Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bạch Hà Thiên Hoàng »»
(覺法, Kakubō, 1091-1153): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An, vị Tổ đời thứ 4 của Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), Tổ của Dòng Nhân Hòa Ngự (仁和御流), húy là Giác Pháp (覺法), thông xưng là Cao Dã Ngự Thất (高野御室), Thắng Liên Hoa Tự Sư Tử Vương Cung (勝蓮華寺獅子王宮); tự là Chơn Hành (眞行), Hành Chơn (行眞); Hoàng Tử thứ 4 của Bạch Hà Thiên Hoàng (白河天皇, Shirakawa Tennō, tại vị 1072-1086). Năm 1104, ông theo xuất gia và thọ giới với anh mình là Giác Hạnh (覺行) ở Nhân Hòa Tự. Sau khi anh qua đời, ông theo học pháp với Khoan Trợ (寬助) ở Thành Tựu Viện (成就院); rồi đến năm 1109 thì thọ phép Quán Đảnh ở Quan Âm Viện (觀音院) và trở thành Nhất Thân A Xà Lê (一身阿闍梨). Năm sau, ông nhận Dòng Tiểu Dã (小野流) từ Phạm Tuấn (範俊); đến năm 1125, ông nhậm chức Kiểm Hiệu của Nhân Hòa Tự; năm 1130 thì làm Đại A Xà Lê cho lễ cúng dường của Pháp Kim Cang Viện (法金剛院), và năm 1137 thì làm Chứng Minh Đạo Sư cho buổi lễ khánh thành An Lạc Thọ Viện (安樂壽院). Đến năm 1139, ông biến Quan Âm Viện thành ngôi chùa phát nguyện của triều đình và được phép tiến hành Quán Đảnh Hội tại đây. Năm 1141, ông truyền trao giới pháp cho Điểu Vũ Thiên Hoàng (鳥羽天皇, Toba Tennō, tại vị 1107-1123) tại Giới Đàn Viện (戒壇院) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Năm 1144, ông tu Khổng Tước Kinh Pháp (孔雀經法) để cầu nguyện cho cận vệ của Thiên Hoàng được lành bệnh. Ông rất giỏi về sự tướng, và khai sáng Dòng Nhân Hòa Ngự. Đệ tử phú pháp của ông có Giác Thành (覺成), Giác Tánh (覺性), Kiêm Trợ (兼助), Thánh Huệ (聖惠), v.v.
(聖惠, Shōkei, 1094-1137): vị Tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An, vị Tổ của Dòng Hoa Tạng Viện (華藏院流), húy là Thánh Huệ (聖惠), thông xưng là Hoa Tạng Viện Cung (華藏院宮), Trường Vĩ Cung (長尾宮); là Hoàng Tử thứ 5 của Bạch Hà Thiên Hoàng (白河天皇, Shirakawa Tennō, tại vị 1072-1086). Ông theo xuất gia với Khoan Trợ (寬助) ở Thành Tựu Viện (成就院); đến năm 1112 thì được thọ phép Quán Đảnh ở Quan Âm Viện (觀音院) và trở thành Nhất Thân A Xà Lê (一身阿闍梨). Ông khai sáng Hoa Tạng Viện (華藏院) ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), truyền thừa dòng pháp của Khoan Trợ và sáng lập Dòng Hoa Tạng Viện. Vào năm 1130, ông viếng thăm anh Giác Pháp (覺法), lên Cao Dã Sơn, cùng với bàn luận với Giác Noan (覺鑁), dâng biểu xin triều đình cho xây dựng Truyền Pháp Viện (傳法院). Ông có tín ngưỡng sâu sắc về A Di Đà Phật, nên đã sáng lập Dẫn Nhiếp Viện (引攝院). Năm 1132, nhân lúc Điểu Vũ Thượng Hoàng (鳥羽上皇) lâm trọng bệnh, ông tiến hành tu Khổng Tước Kinh Pháp (孔雀經法) trong cung nội để cầu nguyện cho Thượng Hoàng lành bệnh. Đệ tử phú pháp của ông có Khoan Hiểu (寬曉).
(院政, Insei): hình thái chính trị mà Thượng Hoàng hay Pháp Hoàng thi hành chính trị ở tại Viện Sảnh (院廳). Hình thái này do Bạch Hà Thiên Hoàng (白河天皇, Shirakawa Tennō, tại vị 1072-1086) định ra, và về mặt danh mục thì nó được kéo dài cho đến thời Quang Cách Thiên Hoàng (光格天皇, Kōkaku Tennō, tại vị 1779-1817) của cuối thời đại Giang Hộ (江戸, Edo), nhưng trên thực tế thì chỉ kéo dài khoảng 250 năm, đến thời kỳ của Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng (後宇多天皇, Gouda Tennō, tại vị 1274-1287) thuộc cuối thời Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) mà thôi.
(保元の亂, Hōgen-no-ran): vụ nội loạn xảy ra vào tháng 7 năm đầu (1156) niên hiệu Bảo Nguyên (保元). Trong nội bộ Hoàng Thất thì Sùng Đức Thượng Hoàng (崇德上皇) với Hậu Bạch Hà Thiên Hoàng (後白河天皇, Goshirakawa Tennō, tại vị 1155-1158), còn trong nội bộ Nhiếp Chính thì Đằng Nguyên Lại Trường (藤原賴長, Fujiwara-no-Yorinaga) và Đằng Nguyên Trung Thông (藤原忠通, Fujiwara-no-Tadamichi), thì trở nên đối lập nhau mãnh liệt. Về phía phe của Sùng Đức và Lại Trường thì có quân chủ lực của Nguyên Vi Nghĩa (源爲義, Minamoto-no-Tameyoshi), phía phe của Hậu Bạch Hà và Trung Thông thì có quân của Bình Thanh Thạnh (平清盛, Taira-no-Kiyomori) và Nguyên Nghĩa Triều (源義朝, Minamoto-no-Yoshitomo); hai bên giao chiến với nhau dữ dội. Cuối cùng thì phe của Sùng Đức đại bại và Thượng Hoàng bị lưu đày đến địa phương Tán Kì (讚岐, Sanuki) thuộc Tứ Quốc (四國, Shikoku). Qua cuộc đại loạn này, có thể nói đây là cơ hội lớn cho hàng võ sĩ tham gia vào chính giới.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập