Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bắc Đẩu »»
(告斗): hay cáo đấu (告鬥). Đấu (鬥) hay đẩu (斗) ở đây đều chỉ cho Bắc Đẩu Tinh Quân (北斗星君). Ngay từ thời thượng cổ, người Trung Quốc đã có tục lệ sùng bái sao Bắc Đẩu. Sao này là tôn thần của Đạo Giáo, chủ quản về vấn đề sanh tử của con người. Khoa nghi Cáo Đẩu (báo cáo lên tôn thần Bắc Đẩu) lấy nữ thần Đẩu Mỗ (斗姆, hay Đẩu Mụ [斗姥])—mẹ của sao Bắc Đẩu—làm chủ thần. Thông qua khoa nghi, dâng sớ tâu, cúng trà, đốt hương, các Đạo sĩ cung đón nữ thần Đẩu Mỗ quang lâm hạ giới; sau đó biến thần mời tướng, đốt đèn phá cõi tối tăm với mục đích giải trừ tai ách, thoát khổ nạn, thỉnh phước tiêu tai, tăng thêm tuổi thọ. Khoa nghi Cáo Đẩu này cũng thể hiện sự quan tâm của tín đồ Đạo Giáo đối với các vong linh ở chốn Địa Ngục, hy vọng thông qua nghi lễ như vậy, cầu thỉnh sao Bắc Đẩu thương tưởng đến các vong hồn ấy, giúp họ thoát khỏi Địa Ngục, sanh lên cõi tiên. Nghi thức này cũng có ảnh hưởng đối với Phật Giáo, nên trong các đàn tràng trai sự Cầu Siêu lớn, thường thấy có nghi thức Cáo Đẩu với Cáo Đẩu Văn.
(告斗): hay cáo đấu (告鬥). Đấu (鬥) hay đẩu (斗) ở đây đều chỉ cho Bắc Đẩu Tinh Quân (北斗星君). Ngay từ thời thượng cổ, người Trung Quốc đã có tục lệ sùng bái sao Bắc Đẩu. Sao này là tôn thần của Đạo Giáo, chủ quản về vấn đề sanh tử của con người. Khoa nghi Cáo Đẩu (báo cáo lên tôn thần Bắc Đẩu) lấy nữ thần Đẩu Mỗ (斗姆, hay Đẩu Mụ [斗姥])—mẹ của sao Bắc Đẩu—làm chủ thần. Thông qua khoa nghi, dâng sớ tâu, cúng trà, đốt hương, các Đạo sĩ cung đón nữ thần Đẩu Mỗ quang lâm hạ giới; sau đó biến thần mời tướng, đốt đèn phá cõi tối tăm với mục đích giải trừ tai ách, thoát khổ nạn, thỉnh phước tiêu tai, tăng thêm tuổi thọ. Khoa nghi Cáo Đẩu này cũng thể hiện sự quan tâm của tín đồ Đạo Giáo đối với các vong linh ở chốn Địa Ngục, hy vọng thông qua nghi lễ như vậy, cầu thỉnh sao Bắc Đẩu thương tưởng đến các vong hồn ấy, giúp họ thoát khỏi Địa Ngục, sanh lên cõi tiên. Nghi thức này cũng có ảnh hưởng đối với Phật Giáo, nên trong các đàn tràng trai sự Cầu Siêu lớn, thường thấy có nghi thức Cáo Đẩu với Cáo Đẩu Văn.
(呪): ngôn ngữ bí mật có năng lực linh ứng đặc biệt, không thể lấy ngôn ngữ bình thường để giải thích được, là câu văn bí mật dùng xướng tụng trong khi cầu nguyện, còn gọi là thần chú (神呪), mật chú (密呪), chơn ngôn (眞言). Nguyên lai từ chú (呪) là chúc (祝), là mật ngữ dùng tụng niệm hướng về chư vị thần linh cầu đảo, tuyên cáo khiến cho kẻ oán địch bị tai họa, hay mong muốn tiêu trừ ách nạn, cầu mong được lợi ích. Trong kinh Phệ Đà (吠陀) xưa của Ấn Độ đã có chú thuật rồi. Theo quyển 14 Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經) cho biết rằng đức Thích Tôn đã từng bài bác vấn đề chú thuật; tuy nhiên, quyển 9 của kinh này có đề cập việc đức Phật thuyết Chú Hộ Thân (s: parītta, p: paritta, parittā, còn gọi là Hộ Chú [護呪], Hộ Kinh [護經], Chú Văn [呪文]) trị rắn độc, cho nên chúng ta biết rõ rằng chú thuật đã được phổ biến ở Ấn Độ từ xa xưa và sau này Phật Giáo cũng có dùng đến. Các kinh điển thuộc giáo phái Đại Thừa Hiển Giáo như Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Bảo Tích (寶積), Đại Tập (大集), Kim Quang Minh (金光明), Lăng Già (楞伽), v.v., đều có Phẩm Đà La Ni (陀羅尼品) nêu rõ những câu thần chú. Đặc biệt Mật Giáo rất chú trọng đến mật chú, cho rằng chú là biểu thị cho “pháp nhĩ thường nhiên (法爾常然, pháp vốn thường như vậy)”; cho nên nếu tụng đọc, quán tưởng mật chú, hành giả có thể được lợi ích thành Phật. Thần chú được thuyết trong các kinh điển thì nhiều vô cùng, tỷ dụ như Thủy Hỏa Chú (水火呪), An Trạch Phù Chú (安宅符呪), Sát Lợi Chú (刹利呪), v.v., trong A Ma Trú Kinh (阿摩晝經) thuộc quyển 13 hay Phạm Động Kinh (梵動經) trong quyển 14 của Trường A Hàm (長阿含). Trong Tứ Phần Luật (四分律) quyển 27, Thập Tụng Luật (十誦律) quyển 46, v.v., có các chú trị bệnh trùng trong ruột, chú hàng phục ngoại đạo, v.v. Hay một số chú khác như Bà La Môn Chú (婆羅門呪), Thủ Đà La Thần Chú (首陀羅神呪), Đại Phạm Thiên Vương Bà Tỳ La Chú (大梵天王婆毘羅呪), v.v., trong phẩm Chúng Tướng Vấn (眾相問) của Ma Đăng Già Kinh (摩登伽經) quyển thượng, v.v. Ngoài ra, trong quyển 4 của Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) có Quán Đảnh Thất Vạn Nhị Thiên Thần Vương Hộ Tỳ Kheo Chú Kinh (觀頂七萬二天神王護比丘呪經), Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Thần Chú (摩訶般若波羅蜜神呪), Thập Bát Long Vương Thần Chú Kinh (十八龍王神呪), Chú Củ Xỉ (呪齲齒), Thập Nhị Nhân Duyên Kết Lũ Thần Chú (十二因緣結縷神呪), Uy Đức Đà La Thần Chú (威德陀羅神呪), v.v., mỗi thứ 1 quyển. Thần chú có 2 loại lành và dữ. Loại thần chú lành thường được dùng để chữa bệnh hay hộ thân; thần chú dữ dùng để bùa yểm người khác, khiến cho họ bị tai họa. Trong Phẩm Phổ Môn thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh (法華經), quyển 57 của Cựu Hoa Nghiêm Kinh (舊華嚴經), quyển 4 của Thập Địa Kinh (十地經), v.v., có đề cập đến loại thần chú dữ này. Đức Thế Tôn cấm chỉ hàng đệ tử tu tập chú thuật, sử dụng nó để mưu sinh, mà chỉ cho phép dùng chú để trị bệnh hay hộ thân mà thôi. Thông thường từ mantra được dịch là chú (呪). Hiện tồn bản tiếng Sanskrit của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), Đà La Ni Nhập Lăng Già Kinh (陀羅尼入楞伽經) có xuất hiện từ mantra này. Thế nhưng, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (善見律毘婆沙) quyển 11 lại dịch từ Pāli vijjāmayā là chú. Trong Phẩm Đà La Ni thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh dịch từ Sanskrit dhārāṇī là chú. Từ đó, chúng ta thấy rằng từ Hán dịch chú có nhiều nguyên ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, dhārāṇī còn có nghĩa là tổng trì (總持), vidya (p: vijjā) là minh (明), thuật (術), mantra là chơn ngôn. Nghĩa các từ tuy có khác nhau nhưng đã được dùng lẫn lộn nhau. Có khá nhiều vị tăng ngoại quốc truyền Phật Giáo đầu tiên đến Trung Quốc rất sở trường về chú thuật, như trường hợp Đàm Vô Sấm (曇無讖) được xem như là Đại Chú Sư. Đạo Giáo Trung Quốc từ đó cũng bắt đầu lưu hành chú thuật. Trong Đăng Thiệp Thiên (登涉篇) thuộc quyển 4 của Bảo Bốc Tử Nội Thiên (抱朴子) có phần Lục Giáp Bí Chú (六甲祕呪), có khả năng khiến cho người trong chiến trận không bị tử thương. Hay trong Thái Thượng Tử Vi Trung Thiên Thất Nguyên Chân Kinh (太上紫微中天七元眞經, Đạo Giáo quyển 1055) có Bắc Đẩu Thất Tinh Chú (北斗七星呪), Cơ Tinh Chân Nhân Chân Quân Bảo Mạng Chú (機星眞人眞君保命呪), v.v. Hơn nữa, trong Thái Thượng Nguyên Thỉ Thiên Tôn Thuyết Bảo Nguyệt Quang Hoàng Hậu Thánh Mẫu Khổng Tước Minh Vương Kinh (太上元始天尊說寶月光皇后聖母孔雀明王經, Đạo Giáo quyển 1058) có Bí Mật Khu Tà Phân Quỷ Nhân Đạo Chú (祕密驅邪分鬼人道呪), v.v., tất cả đều có pha lẫn Phạn ngữ. Cũng giống như vậy, các kinh điển Phật Giáo như Quán Đảnh Kinh (灌頂經), Thích Ma Ha Diên Luận (釋摩訶衍論) quyển 9 có nêu rõ các loại thần chú, Uế Tích Kim Cang Cấm Bách Biến Pháp Kinh (穢跡金剛禁百變法經) thì đề cập đến những loại phù chú, ấn pháp. Tất cả đều có ảnh hưởng đến kinh điển Đạo Giáo. Ngoài ra, Mật Giáo của Nhật Bản cũng sử dụng rất nhiều mật chú.
(s: Navagrahā, 九曜): 9 loại thiên thể chiếu sáng rất quan trọng trong hiện tượng thiên văn, còn gọi là Cửu Chấp (九執), tùy theo ngày giờ mà không xa rời nhau, có nghĩa nắm chặt nhau (chấp trì). Nghi quỹ trọng yếu của Cửu Diệu được thuyết trong Túc Diệu Kinh (宿曜經, 2 quyển, Bất Không [不空] dịch, Taishō 21, 1299), Thất Diệu Nhương Tai Quyết (七曜攘災決, Đường Kim Câu Tra [唐倶金吒] soạn, Taishō 21, 1308), Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp (七曜星辰別行法, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1309), Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu (梵天火羅九曜, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1311). Về đồ hình của Cửu Diệu có Cửu Diệu Tôn Tượng (九曜尊像), Cửu Diệu Bí Lịch (九曜秘曆), v.v., phần lớn có các yếu tố thiên văn của Trung Quốc. Căn cứ vào lịch Ấn Độ bằng tiếng Phạn, Cửu Diệu được phân thành:
(1) Nhật Diệu (s: Āditya, 日曜): còn gọi là Thái Dương (太陽), Nhật Tinh (日精、日星), Nhật Đại Diệu (日大曜); hình tượng bàn tay phải xòe ra cầm nhật luân (bánh xe mặt trời), tai trái kê lên đầu gối, mang thiên y và cỡi trên mình 3 con bạch mã (hay 5 con ngựa, trong Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu có thể nhầm sao này với Nguyệt Diệu);
(2) Nguyệt Diệu (s: Soma, 月曜): còn gọi là Nguyệt Thiên Diệu (月天曜), Nguyệt Tinh (月精、月星), Mộ Thái Âm (暮太陰), Thái Âm (太陰); hình tượng bàn tai phải xòe ra cầm hình mặt trăng có con thỏ nằm trên, tay trái đưa lên ngang ngực và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; hoặc hình tượng trên đỉnh đầu có con chim bồ câu, mang y Yết Ma, hai tay bỏ trong tay áo và cầm nguyệt luân (vòng tròn mặt trăng), cỡi lên trên 5 cánh chim bồ câu;
(3) Hỏa Diệu (s: Aṅgāraka, 火曜): còn gọi là Huỳnh Hoặc Tinh (熒惑星, Sao Hỏa), Hỏa Tinh (火精、火星), Hỏa Đại Diệu (火大曜), Phạt Tinh (罰星); hình tượng tay phải đặt trên bắp đùi, tay trái cầm cái giáo dài mũi nhọn, chân phải hơi nhếch lên một chút, ngồi với tư thế hai bàn chân giao nhau; tuy nhiên trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La (北斗曼茶羅) thân hình vị này có màu đỏ, tóc rực lửa dựng ngược, mang áo và mũ trời, chung quanh lửa cháy, thân đứng với 4 tay;
(4) Thủy Diệu (s: Budha, 水曜): còn gọi là Thần Tinh (辰星), Thủy Tinh (水精、水星), Thần Tinh (辰星), Trích Tinh (滴星), Thủy Đại Diệu (水大曜); hình tượng chấp tay, ngồi xếp bằng hai bàn chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay phải cầm bình, tay trái cầm xâu chuổi và ngồi bán già trên tòa hoa sen;
(5) Mộc Diệu (s: Bṛhaspati, 木曜): còn gọi là Tuế Tinh (歳星), Nhiếp Đề (攝提), Đại Chủ (大主), Mộc Đại Diệu (木大曜), Mộc Tinh (木精); hình tượng ngón tay áp út và ngón giữa của bàn tay phải cong lên, ngón tay cái ấn xuống trên hai ngón kia, tai trái để lên bắp đùi và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay trái cầm cây gậy trên có hình bán nguyệt, hay hình ông lão đứng, đội mũ đầu heo, tay trái cầm cây gậy;
(6) Kim Diệu (s: Śukra, 金曜): còn gọi là Thái Bạch Tinh (太白星), Trường Canh (長庚), Na Hiệt (那頡), Kim Tinh (金星、金精), Kim Đại Diệu (金大曜); hình tượng mang thiên y, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên với 4 ngón tay bẻ gập lại và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng hai tay cầm bình và xâu chuỗi; hay hình người nữ đội con gà trên đầu và gãy đàn Tỳ Bà (琵琶);
(7) Thổ Diệu (s: Śanaiścara, 土曜): còn gọi là Trấn Tinh (鎭星), Thổ Tinh (土星、土精), Thổ Đại Diệu (土大曜); hình tượng ông lão khỏa thân đứng, mang quần da nai, tay phải cầm cây gậy tiên; hay hình Bồ Tát tay cầm bình; hoặc hình ông lão cỡi trâu, tay trái cầm tích trượng, có 2 đồng tử cầm giáo đứng hầu hai bên;
(8) La Hầu (s: Rāhu, 羅睺): còn gọi là Hoàng Phan Tinh (黃旛星), Thực Thần (蝕神), Thái Dương Thủ (太陽首); hình tượng ẩn trong mây với 2 bàn tay hai bên khuôn mặt giận dữ; bên cạnh đó còn có hình tượng giận dự với 3 mặt và tóc rực lửa, trên mỗi đỉnh đầu có đầu rắn và từ ngực trở xuống ẩn trong mây;
(9) Kế Đô (s: Ketu, 計都): còn gọi là Tuệ Tinh (彗星), Báo Vĩ Tinh (豹尾星), Kỳ Tinh (旗星), Thực Thần Vĩ (蝕神尾), Thái Âm Thủ (太陰首), Nguyệt Bộc Lực (月勃力); hình tượng nữa thân phải lộ ra khỏi mây, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên cao; hay hình có khuôn mặt giận dữ, khỏa thể một nữa ẩn trong đám mây đen; hoặc hình tướng giận dữ có 3 mặt, trên mỗi mặt có 3 con rắn, từ ngực trở xuống ẩn trong mây. Trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La thân hình vị này có màu đỏ, 3 mặt và 4 tay, tóc dựng ngược, mang áo và mũ trời, chân trái duỗi ra và cỡi lên con rồng. Ngoài ra còn có hình tượng tay phải ẩn trong đầu rồng, cầm lỗ tai con thỏ, tay trái cầm cương rồng và tóc người).
Trong Tân Đường Thư Lịch Chí (新唐書曆志) quyển 18 có ghi rằng vào năm thứ 6 (718) niên hiệu Khai Nguyên (開元) đời vua Huyền Tông, Thái Sử Giám Cù Đàm Tất Đạt (太史監瞿曇悉達) vâng chiếu phiên dịch Lịch Cửu Diệu; nó cũng tương tự với loại lịch Thái Dương bằng tiếng Phạn. Nếu phối hợp phương vị, Nhật Diệu thuộc về phương Sửu Dần, Nguyệt Diệu thuộc phương Tuất Hợi, Hỏa Diệu thuộc phương Nam, Thủy Diệu là phương Bắc, Mộc Diệu ở phương Đông, Kim Diệu ở phương Tây, Thổ Diệu ở trung ương, La Hầu ở phương Thìn Tỵ (Đông Bắc), Kế Đô thuộc phương Mùi Thân (Tây Nam). Hơn nữa, theo Thuyết Bản Địa của Nhật Bản, Nhật Diệu là Quan Âm (觀音, hay Hư Không Tạng [虛空藏]), Nguyệt Diệu là Thế Chí (勢至, hay Thiên Thủ Quan Âm [千手觀音]), Hỏa Diệu là Bảo Sanh Phật (寳生佛, hay A Rô Ca Quan Âm [阿嚕迦觀音]), Thủy Diệu là Vi Diệu Trang Nghiêm Thân Phật (微妙莊嚴身佛, hay Thủy Diện Quan Âm [水面觀音]), Mộc Diệu là Dược Sư Phật (藥師佛, hay Mã Đầu Quan Âm [馬頭觀音]), Kim Diệu là A Di Đà Phật (阿彌陀佛, hay Bất Không Quyên Sách [不空羂索]), Thổ Diệu là Tỳ Lô Giá Na Phật (毘盧遮那佛, hay Thập Nhất Diện Quan Âm [十一面觀音]), La Hầu là Tỳ Bà Thi Phật (毘婆尸佛), Kế Đô là Bất Không Quyên Sách (不空羂索). Người xưa thường phối hợp Cửu Diệu này với tuổi tác của con người để phán đoán tốt xấu.
(九幽): chín tầng địa ngục tối tăm. Theo Thượng Thanh Linh Bảo Tế Độ Đại Thành Kim Thư (上清靈寶濟度大成金書) có giải thích rằng: “Cửu U giả, nãi Bắc Đẩu chi sở hóa dã; đông viết U Minh, nam viết U Âm, tây viết U Dạ, bắc viết U Phong, đông bắc viết U Đô, đông nam viết U Trị, tây nam viết U Quan, tây bắc viết U Phủ, trung ương viết U Ngục (九幽者、乃北斗之所化也、東曰幽冥、南曰幽陰、西曰幽夜、北曰幽酆、東北曰幽都、東南曰幽治、西南曰幽關、西北曰幽府、中央曰幽獄, Cửu U là do Bắc Đẩu hóa thành; phương đông có U Minh, phương nam có U Âm, phương tây có U Dạ, phương bắc là U Phong, phương đông là U Đô, phương đông bắc là U Đô, phương đông nam là U Trị, phương tây nam là U Quan, phương tây bắc là U Phủ, ở trung ương là U Ngục).” Cho nên, trong nghi thức phá địa ngục của Đạo Giáo có “Cửu U Đăng Nghi (九幽燈儀).” Như trong bài kệ nguyện chuông buổi sáng được dùng trong các tự viện Phật Giáo có câu: “Hồng chung sơ khấu, bảo kệ cao ngâm, thượng triệt Thiên Đường, hạ thông Địa Phủ, thượng chúc chư Phật Bồ Tát quang chiếu càn khôn, hạ tư pháp giới chúng sanh đồng nhập Nhất Thừa, Tam Giới Tứ Sanh chi nội, các miễn luân hồi, Cửu U Thập Loại chi trung, tất ly khổ hải, ngũ phong thập vũ, miễn tao cơ cẩn chi niên, nam mạch đông giao, câu chiêm Nghiêu Thuấn chi nhật, can qua vĩnh tức, giáp mã hưu chinh, trận bại thương vong, câu sanh Tịnh Độ, phi cầm tẩu thú, la võng bất phùng, lãng tử cô thương, tảo hoàn hương tỉnh, vô biên thế giới, địa cửu thiên trường, viễn cận đàn na, tăng diên phước thọ (洪鐘初叩、寶偈高吟、上徹天堂、下通地府、上祝諸佛菩薩光照乾坤、下資法界眾生同入一乘、三界四生之內、各免輪回、九幽十類之中、悉離苦海、五風十雨、免遭飢饉之年、南陌東郊、俱瞻堯舜之日、干戈永息、甲馬休征、陣敗傷亡、俱生淨土、飛禽走獸、羅網不逢、浪子孤商、早還鄉井、無邊世界、地久天長、遠近檀那、增延福壽, chuông vừa mới đánh, kệ báu ngâm cao, trên thấu Thiên Đường, dưới thông Địa Phủ, trên chúc chư Phật Bồ Tát chiếu sáng càn khôn, dưới ban pháp giới chúng sanh cùng vào Nhất Thừa, trong chốn Ba Cõi Bốn Loài, đều miễn luân hồi; Mười Loại Cửu U Địa Ngục, tất rời biển khổ, năm gió mười mưa, miễn gặp nghèo đói hằng năm, bờ nam cõi đông, đều hưởng trọn ngày Nghiêu Thuấn, can qua mãi dứt, ngựa chiến dừng chân, bại trận chết thương, thảy sanh Tịnh Độ, chim bay thú chạy, lưới bẫy thôi sa, lãng tử buôn xa, sớm về quê cũ, vô biên thế giới, trời đất lâu dài, đàn na xa gần, tăng trưởng phước thọ).”
(s, p: mahāmuni, 大聖): từ tôn xưng đối với chư Phật, Bồ Tát cũng như các vị Đại Thanh Văn, khác với từ thánh nhân của thế tục; như Đại Thánh Phổ Hiền Bồ Tát (大聖普賢菩薩), Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (大聖文殊師利菩薩), Đại Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát (大聖觀自在菩薩), Đại Thánh Bát Động Minh Vương (大聖不動明王), Đại Thánh Hoan Hỷ Thiên (大聖歡喜天), v.v. Trong Hán Tạng có các kinh như Đại Thánh Diệu Cát Tường Bồ Tát Thuyết Trừ Tai Giáo Lịnh Pháp Luân (大聖妙吉祥菩薩說除災敎令法輪, Taishō No. 966), Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân Lễ (大聖文殊師利菩薩讚佛法身禮, Taishō No. 1195), v.v. Từ này cũng được dùng trong Đạo Giáo như trong Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu Bổn Mạng Diên Sanh Chơn Kinh (太上玄靈北斗本命延生眞經) có câu: “Niệm thử Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Chơn Quân danh hiệu, đương đắc tội nghiệp tiêu trừ (念此大聖北斗七元眞君名號、當得罪業消除, niệm danh hiệu của vị Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Chơn Quân này sẽ được tiêu trừ tội nghiệp).”
(琉璃世界): hay Tịnh Lưu Ly Thế Giới (淨琉璃世界), Đông Phương Tịnh Lưu Ly Thế Giới (東方淨琉璃世界), Lưu Ly Quang Thế Giới (琉璃光世界), Đông Phương Tịnh Độ (東方淨土), là cõi Tịnh Độ của đức Phật Dược Sư (s: Bhaiṣajyaguru, 藥師), lấy ngọc Lưu Ly (s: vaiḍūrya, 琉璃) làm đất. Theo Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (s: Bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhāsapūryapraṇidhāna, 藥師瑠璃光如來本願功德經, Taishō No. 450), ngoài 10 hằng hà sa Phật độ có thế giới gọi là Tịnh Lưu Ly (淨瑠璃) và giáo chủ của thế giới đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Thế giới này được gọi là cõi Tịnh Độ ở phương Đông, cũng trang nghiêm như cõi nước Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂) của đức Phật A Di Đà (s: Amitābha, 阿彌陀). Trong thời gian hành Bồ Tát đạo, vị Phật này có phát 12 lời nguyện lớn và nhờ lời nguyện này nên hiện tại ngài thành Phật ở thế giới Tịnh Lưu Ly, có hai vị Bồ Tát Nhật Quang (s: Sūryaprabha, 日光) và Nguyệt Quang (s: Candraprabha, 月光) thường xuyên hộ trì hai bên. Trong Bách Trượng Tùng Lâm Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈叢林清規證義記, CBETA No. 1244) quyển 2 có đoạn: “Do thị hiện suất chúng tăng, cẩn phát thành tâm, tề tụng Đông Phương Lưu Ly Thế Giới, Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát thánh hiệu, dụng thân cứu hộ (由是現率眾僧、謹發誠心、齊誦東方琉璃世界、日光遍照菩薩聖號、用伸救護, nhân đó hiện tại tập trung chúng tăng, dốc hết tâm thành, cùng tụng Đông Phương Lưu Ly Thế Giới, thánh hiệu Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, cầu xin cứu giúp).” Hay trong Phật Thuyết Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng Kinh (佛說北斗七星延命經, Taishō No. 1307) cũng có câu: “Nam Mô Phá Quân Tinh, thị Đông Phương Lưu Ly Thế Giới Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Phật (南無破軍星、是東方琉璃世界藥師琉璃光如來佛, Kính lễ Phá Quân Tinh, là đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở Thế Giới Lưu Ly phương Đông).”
(南曹): tức Nam Đẩu Tinh Quân (南斗星君), là vị thiên thần rất quan trọng trong Đạo Giáo, chưởng quản chùm sao Nam Đẩu, ở phương Nam. Có thuyết cho rằng chùm sao này trông coi về thọ mạng ngắn dài của nhân loại, cho nên có câu: “Nam Đẩu chú sanh, Bắc Đẩu chủ tử (南斗注生、北斗主死, Nam Đẩu trông coi về sự sống, Bắc Đẩu chủ quản về việc chết).” Trong Sưu Thần Ký (搜神記) quyển 3 của Can Bảo (干寶, ?-336) nhà Đông Tấn có ghi lại câu chuyện Nam Đẩu Tinh Quân và Bắc Đẩu Tinh Quân ban tặng thêm tuổi thọ cho người phàm. Quản Lộ tự Công Minh (公明), vốn người ở đất Bình Nguyên đời Tam Quốc (220-264) diện mạo xấu xí, thích uống rượu. Từ bé, Lộ ham xem thiên văn, thường đêm nằm nhìn trăng sao, thao thức không chớp mắt, cha mẹ ngăn cấm không được. Vừa lớn lên, Quản Lộ đã làu thông Kinh Dịch, hiểu hết nghĩa uyên thâm, biết đoán chiều gió, tinh thông khoa lý số và giỏi cả xem tướng. Nhân khi Quản Lộ (管輅) đến Bình Nguyên, thấy khuôn mặt của Nhan Siêu (顏超) hiện rõ nét sẽ chết yểu; nhân đó cha họ Nhan bèn van xin Lộ làm cho kéo dài thêm mạng sống. Lộ bảo rằng: “Khi con ông về, hãy tìm loại rượu trắng, một cân thịt nai luộc chín, trứng, đem đến dưới cây dâu lớn phía Nam, nơi ấy có hai người đang ở đó, cứ rót rượu rồi đặt thịt luộc xuống; họ uống hết thì rót thêm. Nếu họ hỏi ông thì ông cứ vái lạy, đừng nói lời nào cả, ắt hai người đó sẽ cứu người.” Họ Nhan làm đúng theo lời dặn, quả nhiên thấy có hai người đang ngồi đánh cờ, bèn lẳng lặng đặt rượu thịt xuống trước mặt họ. Hai người say mê chơi, chỉ biết uống rượu ăn thịt, chẳng thèm nhìn xem thử ai ngồi một bên mình, rồi dần dần vừa đánh vừa ăn uống hết cả rượu thịt một cách ngon lành. Lúc bấy giờ, Nhan mới khóc òa lên và lạy lục xin cầu thọ. Hai ông giựt nẩy mình nhìn lại. Đột nhiên, người ngồi phía Bắc ngước lên nhìn thấy họ Nhan, bèn hỏi: “Làm gì đến đây ?” Họ Nhan chỉ cúi đầu vái lạy. Người ngồi ở phía Nam chợt nói: “Đã uống rượu, ăn thịt người ta rồi, sao lại không có chuyện được chứ ?” Người phía Bắc bảo: “Hồ sơ đã định rồi.” Người phía Nam nói: “Cứ mượn hồ sơ xem sao.” Xem qua mới biết Nhan Siêu chỉ sống đến 19 tuổi, họ bèn lấy bút phê rằng: “Cứu nhữ chí cửu thập niên hoạt (救汝至九十年活, cứu ngươi sống đến chín mươi tuổi).” Họ Nhan vái lạy tạ ơn trở về. Quản Lộ bảo họ Nhan rằng: “Bắc biên tọa nhân thị Bắc Đẩu, Nam biên tọa nhân thị Nam Đẩu; Nam Đẩu chú sanh, Bắc Đẩu chủ tử; phàm nhân thọ thai, giai tùng Nam Đẩu quá Bắc Đẩu (北邊坐人是北斗、南邊坐人是南斗、南斗注生、北斗主死、凡人受胎、皆從南斗過北斗, người ngồi ở phía Bắc là Bắc Đẩu, người ngồi ở phía Nam là Nam Đẩu; Nam Đẩu trông coi về sự sống, Bắc Đẩu chủ quản về việc chết; người phàm thọ thai, đều từ Nam Đẩu qua Bắc Đẩu).” Trong Nam Đẩu Lục Ty Diên Mạng Độ Nhân Diệu Kinh (南斗六司延壽度人妙經) của Đạo Giáo có nêu tên 6 vị tinh quân của chùm sao Nam Đẩu này là: Nam Đẩu Đệ Nhất Thiên Phủ Ty Mạng Thượng Tướng Trấn Quốc Chơn Quân (南斗第一天府司命上相鎭國眞君), Nam Đẩu Đệ Nhị Thiên Tướng Ty Lục Thượng Tướng Trấn Nhạc Chơn Quân (南斗第二天相司錄上相鎭嶽眞君), Nam Đẩu Đệ Tam Thiên Lương Diên Mạng Bảo Mạng Chơn Quân (南斗第三天梁延壽保命眞君), Nam Đẩu Đệ Tứ Thiên Đồng Ích Toán Bảo Sanh Chơn Quân (南斗第四天同益算保生眞君), Nam Đẩu Đệ Ngũ Thiên Xu Độ Ách Văn Xương Luyện Hồn Chơn Quân (南斗第五天樞度厄文昌鍊魂眞君), Nam Đẩu Đệ Lục Thiên Cơ Thượng Sanh Giám Bộ Đại Lý Chơn Quân (南斗第六天機上生監簿大理眞君). Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển của Cao Đài Giáo Việt Nam có câu: “Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu, muôn trùng nhíp khảm hiệp Nam Tào.” Hay trong Kinh Tụng Huynh Đệ Mãn Phần của đạo này cũng có câu: “Rủi thiên số Nam Tào đã định, giải căn sinh xa lánh trần ai.”
(五斗星君): là 5 vị thần thánh được Đạo Giáo kính thờ, chuyên quản lý việc sống chết, phước họa, giàu sang của con người, được phân làm Bắc Đẩu Tinh Quân (北斗星君), Nam Đẩu Tinh Quân (南斗星君), Đông Đẩu Tinh Quân (東斗星君), Tây Đẩu Tinh Quân (西斗星君) và Trung Đẩu Tinh Quân (中斗星君). Mỗi vị tinh quân quản hạt mỗi cung khác nhau.
(1) Bắc Đẩu Tinh Quân có 7 cung, được gọi là Thất Tinh (七星), hay Thất Nguyên (七元), chủ yếu chưởng quản về việc giải ách, kéo dài mạng sống. Bảy cung gồm: Thiên Quỹ Tinh (天櫃星), Dương Minh Tham Lang Tinh Quân (陽明貪狼星君); Thiên Tuyền Tinh (天璇星), Âm Tinh Cự Môn Tinh Quân (陰精巨門星君); Thiên Ki Tinh (天璣星), Chơn Nhân Lộc Tồn Tinh Quân (眞人祿存星君); Thiên Quyền Tinh (天權星), Huyền Minh Văn Khúc Tinh Quân (玄明文曲星君); Thiên Hành Tinh (天衡星), Đơn Nguyên Liêm Trinh Tinh Quân (丹元廉貞星君); Khai Dương Tinh (開陽星), Bắc Cực Võ Khúc Tinh Quân (北極武曲星君); Diêu Quang Tinh (搖光星), Thiên Xung Phá Quân Tinh Quân (天沖破軍星君). Trên thực tế, chùm sao Bắc Đẩu có 9 ngôi sao, nên còn thêm Động Minh Tinh (洞明星), Ngoại Phụ Tinh Quân (外輔星君); và Ẩn Nguyên Tinh (隱元星), Nội Bậc Tinh Quân (內弼星君).
(2) Nam Đẩu Tinh Quân thì chưởng quản về kéo dài tuổi thọ, độ người, chia thành 6 cung, gồm: Thiên Phủ Tinh (天府星), Ty Mạng Tinh Quân (司命星君); Thiên Tướng Tinh (天相星), Ty Lộc Tinh Quân (司祿星君); Thiên Lương Tinh (天梁星), Diên Thọ Tinh Quân (延壽星君); Thiên Đồng Tinh (天同星), Ích Toán Tinh Quân (益算星君); Thiên Quỹ Tinh (天櫃星), Độ Ách Tinh Quân (度厄星君); và Thiên Cơ Tinh (天機星), Thượng Sanh Tinh Quân (上生星君).
(3) Đông Đẩu Tinh Quân có 5 cung, chưởng quản việc tính toán mạng sống, gồm: Thương Linh Diên Sanh Tinh Quân (蒼靈延生星君), Lăng Diên Hộ Mạng Tinh Quân (陵延護命星君), Khai Thiên Tập Phước Tinh Quân (開天集福星君), Đại Minh Hòa Dương Tinh Quân (大明和陽星君), và Vĩ Cực Tổng Giám Tinh Quân (尾極總監星君).
(4) Tây Đẩu Tinh Quân có 4 cung chưởng quản về mạng sống, hộ thân, gồm: Bạch Tiêu Tinh Quân (白標星君), Cao Nguyên Tinh Quân (高元星君), Hoàng Linh Tinh Quân (皇靈星君), Cự Uy Tinh Quân (巨威星君).
(5) Trung Đẩu Tinh Quân, còn gọi là Đại Khôi (大魁), chủ yếu quản lý việc bảo vệ mạng sống, gồm 3 cung: Hách Linh Độ Thế Tinh Quân (赫靈度世星君), Cán Hóa Thượng Thánh Tinh Quân (幹化上聖星君), Xung Hòa Chí Đức Tinh Quân (沖和至德星君).
Trong 5 chùm sao nói trên, hai chùm sao Bắc Đẩu và Nam Đẩu được người đời kính phụng nhiều nhất. Người sanh năm Giáp và Ất thì thuộc về Đông Đẩu; năm Bính, Đinh thuộc về Nam Đẩu; năm Mậu, Kỷ thuộc về Trung Đẩu; năm Canh, Tân thuộc về Tây Đẩu; năm Nhâm, Quý thuộc về Bắc Đẩu. Như trong Thái Thượng Lão Quân Thuyết Ngũ Đẩu Kim Chương Thọ Sanh Kinh (太上老君說五斗金章受生經) của Đạo Giáo có giải thích rõ rằng: “Giáp Ất sanh nhân Đông Đẩu chú sanh, Bính Đinh sanh nhân Nam Đẩu chú sanh, Mậu Kỷ sanh nhân Trung Đẩu chú sanh, Canh Tân sanh nhân Tây Đẩu chú sanh, Nhâm Quý sanh nhân Bắc Đẩu chú sanh; chú sanh chi thời các bẩm Ngũ Hành chân khí, chân khí hỗn hợp, kết tú thành thai; thọ thai thập nguyệt, châu hồi thập phương, thập phương sanh khí, …, thọ sanh chi thời, Ngũ Đẩu Tinh Quân, Cửu Thiên thánh chúng, chú sanh chú lộc, chú phú chú bần, chú trường chú đoản, chú cát chú hung, giai do chúng sanh, tự tác tự thọ (甲乙生人東斗注生、丙丁生人南斗注生、戊己生人中斗注生、庚辛生人西斗注生、壬癸生人北斗注生、注生之時、各稟五行眞氣、眞氣混合、結秀成胎、受胎十月、周回十方、十方生氣…受生之時、五斗星君、九天聖眾、注生注祿、注富注貧、注長注短、注吉注凶、皆由眾生、自作自受, người sanh năm Giáp Ất thì Đông Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Bính Đinh thì Nam Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Mậu Kỷ thì Trung Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Canh Tân thì Tây Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Nhâm Quý thì Bắc Đẩu ban cho mạng sống; khi ban cho mạng sống, mỗi người đều nhờ chân khí Ngũ Hành, chân khí hỗn hợp, kết tụ thành thai; thọ thai mười tháng, vòng quanh mười phương, mười phương sinh khí, …, khi thọ thai ấy, Ngũ Đẩu Tinh Quân, Cửu Thiên thánh chúng, ban cho sự sống, phước lộc; ban cho giàu có, nghèo cùng; ban cho ngắn dài; ban cho tốt xấu, đều do chúng sanh, tự làm tự chịu).”
(疏): còn gọi là Sớ Văn (疏文), Văn Sớ (文疏), hay Tấu Sớ (奏疏), có hai nghĩa: (1) Là văn thư của quần thần điều trần dâng lên bậc trên như đức vua, như trong Văn Thể Minh Biện (文體明辯) của Từ Sư Tằng (徐師曾, 1546-1610) nhà Minh có giải thích rằng: “Án Tấu Sớ giả, quần thần luận gián chi tổng danh dã (按奏疏者、群臣論諫之總名也, xét Sớ Tâu là tên gọi chung của các văn thư do quần thần can gián, luận nghị).” Hay như trong Tống Sử (宋史) quyển 32, Truyện Chu Trác (朱倬傳) có đề cập rằng: “Mỗi thượng sớ, triếp túc hưng lộ cáo; nhược Thượng Đế giám lâm, Tấu Sớ phàm số thập (每上疏、輒夙興露告、若上帝鑒臨、奏疏凡數十, mỗi lần dâng sớ, thường kính cẩn thưa rõ ràng; nếu Thượng Đế giáng xuống, sớ tâu thường mười phong).” Hoặc như trong bài Khiển Hứng Thi (遣興詩) của thi hào Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường cũng có câu: “Thượng sớ khất hài cốt, hoàng quan quy cố hương (上疏乞骸骨、黃冠歸故鄉, dâng sớ xin hài cốt, mũ vàng về cố hương).” Tấu Sớ còn gọi là Tấu Chương (奏章), Tấu Nghị (奏議). (2) Trong khoa nghi của Đạo Giáo cũng như Phật Giáo, Sớ Văn được dùng rất rộng rãi và phổ biến, với tư cách là văn thư thành kính dâng lên đấng tối cao, đấng chí tôn như Thần, Thánh, Phật; là chiếc cầu tiếp nối giữa cõi hữu hình với thế giới vô hình. Như trong Đạo Giáo có các bộ Linh Bảo Văn Kiểm (靈寶文檢), Tâm Hương Diệu Ngữ (心香妙語), v.v., là những thư tịch chuyên dùng cho khoa nghi Công Văn. Về phía Phật Giáo có bộ Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證, CBETA No. 1252), 4 quyển, do Thạch Cổ Chủ Nhân Thích Nguyên Hiền (石鼓主人釋元賢) nhà Minh (1368-1662) biên soạn. Một số văn sớ thường dùng trong Đạo Giáo như: Nguyên Đán Khánh Hạ Văn Sớ (元旦慶賀文疏), Ngọc Hoàng Thượng Đế Khánh Hạ Văn Sớ (玉皇上帝慶賀文疏), Thượng Nguyên Thiên Quan Đại Đế Khánh Hạ Văn Sớ (上元天官大帝慶賀文疏), Thái Thượng Lão Quân Khánh Hạ Văn Sớ (太上老君慶賀文疏), Huyền Thiên Thượng Đế Khánh Hạ Văn Sớ (玄天上帝慶賀文疏), Thiên Thượng Thánh Mẫu Khánh Hạ Văn Sớ (天上聖母慶賀文疏), Trương Thiên Sư Khánh Hạ Văn Sớ (張天師慶賀文疏), Trung Nguyên Địa Quan Đại Đế Khánh Hạ Văn Sớ (中元地官大帝慶賀文疏), Hạ Nguyên Thủy Quan Đại Đế Khánh Hạ Văn Sớ (下元水官大帝慶賀文疏), Bắc Đẩu Giải Ách Văn Sớ (北斗解厄文疏), An Phụng Thần Vị Văn Sớ (安奉神位文疏), An Phụng Trị Niên Thái Tuế Văn Sớ (安奉值年太歲文疏), v.v. Linh Bảo Văn Kiểm nhấn mạnh vai trò của Sớ Văn là: “tuyên diễn đạo pháp, lợi thế chi tân lương dã (宣演道法、利世之津梁也, bờ bến để tuyên bày đạo pháp và làm lợi ích cho cuộc đời).” Từ ý nghĩa đó, Sớ được dùng rộng rãi trong Phật Giáo như là phương tiện độ sanh cần phải có đối với mọi trường hợp, như trong tác phẩm này có giới thiệu. Đặc biệt, có một loại Sớ Văn gọi là Pháp Đường Sớ (法堂疏) được dùng trong Thiền môn, là văn từ của vị Trưởng Lão Trú Trì của một tự viện nào đó, dùng để khải thỉnh khai đường thuyết pháp.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập