Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: A Viên »»
(陰府): tên gọi khác của Minh Phủ (冥府, xin tham khảo thêm phần Minh Phủ), Âm Ty (陰司), Địa Ngục (地獄). Như trong Tân Tề Hài (新齊諧), phần Trang Minh Phủ (莊明府) củA Viên Mai (袁枚, 1716-1797) nhà Thanh có câu: “Yến tất, Trang tri vi Âm Phủ, nhân vấn chung thân chi sự khả dự tri phủ (宴畢、莊 知爲陰府、因問終身之事可預知否, xong yến tiệc, họ Trang mới biết là Âm Phủ, bèn hỏi chuyện qua đời có thể biết trước được chăng).”
(安然, Annen, 841-915?): học tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, húy là An Nhiên (安然), thông xưng là Ngũ Đại Viện A Xà Lê (五大院阿闍梨), Bí Mật Đại Sư (秘密大師); hiệu là Phước Tập Kim Cang (福集金剛), Chơn Như Kim Cang (眞如金剛); thụy hiệu là A Giác Đại Sư (阿覺大師); xuất thân vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Hồi còn nhỏ, ông theo hầu Viên Nhân (圓仁, Ennin), rồi đến năm 859 thì thọ Bồ Tát giới với vị này. Sau khi Viên Nhân qua đời, ông theo hầu Biến Chiếu (遍照, Henjō) và chuyên tâm nghiên cứu về Mật Giáo cũng như Hiển Giáo. Năm 877, ông nhận được điệp phù cho sang nhà Đường cầu pháp, nhưng việc ông có lên thuyền đi hay không thì có nhiều thuyết khác nhau. Cùng năm đó, ông được trao truyền cho các sở học về Tất Đàm, Kim Cang Giới củA Viên Nhân từ Đạo Hải (道海, Dōkai) và Trường Ý (長意, Chōi). Vào năm 984, ông lại được Biến Chiếu trao truyền cho Thai Tạng (胎藏) cũng như Kim Cang Giới Thọ Vị Quán Đảnh (金剛界授位灌頂), và trở thành Tam Bộ Đô Pháp Truyền Pháp Đại A Xà Lê (三部都法傳法大阿闍梨). Ông dựng nên Ngũ Đại Viện (五大院) ở trên Tỷ Duệ Sơn và sống ở đây chuyên tâm nghiên cứu cũng như trước tác, nên ông được gọi là bậc tiên đức của Ngũ Đại Viện. Trước tác của ông có Bắc Lãnh Giáo Thời Vấn Đáp Sao (北嶺敎時問答抄), Bồ Đề Tâm Nghĩa Lược Vấn Đáp Sao (菩提心義略問答抄), Phổ Thông Thọ Bồ Tát Giới Nghi Quảng Thích (普通授菩薩戒儀廣釋), Bát Gia Bí Lục (八家秘錄), Thai Kim Tô Đối Thọ Ký (胎金蘇對受記), Giáo Thời Tránh Luận (敎時諍論), v.v., tổng cọng hơn 100 bộ. Trong khi đó, theo truyền thuyết về An Nhiên thì đương thời cũng có một nhân vật cùng tên với ông, nhưng người đó đến giữa đời bần cùng đói mà chết. An Nhiên kế thừA Viên Nhân và Viên Trân (圓珍, Enchin), tuyên dương giáo chỉ Viên Mật Nhất Trí của Thiên Thai Tông Nhật Bản, lập nên Giáo Tướng Phán Thích (敎相判釋) của Ngũ Thời Ngũ Giáo (五時五敎) và làm cho Mật Giáo hưng long tột đỉnh.
(北條時宗, Hōjō Tokimune, 1251-1284): người chấp chưởng quyền chính Mạc Phủ Liêm Thương, thông xưng là Tương Mô Thái Lang (相模太郎), con của Thời Lại (時賴, Tokiyori). Năm 1274, ông đánh lui bọn thảo khấu nhà Nguyên và dựng đê phòng ở vùng Bắc Cửu Châu (北九州, Kitakyūshū). Chính ông là người kiến lập rA Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) và mời Phật Quang Tổ Nguyên (佛光祖元, Bukkō Sogen) từ nhà Tống sang làm vị tổ khai sơn chùa này.
(s: Prajñāpāramitā-hṛdaya, t: çes-rah sñiṅ-po bshugs-so, c: Pan-jo-po-lo-mi-to-hsin-ching, j: Hannyaharamittashinkyō, 般若波羅蜜多心經): nói cho đủ là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (摩訶般若波羅蜜多心經), còn gọi là Bát Nhã Đa Tâm Kinh (般若多心經), Bát Nhã Tâm Kinh (般若心經), Tâm Kinh (心經), 1 quyển, hiện còn, Taishō 8, 848, No. 251, Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch vào năm 649 hay 648 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 23 hay 22) nhà Đường. Có 6 dịch bản khác của kinh này:
(1) Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh (摩訶般若波羅蜜大明呪經), do Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch.
(2) Bát Nhã Ba La Mật Đa Na Đề Kinh (般若波羅蜜多那提經), do Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727) dịch.
(3) Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), do Bát Nhã (s: Prajñā, 般若, 734-?), Lợi Ngôn (利言, khoảng thế kỷ thứ 8) dịch.
(4) Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (普遍智藏般若波羅蜜多心經), do Pháp Nguyệt (s: Dharmacandra, 法月, 653-743) dịch.
(5) Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), do Trí Huệ Luân (智慧輪) dịch.
(6) Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (聖佛母般若波羅蜜多心經), do Thí Hộ (s: Dānapāla, 施護, khoảng thế kỷ thứ 10) dịch.
Nếu so sánh các bản trên, bản dịch của Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập được lưu truyền rộng rãi nhất. Phạn bản của kinh này hiện còn ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji) của Nhật Bản; năm 1884 F. Max Müller và Bunyū Nanjō (文雄南條) đã cùng hiệu đính, xuất bản; đến năm 1894 nó được dịch sang Anh ngữ. Ngoài ra, vào năm 1864, học giả người Anh là Beal Samuel cũng đã dịch sang Anh ngữ bản dịch của Huyền Trang. Nếu so bản tiếng Sanskrit và bản Hán dịch của Huyền Trang, chúng có nội dung tương đồng. Còn bản được phát hiện ở thạch động Đôn Hoàng là tư liệu rất quý trọng đối với giới học thuật. Về phần chú sớ của kinh này cũng có rất nhiều bản, trong đó quan trọng nhất là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Tán (般若波羅蜜多心經幽贊) của Khuy Cơ (窺基, 632-682), Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Tán (般若波羅蜜多心經贊) củA Viên Trắc (圓測, 613-696), Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ (般若波羅蜜多心經略疏) của Pháp Tạng (法藏, 643-712), và Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ (般若波羅蜜多心經疏) của Huệ Tịnh (慧淨, 578-?), v.v.
(七祖, Shichiso): tùy theo mỗi tông phái mà tên gọi các vị Tổ khác nhau.
(1) Bảy vị Tổ của Liên Xã thuộc Tịnh Độ Giáo Trung Quốc là Huệ Viễn (慧遠) ở Lô Sơn (盧山), Thiện Đạo (善導), Thừa Viễn (承遠), Pháp Chiếu (法照), Thiếu Khang (少康), Diên Thọ (延壽) và Tỉnh Thường (省常).
(2) Bảy vị Tổ Hoa Nghiêm là Mã Minh (馬明), Long Thọ (龍樹), Đỗ Thuận (杜順), Trí Nghiễm (智儼), Pháp Tạng (法藏), Trừng Quán (澄觀), và Tông Mật (宗密).
(3) Bảy vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông là Đại Nhật Như Lai (大日如來), Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不空) và Huệ Quả (惠果). Nếu thêm Không Hải (空海, Kūkai) vào trong bảy vị này thì thành tám vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông.
(4) Bảy vị Tổ tương thừa của Chơn Ngôn Tông theo Thân Loan là Long Thọ (龍樹), Thế Thân (世親), Đàm Loan (曇鸞), Đạo Xước (道綽), Thiện Đạo (善導), Nguyên Tín (源信) và Pháp Nhiên (法然). Tại các Tự Viện của Chơn Tông, một bên thờ hình Thánh Đức Thái Tử, còn bên kia thờ bảy vị cao tăng này.
(碧巖錄, Hekiganroku): 10 quyển, trước tác do Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) biên tập lại bản Tụng Cổ Bách Tắc (頌古百則) mà Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯) đã từng thuyết giảng khắp nơi, được san hành vào năm thứ 4 (1300) niên hiệu Đại Đức (大德), gọi đủ là Phật Quả Viên Ngộ Thiền Sư Bích Nham Lục (佛果圜悟禪師碧巖錄, Bukkaengozenjihekiganroku) hay còn gọi là Bích Nham Tập (碧巖集, Hekiganshū). Tên bộ này phát xuất từ bức ngạch nơi Giáp Sơn Linh Tuyền Thiền Viện (夾山靈泉禪院) mà Khắc Cần đã từng trú trì. Mỗi tắc công án được hình thành bởi các phần như Thùy Thị (垂示, lời tựa), Bổn Tắc (本則, công án); Bình Xướng (評唱) đối với Bổn Tắc, Tụng Cổ (頌古) và Bình Xướng đối với Tụng Cổ. Bổn Tắc và Tụng Cổ thì thuộc về phần của Tuyết Đậu Trùng Hiển, vốn là người được xem như là vị tổ thứ 3 của Vân Môn Tông, các Tụng Cổ của ông rất phong phú về tính chất văn học có truyền thống, cho nên được rất nhiều người ưa chuộng. Việc Khắc Cần tiến hành giảng nghĩa bộ này cũng là nhằm đáp ứng trào lưu đương thời. Bản Tụng Cổ Bách Tắc của Tuyết Đậu Trùng Hiển vừa hàm chứa sự châm biếm, mà cũng thể hiện tràn đầy niềm yêu thương đối với các bậc Thiền sư ngày xưa. Viên Ngộ đã thêm vào đó những lời giáo giới cho hàng đệ tử mình cũng như những giai thoại trong lịch sử Thiền Tông mà người tu hành cần phải khắc cốt ghi tâm bằng các câu Thùy Thị và Bình Xướng. Đối ứng với Bổn Tắc và Tụng Cổ, Viên Ngộ đã thêm vào lời phê bình cay chua dưới hình thức gọi là Trước Ngữ, cho nên ba nhân vật là Thiền giả xuất hiện trong công án, cùng Tuyết Đậu và Viên Ngộ, vốn có các tánh khác nhau, đã được nối kết lại với nhau, và đây là tác phẩm rất hy hữu mang âm hưởng về mối quan hệ căng thẳng chồng chất lên nhau. Chính vì lẽ đó, khi tác phẩm này xuất hiện, đã được người đời tuyên truyền ngay lập tức, nhưng tương truyền đệ tử củA Viên Ngộ là Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) lại cho rằng nó có hại cho người tu hành nên ông cho tập trung tất cả ấn bản rồi đem đốt hết. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tác phẩm này quá to lớn, một số tập công án khác có hình thức tương tợ như vậy lại thay nhau ra đời như Tùng Dung Lục (從容錄, năm 1224, Tụng Cổ của Hoằng Trí Chánh Giác [宏智正覺], bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú [萬松行秀]), Không Cốc Tập (空谷集, năm 1285, Tụng Cổ của Đầu Tử Nghĩa Thanh [投子義清], trước ngữ của Đơn Hà Tử Thuần [丹霞子淳], và bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân [林泉從倫]), Hư Đường Tập (虛堂集, Tụng Cổ của Đơn Hà Tử Thuần, bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân), v.v. Thiền của Nhật Bản là sự di nhập của Thiền nhà Tống, cho nên Bích Nham Lục cũng được xem như là "thư tịch số một của tông môn", được đem ra nghiên cứu, giảng nghĩa, và từ thời Nam Bắc Triều trở đi thỉnh thoảng có khai bản ấn hành. Ngoài ra, Viên Ngộ Khắc Cần còn có trước tác Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục (佛果圜悟擊節錄, Niêm Cổ của Tuyết Đậu Trùng Hiển, trước ngữ và bình xướng củA Viên Ngộ Khắc Cần) và nó cũng được lưu hành rộng rãi. Còn Thỉnh Ích Lục (請益錄, năm 1230, Niêm Cổ của Hoàng Trí Chánh Giác, trước ngữ và bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú) là bản mô phỏng theo tác phẩm Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục này. Bản Bích Nham Lục hiện tồn là bản do Trương Minh Viễn (張明遠) nhà Thục san hành vào năm thứ 4 niên hiệu Đại Đức (大德), có khác với Tụng Cổ Bách Tắc về thứ tự của các tắc công án. Tại Nhật Bản, Bản Ngũ Sơn cũng là bản khắc lại nguyên hình bản của Trương Minh Viễn. Tuy nhiên, trong bản này có lời hậu tựa của Quan Vô Đảng (關無黨) ghi năm thứ 7 (1125) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), và lời tựa của Phổ Chiếu (普照) ghi năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), chúng ta biết được rằng trước đó đã có san hành rồi. Như trong lời hậu tựa của Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) có đoạn: “Ngu trung Trương Minh Viễn, ngẫu hoạch tả bản hậu sách, hựu hoạch Tuyết Đường san bản cập Thục bản, hiệu đính ngoa suyễn, san thành thử thư (嵎中張明遠、偶獲寫本後册、又獲雪堂刊本及蜀本、校訂訛舛、刊成此書, Trương Minh Viễn tình cờ có được quyển sau của tả bản trong hẽm núi, lại có thêm san bản của Tuyết Đường và bản nhà Thục, bèn hiệu đính những chỗ sai lầm, in thành sách này)” và san bản của Tuyết Đường Đạo Hạnh (雪堂道行) cũng nói lên vấn đề trên.
(辨長, Benchō, 1162-1238): vị Tăng của Tịnh Độ Tông, sống vào khoảng đầu và giữa thời kỳ Liêm Thương, trú trì đời thứ 2 của Thanh Tịnh Hoa Viện (清淨華院), Tổ khai sơn Thiện Đạo Tự (善導寺), Tổ của Dòng Trấn Tây (鎭西流); húy là Biện Trường (辨長), thông xưng là Trấn Tây Thượng Nhân (鎭西上人), Khủng Tử Thượng Nhân (筑紫上人), Thiện Đạo Tự Thượng Nhân (善導寺上人), Nhị Tổ Thượng Nhân (二祖上人); hiệu là Thánh Quang Phòng (聖光房), Biện A (辨阿), thụy hiệu là Đại Thiệu Chánh Tông Quốc Sư (大紹正宗國師); xuất thân vùng Hương Nguyệt (香月), Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]); con của Cổ Xuyên Đàn Chánh Tả Vệ Môn Tắc Mậu (古川彈正左衛門則茂). Ông theo thọ pháp với Thường Tịch (常寂) ở Minh Tinh Tự (明星寺) vùng Trúc Tiền, rồi học giáo học Thiên Thai trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Năm 1193, ông bôn ba tận lực tái kiến ngôi tháp 3 tầng ở đây. Rồi đến năm 1197, ông lên kinh đô Kyoto để đặt làm tượng thờ cho ngôi tháp này, nhờ vậy ông gặp Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên), được vị này khai hóa và từ đó ông chuyển sang pháp môn Niệm Phật. Đến năm 1204, ông trở về cố hương; rồi vào năm 1228, ông chuyên tu pháp môn Biệt Thời Niệm Phật (別時念佛) ở Vãng Sanh Viện (徃生院) vùng Phì Hậu (肥後, Higo), viết cuốn Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn (末代念佛授手印) và lập nên huyết mạch của Tịnh Độ Tông. Về sau, ông đi bố giáo khắp các địa phương vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū); lấy Thiện Đạo Tự ở vùng Trúc Hậu (筑後, Chikugo) làm đạo tràng căn bản để tạo cơ sở phát triển. Trước tác của ông để lại cho hậu thế có Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn 1 quyển, Tịnh Độ Tông Yếu Tập (淨土宗要集) 6 quyển, Triệt Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (徹選擇本願念佛集) 2 quyển, Niệm Phật Danh Nghĩa Tập (念佛名義集) 3 quyển, v.v.
(評唱, Hyōshō, giảng bình): có nghĩa là phê phán một cách công bình từng câu hỏi câu trả lời trong các Cổ Tắc Công Án của cổ nhân, tự mình thêm vào ý kiến của mình và xướng hòa theo. Trong Tùng Dung Lục (從容錄) của Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) có những lời bình xướng như vậy, còn trong Bích Nham Lục (碧巖錄) củA Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) cũng có bình xướng như vậy.
(s: Bodhidharma, 菩提達磨, ?-495, 346-495, ?-528, ?-536): xưa kia người ta viết chữ Ma là 摩, nhưng về mặt truyền thống thì viết là 磨. Các học giả Cận Đại thì viết là 磨, khi xem Đại Sư như là vị Tổ sư; còn viết là 摩 khi xem như là nhân vật lịch sử. Theo hệ thống truyền đăng của Thiền Tông, Đại Sư là vị Tổ thứ 28 của Tây Thiên (Ấn Độ), và là sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa. Những truyền ký về Đạt Ma thì xưa nay đều y cứ vào bản Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, năm 1004) cũng như Bồ Đề Đạt Ma Chương (菩提達磨章); nhưng theo những nghiên cứu gần đây, người ta có khuynh hướng cấu thành truyền ký về ông dựa trên những tư liệu xưa hơn hai tư liệu vừa nêu trên. Tư liệu về Đạt Ma Truyện thì có nhiều loại như Lạc Dương Già Lam Ký (洛陽伽藍記, năm 547), Đàm Lâm Nhị Chủng Nhập (曇琳二種入, khoảng năm 600), Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳, năm 645), Truyền Pháp Bảo Ký (傳法寳記, khoảng năm 712), Lăng Già Sư Tư Ký (楞伽師資記, khoảng năm 713, 716), Lịch Đại Pháp Bảo Ký (歷代法寳記, khoảng năm 774), Bảo Lâm Truyện (寳林傳, năm 801), Tổ Đường Tập (祖堂集, năm 952), v.v. Thông qua Bảo Lâm Truyện từ đó các ký lục của Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記, năm 1061), v.v., được hình thành. Lại nữa, chúng ta cần phải lưu ý đến những văn bản như Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ (內證佛法相承血脈譜, năm 819) của Tối Trừng (最澄, Saichō), Bồ Đề Đạt Ma Nam Tông Định Thị Phi Luận (菩提達摩南宗定是非論, năm 732), Vấn Đáp Tạp Chưng Nghĩa (問答雜徴義) của Thần Hội (神會), rồi Thiền Môn Sư Tư Tương Thừa Đồ (禪門師資相承圖), Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự (禪源諸詮集都序), Viên Giác Kinh Đại Sớ Sao (圓覺經大疏鈔) của Tông Mật (宗密). Từ đó, xét về tiểu sử của Đạt Ma, ta thấy rằng Đại Sư sanh ra ở nước Ba Tư (波斯) hay Nam Thiên Trúc (南天竺). Theo như tài liệu mới thành lập sau này cho thấy rằng ông là người con thứ 3 của quốc vương nước này. Ông kế thừa dòng pháp của Bát Nhã Đa La (s: Prajñātara, 般若多羅), rồi sau đó sang Trung Quốc. Bảo Lâm Truyện thì cho rằng ông đến Quảng Châu (廣州) vào ngày 21 tháng 9 năm thứ 8 (527) niên hiệu Phổ Thông (普通) nhà Lương. Bản ghi rõ ngày tháng thì có Bảo Lâm Truyện này, nhưng đời sau lại có khá nhiều dị thuyết xuất hiện. Sự việc vua Lương Võ Đế (武帝, tại vị 502-549) xuất hiện trong câu chuyện Đạt Ma, lần đầu tiên được tìm thấy trong Nam Tông Định Thị Phi Luận và Vấn Đáp Tạp Chưng Nghĩa; còn các tư liệu trước đó thì không thấy. Câu trả lời “vô công đức (無功德, không có công đức)” của Đạt Ma đối với vua Lương Võ Đế, mãi cho đến bản Tổ Đường Tập mới thấy xuất hiện. Về sau, Đạt Ma đến tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺), ngồi xoay mặt vào vách tường suốt 9 năm trường. Còn câu chuyện Huệ Khả (慧可) tự mình chặt tay giữa lúc tuyết rơi rồi dâng lên cho Đạt Ma để cầu pháp, lần đâu tiên được ghi lại trong Lăng Già Sư Tư Ký; nhưng Tục Cao Tăng Truyện thì lại cho rằng Huệ Khả gặp bọn cướp giữa đường và bị chặt tay. Môn nhân của Đạt Ma có 4 nhân vật nổi tiếng là Đạo Dục (道育), Huệ Khả (慧可), Ni Tổng Trì (尼總持) và Đạo Phó (道副). Đại Sư có trao truyền cho Huệ Khả 4 quyển Kinh Lăng Già, y Ca Sa, và bài kệ phú pháp. Bài này được ghi lại trong Bảo Lâm Truyện. Bản Lạc Dương Già Lam Ký có ghi rằng lúc khoảng 150 tuổi, Đạt Ma tán thán cảnh sắc hoa mỹ của chốn già lam Vĩnh Ninh Tự (永寧寺), rồi xướng danh hiệu Nam Mô, chấp tay mà thị tịch. Còn việc Đạt Ma bị giết chết bằng thuốc độc có ghi lại trong Truyền Pháp Bảo Ký. Trong Lịch Đại Pháp Bảo Ký có đề cập rằng Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支) và Quang Thống Luật Sư (光統律師, tức Huệ Quang [慧光]) đã trãi qua 6 lần bỏ thuốc độc hại Đạt Ma. Về năm Ngài thị tịch, Bảo Lâm Truyện có ghi là vào ngày mồng 5 tháng 12 năm Bính Thìn (536), đời vua Hiếu Minh Đế (孝明帝, tại vị 515-528) nhà Hậu Ngụy. Trong khi đó, bản bia minh của Huệ Khả thì ghi ngày mồng 5 tháng 12 năm thứ 2 (536) niên hiệu Đại Đồng (大同). Bản Tổ Đường Tập thì ghi là năm thứ 19 (495) niên hiệu Thái Hòa (太和); và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục thì ghi là ngày mồng 5 tháng 10 cùng năm trên; hưởng thọ 150 tuổi. Ngài được an táng tại Hùng Nhĩ Sơn (熊耳山), nhưng theo vị sứ nhà Đông Ngụy là Tống Vân (宋雲), ông gặp Đạt Ma ở Thông Lãnh (葱嶺) đang quảy một chiếc hài đi về hướng Tây; nên khi trở về nước, ông cho mở quan tài ra để xem hư thực, mới phát hiện bên trong quan tài chỉ còn lại một chiếc hài mà thôi. Tương truyền vua Võ Đế soạn bài bia minh tháp. Vua Đại Tông ban cho Đạt Ma thụy hiệu là Viên Giác Đại Sư (圓覺大師); trong bản văn tế của Chiêu Minh Thái Tử (昭明太子) thì gọi là Thánh Trụ Đại Sư (聖胄大師). Những soạn thuật của Đại Sư được lưu truyền cho đến nay có Nhị Chủng Nhập (二種入), Tâm Kinh Tụng (心經誦), Phá Tướng Luận (破相論), An Tâm Pháp Môn (安心法門), Ngộ Tánh Luận (悟性論), Huyết Mạch Luận (血脈論), được thâu tập thành bản gọi là Thiếu Thất Lục Môn (少室六門). Còn trong Thiền Môn Nhiếp Yếu (禪門攝要) của Triều Tiên có thâu lục Huyết Mạch Luận, Quán Tâm Luận (觀心論), Tứ Hành Luận (四行論). Sau này trong các văn bản được khai quật ở động Đôn Hoàng (敦煌) còn có Nhị Nhập Tứ Hành Luận (二入四行論), Tạp Lục (雜錄), Tuyệt Quán Luận (絕觀論), Vô Tâm Luận (無心論), Chứng Tâm Luận (證心論), Đạt Ma Thiền Sư Quán Môn (達磨禪師觀門), Đạt Ma Thiền Sư Luận (達磨禪師論), v.v. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phần nhiều đó là những trước tác của chư Tổ sư khác nhưng lại lấy tên Đạt Ma; và người ta cũng công nhận rằng trước tác của Đạt Ma chỉ là Nhị Chủng Nhập mà thôi. Nếu căn cứ vào bản này, ta thấy rằng tư tưởng của Đạt Ma là Tứ Như Thị (四如是, bốn điều như vậy) và Nhị Nhập Tứ Hạnh (二入四行). Tứ Như Thị là Như Thị An Tâm (如是安心), Như Thị Phát Hạnh (如是發行), Như Thị Thuận Vật (如是順物) và Như Thị Phương Tiện (如是方便). Nhị Nhập là Lý Nhập (理入) và Hạnh Nhập (行入). Còn Tứ Hạnh là 4 yếu tố được hình thành từ Hạnh Nhập. Tâm yếu làm cơ sở cho Thiền pháp của Đạt Ma được xem như là y cứ vào 4 quyển Kinh Lăng Già; nhưng đó không phải là văn bản giải thích về mặt học vấn của kinh này, mà nhằm nhấn mạnh việc cần phải lấy trọn tinh thần kinh. Theo Tục Cao Tăng Truyện, giới Phật Giáo đương thời rất chú trọng đến nghiên cứu, giảng diễn kinh luận; trong khi đó, Đạt Ma thì lại cổ xúy Thiền mang tính thật tiễn của cái gọi là “không vô sở đắc (空無所得, không có cái gì đạt được)”; cho nên ông bị học giả lúc bầy giờ phê phán mãnh liệt. Từ đó, các thuật ngữ như giáo ngoại biệt truyền (敎外別傳), bất lập văn tự (不立文字), dĩ tâm truyền tâm (以心傳心), kiến tánh thành Phật (見性成佛), v.v., được thành lập. Thời đại thay đổi cho đến thời Lục Tổ Huệ Năng (慧能) trở về sau, những thuật ngữ này trở nên rất thịnh hành, thông dụng; vậy ta có thể khẳng định rằng manh nha của chúng vốn phát xuất từ thời Đạt Ma.
(菩提寺, Bodai-ji): còn gọi là Đàn Na Tự (檀那寺), Đán Na Tự (旦那寺), Bồ Đề Sở (菩提所), Hương Hoa Viện (香花院). Đối với Phật Giáo Nhật Bản, Bồ Đề Tự chỉ cho ngôi tự viện cầu nguyện siêu độ, hoặc chỉ cho ngôi chùa có các ngôi mộ của tổ tiên qua các đời, là ngôi chùa chuyên lo việc tống táng, cúng dường làm phước thiện cho một gia tộc đã quy y từ đời này sang đời khác.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập