Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bạch Hổ »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bạch Hổ








KẾT QUẢ TRA TỪ


Bạch Hổ:

(白虎): hổ trắng, trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, là tên gọi của 1 trong 4 vị thần. Căn cứ học thuyết Ngũ Hành (五行), đây là con linh thú đại biểu cho phương Tây, hình tượng là con hổ màu trắng, đại diện cho mùa Thu. Trong Nhị Thập Bát Tú (二十八宿), nó là tên gọi chung của 7 ngôi sao ở phương Tây gồm: Khuê (奎), Lâu (婁), Vị (胃), Mão (昴), Tất (畢), Tuy (觜) và Sâm (參). Cho nên trong Thái Thượng Hoàng Lục Trai Nghi (太上黃籙齋儀) quyển 44 của Đạo Giáo gọi Bạch Hổ Tây Đẩu Tinh Quân (白虎西斗星君) là: “Khuê Tú Thiên Tướng Tinh Quân, Lâu Tú Thiên Ngục Tinh Quân, Vị Tú Thiên Thương Tinh Quân, Mão Tú Thiên Mục Tinh Quân, Tất Tú Thiên Nhĩ Tinh Quân, Chuy Tú Thiên Bình Tinh Quân, Tham Tú Thiên Thủy Tinh Quân (奎宿天將星君、婁宿天獄星君、胃宿天倉星君、昴宿天目星君、畢宿天耳星君、觜宿天屛星君、參宿天水星君).” Người thời nhà Hán xem con hổ là tượng trưng cho vua của trăm thú. Tương truyền khi một con hổ sống đến 500 tuổi thì lông của nó tự nhiên biến thành màu trắng; cho nên hổ trắng được xem như là đại diện cho một loại linh vật. Khi bậc đế vương có đủ tài đức hay lúc thiên hạ thái bình thì loại thần thú này xuất hiện. Vì màu trắng đại biểu cho phương Tây, nên hổ trắng là thần bảo vệ phương Tây. Trong Đạo Môn Thông Giáo Tất Dụng Tập (道門通敎必用集) quyển 7 có giải thích rằng: “Tây phương Bạch Hổ thượng ứng Chuy tú, anh anh tố chất, túc túc thanh âm, uy nhiếp cầm thú, khiếu động sơn lâm, lai lập ngô hữu (西方白虎上應觜宿、英英素質、肅肅聲音、威攝禽獸、嘯動山林、來立我右, hổ trắng phương Tây trên ứng với sao Chuy, tinh túy nguyên chất, nghiêm nghị âm thanh, uy nhiếp cầm thú, rống động núi rừng, đến bên phải ta).” Hổ trắng là chiến thần, tức là thần sát phạt, do tinh tú biến thành, có đủ quyền năng thần lực như trừ tà, giải trừ tai ương, cầu no đủ, trị ác, khuyến thiện, ban tài lộc, kết lương duyên, v.v. Sở dĩ hổ trắng đại diện cho phương Tây vì trong Ngũ Hành, phương Tây thuộc về Kim, màu trắng. Cho nên tên gọi Bạch Hổ không phải căn cứ vào màu sắc, mà vốn có do Ngũ Hành. Đạo Giáo cũng lấy hổ trắng làm thuật ngữ luyện đơn, như trong Vân Cấp Thất Hy (雲笈七羲) quyển 72 có dẫn bài Cổ Kinh (古經), cho rằng: “Bạch Hổ giả, Tây phương Canh Tân Kim Bạch Kim dã, đắc chân nhất chi vị (白虎者、西方庚辛金白金也、得眞一之位, Bạch Hổ là Kim, Bạch Kim thuộc Canh Tân ở phương Tây, đắc chân vị số một).” Ngoài ra, Bạch Hổ còn là hình tượng của một hung thần; như trong Hiệp Kỷ Biện Phương (協紀辨方) có dẫn nhân Nguyên Bí Xu Kinh (元秘樞經): “Bạch Hổ giả, tuế trung hung thần dã, thường cư tuế hậu Tứ Thần, sở cư chi địa, phạm chi, chủ hữu tang phục chi tai (白虎者、歲中凶神也、常居歲後四辰、所居之地、犯之、主有喪服之災, Bạch Hổ là hung thần trong năm, thường cư bốn mùa sau một năm; vùng đất ngài sống, nếu phạm phải, chủ yếu có tai họa tang phục).” Thuật Phong Thủy chỉ Bạch Hổ là địa hình phía bên phải huyệt núi; như trong Táng Kinh (葬經) của Quách Phác (郭璞, 276-324) nhà Đông Tấn có cho rằng: “Địa hữu tứ thế, khí tùng bát phương, cố táng giả dĩ tả vi Thanh Long, hữu vi Bạch Hổ (地有四勢、氣從八方、故葬者以左爲青龍、右有白虎, đất có bốn thế, khí từ tám hướng, cho nên người chôn cất gọi bên trái là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ).” Hay Bạch Hổ còn là tên gọi của con đường lớn bên phải, như trong Dương Trạch Thập Thư (陽宅十書) quyển 1 có câu: “Phàm trạch, hữu hữu trường đạo vị chi Bạch Hổ (凡宅、右有長道謂之白虎, phàm nhà phía bên phải có đường dài, được gọi là Bạch Hổ).” Trong Bắc Cực Thất Nguyên Tử Diên Bí Quyết (北極七元紫延秘訣) có đề cập đến hiệu của Bạch Hổ là “Giám Binh Thần Quân (監兵神君).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Nghệ thuật chết


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...