Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bí Tạng Bảo Thược »»
(空海, Kūkai, 774-835): vị tổ sư khai sáng ra Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, xuất thân vùng Tán Kì (讚岐, Sanuki) thuộc Tứ Quốc (四國, Shikoku), cha là Tá Bá Trực Điền (佐伯直田), mẹ là A Đao (阿刀). Lúc lên 15 tuổi, ông theo người bác là A Đao Đại Túc (阿刀大足) lên kinh đô, năm 18 tuổi thì học hết các học vấn của Trung Quốc, nhưng vì ông có chí xuất gia nên cuối cùng bỏ học. Ông theo Đại Long Ngạc (大龍嶽) ở vùng A Ba (阿波, Awa, thuộc Tokushima-ken [德島縣]) và Thất Hộ Khi (室戸崎) ở vùng Thổ Tá (土佐, Tosa, thuộc Kōchi-ken [高知縣]) tu hành rất nghiêm mật. Ngoài ra, ông còn theo học các giáo học ở các chùa lớn đương thời vùng Nại Lương. Đến năm 24 tuổi, ông viết nên cuốnTam Giáo Chỉ Quy (三敎指歸), nhằm luận về những điểm hay dở của Nho Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo. Đó cũng chính là bức thư tuyên ngôn xuất gia của Không Hải. Với lòng quan tâm rất lớn đối với Mật Giáo, vào năm 804, lúc 34 tuổi, ông được cho đi theo cùng với Đằng Nguyên Cát Dã Ma Lữ (藤原吉野麻呂) sang nhà Đường. Giữa đường cả hai người gặp nhiều trắc trở trên biển cả, nhưng cuối cùng cũng đến được kinh đô Trường An.Năm sau từ tháng 5 đến tháng 12, ông theo hầu hạ Huệ Quả (惠果) ở Thanh Long Tự (青龍寺), và được thọ nhận lễ Quán Đảnh và kế thừa bí pháp từ vị này. Bên cạnh đó ông còn theo học pháp với Bát Nhã Tam Tạng (般若三藏), nhưng vì vào tháng 12 Huệ Quả viên tịch, nên tháng 10 năm sau (806), ông phải trở về nước, mang theo nhiều kinh luận và pháp cụ Mạn Trà La. Đến năm 36 tuổi, ông đến trú tại Cao Hùng Sơn Tự (高雄山寺) vùng Kyoto và bắt đầu thắp sáng ngọn đèn Chơn Ngôn Mật Giáo tại đây. Từ đó, ông được Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō) ủng hộ và chấp nhận cho phát triển Chơn Ngôn Tông. Thêm vào đó, ông còn giao tế với Tối Trừng (最澄, Saichō) của Thiên Thai Tông và đã từng truyền thọ pháp Quán Đảnh cho vị này cùng với đệ tử của ông. Đến năm 816, lúc 43 tuổi, ông đến khai sáng vùng Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) và trãi qua quãng đời cuối cùng của ông tại nơi đây. Đến năm 823, lúc 50 tuổi, nơi đây đã trở thành đạo tràngcăn bản cho Chơn Ngôn Tông, và quần thể tháp đường cũng được kiến lập nên. Chính trong khoảng thời gian này, Không Hải đã bố giáo cho rất nhiều đệ tử, thuyết giáo cho rất nhiều người và xây dựng nên giáo đoàn của Chơn Ngôn Tông. Ông đã viết khá nhiều tác phẩm như Biện Hiển Mật Nhị Giáo Luận (辨顯密二敎論), Tức Thân Thành Phật Nghĩa (卽身成佛義), Thanh Tự Thật Tướng Nghĩa (聲字實相儀), Hồng Tự Nghĩa (吽字義), Bí Tạng Bảo Thược (秘藏寳鑰), Bát Nhã Tâm Kinh Bí Kiền (般若心經秘鍵), v.v., và hình thành nên giáo học của Chơn Ngôn Tông. Vào năm 936 (năm thứ 2 niên hiệu Thừa Hòa [承和]), ông thị tịch ở Cao Dã Sơn. Đến năm 921 (năm thứ 21 niên hiệu Diên Hỷ [妙喜]), ông được ban cho thụy hiệu là Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, Kōbō Daishi).
(業感): nghĩa là lấy nhân nghiệp của thiện ác mà cảm nhận quả của khổ vui. Như trong Bí Tạng Bảo Thược (秘藏寶鑰) quyển Trung do Đại Sư Không Hải (空海, Kūkai, 774-835), Tổ sáng lập ra Chơn Ngôn Tông Nhật Bản sáng tác, có đoạn rằng: “Phù tai họa chi hưng, lược hữu tam chủng, nhất thời vận, nhị thiên phạt, tam nghiệp cảm (夫災禍之興、略有三種、一時運、二天罰、三業感, phàm tai họa sinh khởi, tóm tắt có ba loại, một là thời vận, hai là trời phạt, ba là nghiệp cảm).” Trong Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ (梵網經菩薩戒略疏, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 38, No. 695) quyển 2 giải thích rằng: “Tùy nghiệp cảm báo, thân chi hình đoạn, hữu trường hữu đoản, mạng chi phân hạn, hữu thọ hữu yểu dã (隨業感報、身之形段、有長有短、命之分限、有壽有夭也, tùy theo quả báo của nghiệp cảm, hình dáng của thân, có dài có ngắn; thời hạn của mạng, có thọ có yểu vậy).” Hay trong Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽集要施食儀軌, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1080) lại có đoạn: “Chơn nguyên trạm tịch, nãi tội tánh chi bản không; khổ hải hồng thâm, trục vọng ba nhi bất tức; do chúng sanh chi nghiệp cảm, trí trường kiếp dĩ trầm luân; thọ báo Địa Ngục chi trung, vĩnh la khổ sở; chuyển sanh Ngạ Quỷ chi nội, trường nhẫn cơ hư; ký vô giải thoát chi kỳ, ninh hữu siêu thăng chi lộ (眞源湛寂、乃罪性之本空、苦海洪深、逐妄波而不息、由眾生之業感、致長劫以沉淪、受報地獄之中、永罹苦楚、轉生餓鬼之內、長忍饑虛、旣無解脫之期、寧有超昇之路, nguồn chơn vắng lặng, ấy tội tánh vốn là không; biển khổ rộng sâu, theo sóng mê lầm không dứt; do chúng sanh bao nghiệp cảm, chịu bao kiếp mãi đắm chìm; chịu báo Địa Ngục bên trong, mắc hoài khổ sở; chuyển sanh Ngạ Quỷ kiếp sống, chịu đựng đói khát; đã không giải thoát thời kỳ, sao có siêu thăng nẻo trước).”
(十住心論, Jūjūshinron): 10 quyển, gọi cho đủ là Bí Mật Mạn Đà La Thập Trụ Tâm Luận (秘密曼陀羅十住心論), một trong những trước tác đại biểu của Không Hải (空海, Kūkai), là thư tịch thuật rõ toàn bộ hệ thống Chơn Ngôn Mật Giáo, được viết theo yêu cầu của sắc chỉ của Thuần Hòa Thiên Hoàng (淳和天皇, Junna Tennō, tại vị 758-764) vào khoảng năm 830, được xem như là thư tịch lập giáo khai tông. Đây là trước tác chia tâm con người thành 10 giai đoạn, rồi phối trí tư tưởng đại biểu đương thời cho mỗi tâm ấy và cấu trúc thành hệ thống. Bộ sách chủ trương rằng chính Chơn Ngôn Mật Giáo là cảnh giới tối cao mà tâm con người có thể đạt đến được. Mười tâm ấy gồm:
(1) Dị Sanh Đê Dương Tâm (異生羝羊心, Dị Sanh là phàm phu, tâm cảnh bị chi phối theo bản năng ăn uống, tánh dục giống như con dê đực);
(2) Ngu Đồng Trì Trai Tâm (愚童持齋心, tâm cảnh của Phật tánh vốn có xưa nay được khai mở từng chút một, tiết chế tự kỷ và thực hành con đường luân lý đạo đức, là cảnh giới của Nho Giáo);
(3) Anh Đồng Vô Úy Tâm (嬰童無畏心, tâm cảnh sợ khổ não cõi người và mong cầu quả vui trên cõi Trời, là cảnh giới của triết học Ấn Độ và tư tưởng Lão Trang);
(4) Duy Uẩn Vô Ngã Tâm (唯蘊無我心, tâm cảnh Ngã là không và pháp Ngũ Uẩn cấu thành nên Ngã ấy hiện hữu, là cảnh giới của Thanh Văn trong Phật Giáo Nguyên Thủy);
(5) Bạt Nghiệp Nhân Chủng Tâm (拔業因種心, tâm cảnh thể hiện nghiệp, phiền não tiêu diệt nhờ quán Thập Nhị Nhân Duyên, nhưng không có từ bi lợi tha, là cảnh giới của Duyên Giác trong Phật Giáo Nguyên Thủy);
(6) Tha Duyên Đại Thừa Tâm (他緣大乘心, từ đây trở về sau là tâm cảnh của Đại Thừa, tâm thường nghĩ đến việc cứu độ chúng sanh, nhưng vẫn chưa triệt để về lý Không, nên lập nên Ngũ Tánh Các Biệt, là cảnh giới của Duy Thức, Pháp Tướng Tông trong Phật Giáo Đại Thừa);
(7) Giác Tâm Bất Sanh Tâm (覺心不生心, Thức cũng như cảnh đều không, dừng lại và chấm dứt ở mặt phủ định, là cảnh giới của Trung Quán cũng như Tam Luận Tông trong Phật Giáo Đại Thừa);
(8) Nhất Đạo Vô Vi Tâm (一道無爲心, hay còn gọi là Như Thật Tri Tự Tâm [如實自知心], Không Tánh Vô Cảnh Tâm [空性無境心], cảnh giới thể đắc lý thú Nhất Niệm Tam Thiên, Tam Đế Viên Dung, nhưng đó vẫn là cảnh giới của nhân từ Duyên Khởi, là cảnh giới của Trung Quán cũng như Thiên Thai Tông trong Phật Giáo Đại Thừa);
(9) Cực Vô Tự Tánh Tâm (極無自性心, cảnh giới sự sự vô ngại, quán sát lý thú vô hạn trong tướng trạng của vạn hữu, là cảnh giới cực ý của Hiển Giáo, hết thảy đều quy về Không Vô Tướng, là cảnh giới của Trung Quán cũng như Hoa Nghiêm Tông trong Phật Giáo Đại Thừa); và
(10) Bí Mật Trang Nghiêm Tâm (秘密莊嚴心, cảnh giới phá tan chấp thủ về Không, biết rõ tận cùng tự tâm, thể nghiệm Pháp Thân Tự Nội Chứng, thực tại căn nguyên của Sắc Tâm Bất Nhị hay Vật Tâm Nhất Như, lấy ba bí mật của thân, miệng và ý để trang nghiêm quả vị tối cùng của Phật Tự Chứng, là cảnh giới của Chơn Ngôn Mật Giáo).
Tác phẩm giới thiệu nội dung giản lược của Thập Trụ Tâm Luận là bộ Bí Tạng Bảo Thược (秘藏寶鑰), 3 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập