Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bảo Lâm Truyện »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bảo Lâm Truyện








KẾT QUẢ TRA TỪ


Bảo Lâm Truyện:

(寳林傳, Hōrinden): nguyên bản là Đại Đường Thiều Châu Song Phong Sơn Tào Hầu Khê Bảo Lâm Truyện (大唐韶州雙峰山曹候溪寳林傳, Daitōshōshūsōhōzansōkōkeihōrinden), tất cả gồm 10 quyển, nhưng bản hiện hành thì khuyết mất quyển 7, 9 và 10, còn quyển 2 thì có bổ sung thêm Thánh Trụ Tập (聖胄集), do Chu Lăng Sa Môn Trí Cự (朱陵沙門智炬, hay Huệ Cự [慧炬]) biên, được thành lập vào năm thứ 17 (801) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元). Thư tịch này tương truyền từ xưa đã được Viên Nhân (圓仁, Ennin, 794-864, vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản) mang từ bên Trung Quốc về Nhật. Nó được lưu truyền rộng rãi dưới thời nhà Đường, nhưng khi Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) và Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記) được thành lập và đưa vào Đại Tạng thì nó mất đi ý nghĩa lịch sử và về sau thì tán thất luôn. Bản hiện lưu hành là bản kết hợp của hai bản: bản sở thâu trong Đại Tạng Kinh mới được phát hiện gần đây (quyển 1~5) và Thanh Liên Viện Tàng Bản (quyển 6). Tác phẩm này nói về hệ phổ truyền pháp từ 28 vị tổ của Tây Thiên, qua 6 vị tổ ở Đông Độ cho đến Mã Tổ Đạo Nhất, Thạch Đầu Hy Thiên, và ghi lại đầy đủ lời nói cũng như việc làm của mỗi vị tổ sư. Đương nhiên, phần nhiều ký thuật ấy đều là hoang đường hư cấu, không phải là một sáng tác hoàn toàn, nhưng vì nó dựa trên cơ sở của các Đăng Sử đời sau như Thánh Trụ Tập (聖胄集), Tổ Đường Tập (祖堂集), Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄), Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記), v.v., cho nên các định thuyết về lịch sử Thiền Tông thì chiếm phần nhiều. Đặc biệt, Kệ Truyền Pháp để làm chứng phú pháp vốn bắt đầu trong Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經), và điểm đáng chú ý nơi đây là tác phẩm này đã phóng lớn Kệ Truyền Pháp cho tất cả các tổ sư. Ảnh hưởng phản tác đối với thư tịch này rất lớn, và thông qua tác phẩm Tục Bảo Lâm Truyện (續寳林傳, đầu thế kỷ thứ 10), bản tục biên của Nam Nhạc Duy Kính (南嶽惟勁, ?-?), đệ tử của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), chúng ta có thể biết được điều đó.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Kinh Bi Hoa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...