Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: An Cư »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: An Cư








KẾT QUẢ TRA TỪ


An Cư:

(s: vārṣika, p: vassa, j: ango, 安居): nghĩa là mùa mưa, tiếng gọi tắt của Vũ An Cư (雨安居, An Cư mùa mưa), còn được gọi là Hạ Hành (夏行), Tọa Hạ (坐夏), Tọa Lạp (坐臘), Hạ Lung (夏籠), Hạ Thư (夏書), Hạ Kinh (夏經), Hạ Đoạn (夏斷), Hạ (夏). An nghĩa là làm cho thân tâm ở trạng thái tĩnh chỉ, cư là định trú trong một thời gian nhất định. Trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư tăng không được đi hành hóa các nơi, hơn nữa do vì trong thời gian nầy các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để đừng sát thương các vật đó, hàng đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa Thiền tu học. Do đó mới có tên gọi Nhất Hạ Cửu Tuần (一夏九旬), Cửu Tuần Cấm Túc (九旬禁足), Kiết Chế An Cư (結制安居), Kiết Chế (結制), v.v. Bắt đầu kết chế an cư thì gọi là Kiết Hạ (結夏), khi kết thúc An Cư là Giải Hạ (解夏). Bên cạnh đó, theo quy chế nầy người ta định ra thứ lớp Giới Lạp (戒臘, tức Pháp Lạp hay Hạ Lạp) của tu sĩ. Hạ thứ nhất được gọi là Nhập Chúng (入眾), 5 hạ trở lên là Xà Lê (闍梨), 10 hạ trở lên là Hòa Thượng (和尚). Về thời kỳ kiết hạ thì căn cứ vào sự tình tập trung của các đệ tử mà lập ra 3 thời trước, giữa và sau. Theo luật chế bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 là Trước An Cư, từ ngày 17 đến ngày 15 tháng 5 là Giữa An Cư, và bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 trở đi là Sau An Cư (theo Hành Sự Sao [行事秒], An Cư Sách Tu Thiên [安居策修篇] II). Tuy nhiên, theo thuyết của Huyền Trang (玄奘) thì có sai lệch 1 tháng với quy định trên, nghĩa là lấy ngày 16 tháng 5 làm Trước An Cư, ngày 16 tháng 6 là Sau An Cư, còn Giữa An Cư thì không có (theo Đại Đường Tây Vức Ký [大唐西域記]). Ngoài ra còn có quy chế về An Cư mùa đông. Việc nầy do vì mối quan hệ về khí hậu, phong thổ ở các địa phương Tây Vực, nên người ta tiến hành An Cư mùa đông từ ngày 16 tháng 12 cho đến ngày 15 tháng 3 (theo Đại Đường Tây Vức Ký [大唐西域記], Đỗ Hóa La Quốc [覩貨邏國]). Ở Trung Quốc, các vị tăng tu hành tại hai vùng Giang Tây (江西), Hồ Nam (湖南) thường tập trung lại Kiết Chế An Cư, nên có tên gọi là Giang Hồ Hội (江湖會). Hơn nữa hai thời kỳ an cư Hạ và Đông được áp dụng cũng phát xuất từ Trung Quốc. Ở Nhật, người ta xem lần An Cư của 15 ngôi chùa lớn được tiến hành vào tháng 7 năm thứ 12 (684) thời Thiên Võ Thiên Hoàng (天武天皇, Temmu Tennō) như là lần đầu tiên, từ đó hình thức càng lúc càng thay đổi và quy chế An Cư vẫn còn nghiêm khắc cho đến ngày nay. Đặc biệt trong Thiền Tông lại rất coi trọng về An Cư, thời gian từ ngày 15 tháng 4 đến 15 tháng 7 là Hạ An Cư, và từ ngày 15 tháng 10 cho đến 15 tháng 1 năm sau là Đông An Cư. Hai thời kiết chế an cư mùa đông và mùa hạ vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Như trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄, CBETA No. 1315) quyển 21 có đoạn: “Thánh chế dĩ lâm, thời đương sơ Hạ, u thúy chi nham loan thương thúy, Tất Bát vô sai, sàn viên chi khê cốc thanh linh, Tào Khê phảng phất, xưng nạp tử An Cư chi địa, thật ngô gia cấm túc chi phương, đại sưởng Thiền quan, cự diên trù lữ (聖制已臨、時當初夏、幽邃之巖巒蒼翠、畢缽無差、潺湲之溪谷清泠、曹溪彷彿、稱衲子安居之地、實吾家禁足之方、大敞禪關、巨延儔侶, Phật chế đến kỳ, gặp lúc đầu Hạ, thâm u ấy núi non xanh biếc, linh địa chẳng sai, róc rách kìa suối hang trầm lắng, Tào Khê phảng phất, đúng tu sĩ An Cư thánh địa, thật nhà ta dừng chân quê hương, rộng mở Thiền môn, đón mời bạn lữ).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Gõ cửa thiền


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...