiến (上窮碧落下黃泉、兩處茫茫皆不見, trên khắp trời xanh dưới Huỳnh Tuyền, hai chốn mịt mờ nào chẳng thấy).” Theo truyền thuyết thần thoại của Nhật Bản, có quốc gia Huỳnh Tuyền tên là Dạ Kiến (夜見, Yomi). Nguyên lai, cách phát âm yomi này còn có nghĩa là yume (夢, mộng). Về sau, từ yomi này gắn liền với thế giới của người chết. Trong Cổ Sự Ký (古事記, Kojiki), sử thư tối cổ của Nhật Bản, có đề cập đến Huỳnh Tuyền Quốc (黃泉國). Thời xa xưa của Nhật Bản có tồn tại Huỳnh Tuyền Lộ (黃泉路); nó gắn liền với Vi Nguyên Trung Quốc (葦原中國, Ashihara-no-Nakatsukuni, tên gọi khác của nước Nhật) ở vùng Huỳnh Tuyền Tỷ Lương Phản (黃泉比良坂, Yomotsuhirasaka). Tương truyền chàng nam thần Y Tà Na Kì (伊邪那岐, Izanaki) đuổi theo người vợ là nữ thần Y Tà Na Mỹ (伊邪那美, Izanami) đã chết, đi qua con đường này và vào tiểu quốc Nenokatasukuni (根の堅州國, địa vức lấy An Lai Thị [安來市, Yasugi-shi], Huyện Đảo Căn [島根縣, Shimane-ken] làm trung tâm; là nguyên ngữ của Đảo Căn [島根]). Huỳnh Tuyền Tỷ Lương Phản ở gần An Lai Thị, được định vị là Đông Xuất Vân Đinh (東出雲町, Higashiizumo-chō). Tuy nhiên, Y Tà Na Kì lại lỗi hẹn với vợ, nhìn thấy người vợ xinh đẹp của mình bị con giòi ăn thịt, bèn tức giận và quay trở về. Khi ấy, để tránh người vợ và đoàn nữ binh xấu xí thủ hạ dưới Huỳnh Tuyền đuổi theo, chàng thanh niên lấy tảng đá lớn lấp con đường Huỳnh Tuyền. Tảng đá lớn này được gọi là Đạo Phản Đại Thần (道坂の大神, Chigaeshi-no-Ōkami). Nữa phần còn lại của con đường này là Y Phú Dạ Phản (伊賦夜坂, hiện tại nằm ở Đông Xuất Vân Đinh, Huyện Đảo Căn). Ngoài ra, cũng có thuyết cho rằng vùng đất Huỳnh Tuyền là Hùng Dã (熊野, Kumano). Quan niệm về Huỳnh Tuyền (suối vàng) cũng thịnh hành ở Việt Nam như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Đã không kẻ đoái người hoài, sẵn đây ta kiếm một vài nén hương, gọi là gặp gỡ giữa đường, họa là người dưới suối vàng biết cho.”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập