Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bà La Môn »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bà La Môn








KẾT QUẢ TRA TỪ


Bà La Môn:

(s, p: brāhmaṇa, 婆羅門): ý dịch là Tịnh Hạnh (淨行), Tịnh Chí (淨志), Phạm Chí (梵志), là một trong bốn dòng họ của chế độ giai cấp xã hội Ấn Độ ngày xưa, đứng đầu trong bốn giai cấp. Giai cấp này được xem như là sanh ra từ miệng của Phạm Thiên, tụng kinh Phệ Đà, hành lễ tế tự, và chuyên về học vấn. Cuộc đời của vị Bà La Môn trãi qua bốn thời kỳ gồm: thời kỳ phạm hạnh, thời kỳ sống ở nhà, thời kỳ sống trong rừng và thời kỳ đi du hành. Vào khoảng 7-8 tuổi người này đến sống ở nhà của thầy và học tập kinh Phệ Đà cũng giống như nghi lễ cúng tế trong vòng 12 năm, đó gọi là thời kỳ phạm hạnh (tức thời kỳ học sinh). Đến khoảng năm 20 tuổi anh ta trở về nhà, lập gia đình, có con nối dòng dõi, thờ cúng vong linh của các vị thần và ông bà tổ tiên, chuyên tâm vào công việc gia đình. Đó gọi là thời kỳ sống ở nhà. Đến lúc tuổi già vị ấy nhường hết gia sản lại cho đứa con nối dõi rồi vào sống ở trong rừng, chuyên thờ cúng các vị thần, chuyên tu tập thiền định. Đó là thời kỳ sống trong rừng. Sau đó vị ấy từ bỏ tất cả mọi ràng buộc của cuộc đời, rời khỏi cuộc đời, sống một cuộc sống khất thực đi lang thang đó đây. Đó là thời kỳ du hành. Như vậy đối với một vị Bà La Môn cũng có sinh hoạt tại gia và xuất gia. Cho nên vị Bà La Môn xuất gia thì được gọi là Phạm Chí. Những người xuất gia cầu đạo ngoài giai cấp Bà La Môn ra thì được gọi là Sa Môn. Từ này được dùng để phân biệt đối với những người Bà La Môn xuất gia.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Sống thiền


Rộng mở tâm hồn


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...